Công văn 86/BGDĐT-GDTX năm 2019 về hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành

Số hiệu 86/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành 08/01/2019
Ngày có hiệu lực 08/01/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/BGDĐT-GDTX
V/v hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đ giúp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) có căn cứ xác định đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí thành phố học tập dành cho Việt Nam (gửi kèm công văn) và hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Lợi ích, trách nhiệm khi tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Việc tham gia vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO sẽ giúp các thành phố thuận lợi hơn trong việc trao đổi ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm với các thành phố thành viên khác trên toàn thế giới; được tiếp cận với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo dục của UNESCO; cũng như có cơ hội cập nhật kiến thức và thực tiễn tại các hội thảo, hội nghị học tập toàn cầu của UNESCO. Bên cạnh đó, các thành phố thành viên còn có cơ hội phấn đấu danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO”. Danh hiệu này sẽ nâng cao uy tín và sự công nhận của cộng đồng quốc tế cũng như gia tăng khả năng thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, sự thịnh vượng và phát triển bền vững của chính thành phố đó.

Khi tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, lãnh đạo thành phố có trách nhiệm cam kết sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền thành phố và huy động nguồn lực từ các bên liên quan để thúc đy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; chỉ đạo triển khai các nội dung, hoạt động liên quan trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng thành phố học tập; đồng thời, tham dự các hội nghị quốc tế về xây dựng Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu do UNESCO tổ chức.

2. Quy trình và hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Các thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng theo các tiêu chun, tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chí thành phố học tập dành cho Việt Nam (Bộ tiêu chí) để xác định mức độ đã đạt được và khả năng sẽ đạt được của từng tiêu chí, trên cơ sở đó, nghiên cứu, xem xét và quyết định đăng ký tham gia vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.

Hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO (theo mẫu gửi kèm) và gửi về các địa chỉ sau:

- Văn phòng UNESCO Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về xây dựng thành phố học tập;

- Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam để ký bảo lãnh đăng ký tham gia và phê chuẩn đơn gửi đơn đến Viện Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) để UIL xem xét, chấp nhận trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục thường xuyên; địa chỉ: số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội);

- Nhóm điều phối Hệ thống học tập toàn cầu UNESCO tại UIL theo địa chỉ thư điện tử: learningcities@unesco.org.

3. Những nội dung cần thực hiện trong xây dựng thành phố học tập

Sau khi trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, các thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

a) Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thành phố học tập (Trưởng ban là lãnh đạo thành phố, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố).

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng thành phố học tập.

c) Xây dựng ban hành kế hoạch tổng thể và lộ trình để thực hiện xây dựng thành phố học tập phù hợp với các tiêu chí của Bộ tiêu chí và điều kiện của thành phố. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố thực hiện triển khai các nội dung của kế hoạch.

d) Chỉ đạo việc bố trí kinh phí ngân sách hàng năm của thành phố để triển khai các nội dung, hoạt động trong kế hoạch đã đề ra; đồng thời, huy động sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân nhằm thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng thành phố học tập.

e) Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng thành phố học tập của thành phố. Cuối năm, xây dựng báo cáo đánh giá sự tiến bộ của các tiêu chí, trong đó tập trung vào việc phân tích các tiêu chí còn chưa đạt, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng thành phố học tập của thành phố.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương liên hệ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTgCP Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- TƯ Hội Khuyến học Việt Nam (để ph/h);
- UBQG UNESCO Việt Nam (để ph/h);
- Văn phòng UNESCO Hà Nội (đ
ph/h);
- Các sở GDĐT (để th/h);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỌC TẬP Ở VIỆT NAM

(Kèm theo Công văn số 86/BGDĐT-GDTX ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ GDĐT)

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Chỉ số

Nguồn dữ liệu

Số liệu thống kê hoặc kết quả khảo sát/đánh giá

1. Những lợi ích to lớn của việc xây dựng thành phố học tập

1.1. Phát huy sự tham gia tích cực của cá nhân và thúc đẩy gắn kết xã hội

1.1.1. Bảo đảm xóa mù chữ cơ bản vững chắc

Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 đạt 95%

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

Số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại là 90%

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

1.1.2. Khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động chung của khu dân cư/thành phố

70% công dân tham gia vào các hoạt động chung của tổ dân phố/thành phố

Kết quả khảo sát (hoặc tổ trưởng tổ dân phố cung cấp)

%

1.1.3. Bảo đảm bình đẳng giới

Bảo đảm 50% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể của thành phố có nữ tham gia quản lý

Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND

%

Bảo đảm tỷ lệ cân bng giữa nam và nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT/Phòng Nội vụ thành phố cung cấp

%

1.2.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa bền vững

1.2.1. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững năm sau cao hơn năm trước

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người gấp 1,5 lần so với GDP của cả nước

Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND

%

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều không quá 10%

Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND/Phòng LĐ-TB&XH

Hộ nghèo

%

Hộ cận nghèo

%

1.2.2. Tạo cơ hội việc làm cho mọi công dân

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (theo quy định hiện hành) không quá 5%

