Công văn 8724/BKHĐT-QLKTTW năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 8724/BKHĐT-QLKTTW
Ngày ban hành 24/10/2017
Ngày có hiệu lực 24/10/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Tống Quốc Đạt
Lĩnh vực Thương mại

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8724/BKHĐT-QLKTTW
V/v báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân Tỉnh Đin Bn

Ngày 21/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Nghị quyết 27/NQ-CP). Tại Nghị quyết 27/NQ-CP, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tng công ty nhà nước báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý cơ quan báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP (theo đề cương đính kèm).

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 20/11/2017.

Mọi thông tin xin liên hệ anh Đào Xuân Tùng Anh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Điện thoại: 01669565506, email: tunganh@mpi.gov.vn

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để b/c);
- Lưu: VT, QLKTTW
.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG





Tống Quốc Đạt

 

NỘI DUNG

ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Công văn số: 8724/BKHĐT-QLKTTW ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

I. TÌNH HÌNH TCHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 27/NQ-CP

Báo cáo chung về việc ban hành chương trình hành động và tổ chức thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRC THUC TRUNG ƯƠNG TẠI NGHỊ QUYẾT 27/NQ-CP

Đề nghị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo theo các nhóm nhiệm vụ dưới đây (được nêu tại Nghị quyết 27/NQ-CP) do địa phương chủ trì hoặc phối hợp thực hiện.

1. Đẩy mạnh cấu lại doanh nghiệp nhà nước

- Rà soát, tập hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền trước tháng 6 năm 2017 về các dự án thua l kéo dài, không có khả năng phục hồi; thực hiện xử lý theo thẩm quyền, kể cả giải pháp phá sản và hoàn thành xử lý trước tháng 6 năm 2018.

- Tập hợp, trước tháng 6 năm 2017 công bố đầy đủ danh mục doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ trên 50% sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm kế hoạch và lộ trình thoái vốn hàng năm đảm bảo hoàn thành thoái vốn trước năm 2019.

- Hoàn thành việc chuyển giao các doanh nghiệp thuộc diện chuyn giao về SCIC trước tháng 12 năm 2017.

- Thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cphiếu ln đu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ đ thay đi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

2. Tiếp tục cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công

Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế đquản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công.

3. Đy mạnh cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đảm bảo phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và tạo vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Rà soát, điều chỉnh diện tích đất trồng lúa ở mức hợp lý, chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kim chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh tsản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; xây dựng chương trình phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam. Đng thời tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thúc đy toàn diện việc áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường các nông sản áp dụng VietGAP.

- Nghiên cứu sửa đổi các biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, góp phần tạo việc làm và chuyn đi cơ cấu lao động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

[...]