Số liu chính thức do Phòng LĐ-TB&XH thành phố cung cấp

Nam

%

Nữ

%

Tổng

%

1.2.3. Khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, vui chơi-giải trí và thể dục-thể thao

50% dân cư thường xuyên tham gia vào hoạt động văn hóa-văn nghệ, vui chơi-giải trí và thể dục-thể thao

Số liệu chính thức do Phòng VH&TT hoặc từ kết quả khảo sát

%

1.2.4. Tăng cường đầu tư và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất

Số lượng kinh phí cho các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tăng so với năm trước

Số liệu chính thức do Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc từ kết quả khảo sát

%

Số sản phẩm nghiên cứu khoa học (được chuyển giao công nghệ/thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) và sản phẩm đăng ký giải pháp hữu ích/sáng chế được thực hiện tăng so với năm trước

Số liệu chính thức do Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc từ kết quả khảo sát

Tăng

Giảm

 

 

1.3. Thúc đẩy phát triển bền vững

1.3.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực của kinh tế và các hoạt động khác của con người đối với môi trường tự nhiên

Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60%

Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp

%

70% đường phố đạt yêu cầu xanh, sạch, đẹp

Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp

%

Lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính giảm so với năm trước

Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp

Tăng

Giảm

 

 

1.3.2. Cải thiện điều kiện sống của thành phố

Tỷ lệ dân cư sống ở các khu nhà tạm không quá 5%

Số liệu chính thức do Phòng Quản lý đô thị/Phòng LĐ-TB&XH cung cấp

%

Số v tai nn giao thông giảm so với năm trước

Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp

Tăng

Giảm

 

 

Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng được cải thiện

Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp

Tăng

Giảm

 

 

Tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tăng hàng năm

Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp

Tăng

Giảm

 

 

100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Số liệu chính thức do Phòng Y tế thành phố cung cấp

%

100% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Quốc gia

Số liệu chính thức do Phòng Y tế thành phố cung cấp

%

2. Các trụ cột chính của một thành phố học tập

2.1. Thúc đẩy giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân

2.1.1. Mở rộng khả năng tiếp cận đối với dịch vụ chăm sóc và giáo dục mầm non

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp

Số trẻ em 5 tuổi đến lớp, hoàn thành chương trình giáo dục mầm non

Nam

Trẻ

Nữ

Trẻ

Tổng

Trẻ

Tỷ lệ

%

2.1.2. Mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp

Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1

Nam

Trẻ

Nữ

Trẻ

Tổng

Trẻ

Tỷ lệ

%

Số trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học

Nam

Trẻ

Nữ

Trẻ

Tổng

Trẻ

Tỷ lệ

%

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3

Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp

Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở

Nam

Người

Nữ

Người

Tổng

Người

Tỷ lệ

%

Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp

Nam

Người

Nữ

Người

Tổng

Người

Tỷ lệ

%

2.1.3. Mở rộng khả năng tiếp cận và tham gia vào giáo dục đại học

Số thanh niên từ 18 đến 24 tuổi được tiếp cận giáo dục đại học đạt 35% trở lên

Số liệu chính thức do UBND thành phố/Phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.1.4. Mở rộng khả năng tiếp cận và tham gia vào giáo dục người lớn, giáo dục đào tạo kỹ thuật và nghề

Số người từ 25 đến 60 tuổi có tham gia học tập/đào tạo đạt 50% trở lên

Số liệu chính thức do UBND thành phố/Phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.1.5. Hỗ trợ các nhóm đối tượng thiệt thòi được học tập

Số trẻ thuộc nhóm đối tượng thiệt thòi được học hòa nhập trong các cơ sở giáo dục đạt 70% trở lên

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp hoặc kết quả đánh giá của chuyên gia

%

2.2. Đổi mới học tập trong gia đình và cộng đồng

2.2.1. Xây dựng môi trường học tập trong cộng đồng

Số xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả (theo tiêu chí hiện hành) đạt 50% trở lên

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

Số xã, phường đều có thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ hoạt động hiệu quả (theo tiêu chí hoặc quy định hiện hành) đạt 50% trở lên

Số liệu chính thức do Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố cung cấp

%

2.2.2. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình và cộng đồng

Số gia đình đạt "Gia đình học tập" đạt 90% trở lên

Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp

%

Số thôn/bản/p/tổ dân phố đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập" đạt 80% trở lên

Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp

%

Số cơ sở thuộc xã quản lý (Cơ quan/Trường học/Đơn vị/Doanh nghiệp/Lực lượng vũ trang ...) đạt danh hiệu "Đơn vị học tập" đạt 50% tr lên

Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp

%

Hàng năm có tối thiểu 70% số xã/phường/thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ loại Khá trở lên (theo quy định tại Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT)

Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.3. Tạo điều kiện thuận li cho người lao động học tập tại nơi làm việc và học tập vì công việc

2.3.1. Đảm bảo tất cả người lao động đều có cơ hội học tập dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau

Tỷ lệ người lao động được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đạt 80% tr lên, trong đó có 1/2 là nữ.

Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố/Liên đoàn lao động thành phố cung cấp

Người lao động được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề

%

Người lao động nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề

%

2.3.2. Khuyến khích các chủ lao động và các công đoàn hỗ trợ việc học tập tại nơi làm việc

Doanh nghiệp có khoản ngân sách để hỗ trợ người lao động được học tập tại nơi làm việc

Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố/Liên đoàn lao động thành phố cung cấp

Khu vực nhà nước

%

Khu vực tư nhân

%

2.3.3. Cung cấp các cơ hội học tập phù hợp cho thanh niên và người lớn thất nghiệp

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp không quá 3% so tổng số thanh niên trong độ tuổi 15-24

Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố cung cấp

%

Tỷ lệ người thất nghiệp được tham gia các chương trình đào tạo việc làm khác nhau đạt 50% trở lên

Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố cung cấp

%

2.4. Mở rộng việc sử dụng các công nghệ học tập hiện đại

2.4.1. Đào tạo các nhà quản lý, giáo viên và nhà giáo dục sử dụng các công nghệ thúc đẩy học tập

100% cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên được tập huấn về công nghệ thông tin

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

Trường học

%

Các không gian học tập tại cộng đồng

%

Toàn thành phố được phủ sóng wifi miễn phí

Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT

5 Xuất sc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

100% nhà trường chính quy và cơ sở giáo dục thường xuyên được trang bị máy tính có nối mạng internet

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

80% giáo viên sử dụng CNTT trong giảng dạy ở nhà trường và ở các địa điểm học tập cộng đồng

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.4.2. Tăng khả năng tiếp cận của công dân đối với các công cụ và các chương trình học tập CNTT

70% người dân sử dụng điện thoại di động

Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT

%

60% người dân sử dụng internet tại gia đình hoặc tại nơi công cộng

Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT

%

2.5. Nâng cao chất lượng học tập

2.5.1. Đẩy mạnh đổi mới trong giáo dục và học tập

100% trường phổ thông có thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và thực hiện dự án khoa học kỹ thuật gắn với thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình GDPT hiện hành

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

50% trong tổng số người đã tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề cơ bản cần thiết tối thiểu trong cuộc sống

 

%

2.5.2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo, đạt chuẩn

100% cán bộ quản lý trường học và giáo viên đạt chuẩn theo quy định.

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.5.3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện

100% người học hài lòng với môi trường học tập của mình

Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp

%

2.6. Thúc đẩy văn hóa học tập trong suốt cuộc đời

2.6.1. Tổ chức các sự kiện nhằm khuyến khích việc học

Có tổ chức các sự kiện và sử dụng tất cả các phương tin thông tin để tuyên truyền về học tập suốt đời

Báo cáo của phòng GDĐT thành phố cung cấp

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

2.6.2. Hỗ trợ mọi công dân được học tập dưới nhiều hình thức khác nhau

Người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và các cơ hội đa dạng để tham gia học tập suốt đời

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng thành phố học tập

3.1. Củng cố ý chí chính trị và cam kết mạnh mẽ

3.1.1 Sự cam kết xây dựng "Thành phố học tập" của lãnh đạo

Cấp ủy và chính quyền thành phố có quyết tâm và cam kết mạnh mẽ đối với việc đầu tư xây dựng thành phố học tập

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.1.2 Hoạch định và triển khai chiến lược thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người

Thành phố ban hành các văn bản, chính sách và chiến lược thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.1.3. Giám sát tiến độ xây dựng thành phố học tập

Có biện pháp quản lý, giám sát, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc xây dựng thành phố học tập theo định kỳ

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.2. Tăng cường sự quản lý và tham gia của tất cả các bên liên quan

3.2.1. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân) trong xây dựng thành phố học tập

Có các biện pháp khuyến khích sự tham gia và phối hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp để xây dựng thành phhọc tập

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.2.2. Các sở ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp có liên quan cùng có trách nhiệm cung cấp các cơ hội học tập có chất lượng cho mọi công dân trong thành phố

Các sở, ban ngành, đoàn thvà các doanh nghiệp cam kết tạo các cơ hội học tập cho mọi người trong thành phố hoặc cho hội viên, công nhân của mình về lĩnh vực mà mình phụ trách.

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.3. Đẩy mạnh huy động và sử dụng các nguồn lực

3.3.1. Tăng cường đầu tư tài chính của thành phố đối với học tập suốt đời

% ngân sách thành phố đầu tư cho giáo dục; và tỷ lệ phân bổ cho giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy hoặc giữa giáo dục trẻ em và giáo dục người lớn

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.3.2. Có chính sách hỗ trợ các nhóm thiệt thòi

Có dành kinh phí và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đó để hỗ trợ các nhóm thiệt thòi tham gia học tập

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.3.3. Khuyến khích công dân đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình

Tỷ lệ người dân tham gia đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình với những người khác

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

3.3.4. Khuyến khích trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm, giữa các thành phố

Thúc đẩy và tận dụng các cơ hội hợp tác và giao lưu với các thành phố học tập khác, kể cả các thành phố của nước ngoài

Đánh giá của chuyên gia

5 Xuất sắc

4 Rất tốt

3 Tốt

2 Khá

1 Yếu

 

 

 

 

 

Membership application for the UNESCO Global Network of Learning Cities (GNLC)

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