Công văn 8499/NHNN-TCKT năm 2013 hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC, TCTD do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 8499/NHNN-TCKT
Ngày ban hành 14/11/2013
Ngày có hiệu lực 14/11/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Phạm Thị Minh Nghĩa
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8499/NHNN-TCKT
V/v Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và TCTD

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013

 

Kính gửi:

- Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Các Tổ chức tín dụng (không bao gồm TCTD 100% vốn nước ngoài và TCTD liên doanh).

 

Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tchức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Nghị định số 53/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xlý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Thông tư số 19/2013/TT-NHNN);

Căn cứ Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đc Ngân hàng Nhà nước vviệc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các t chức tín dụng;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ mua, bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức tín dụng (TCTD) như sau:

A. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Hoạt động mua bán nợ của VAMC và Tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.

2. Cuối mi quý, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đi chiếu nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt và đảm bảo khớp đúng số liệu, bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Số tiền thu hồi nợ mua; số nợ vay đã chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp, số dư nợ gốc, nợ lãi còn phi thu hồi; tài sản bảo đảm; số nợ thu hồi đã trnợ vay tái cấp vốn ca TCTD bán nợ, phí VAMC được hưởng, phải thu, phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ (nếu có).

3. Khi thanh toán trái phiếu đặc biệt, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đối chiếu, xác nhận toàn bộ số liệu công nợ có liên quan đến khoản n xấu đã mua bán (bao gồm cả phí VAMC được hưởng) đảm bảo chính xác, khớp đúng và quyết toán các khoản phải thu, phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ.

4. Đối với VAMC:

4.1. Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản mua nợ xu theo giá thị trường theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc sử dụng dự phòng đ xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4.2. Mở tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 343- Trái phiếu đặc biệt phát hành theo dõi theo từng TCTD.

4.3. Mở sổ chi tiết hoặc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thích hợp để quản lý theo dõi các khoản nợ được mua đảm bảo tính chính xác, tin cậy được quản lý theo các tiêu chí chủ yếu sau:

- Đối với khoản nợ mua: VAMC theo dõi khoản nợ mua theo từng phương thức mua nợ, theo từng tổ chức tín dụng; loại tiền tệ; hợp đồng mua nợ; giá trị khoản mua nợ; số hợp đồng vay, ngày cho vay, số tiền cho vay, nợ gốc, nợ lãi đến thời điểm bán/ mua nợ, số nợ gốc, nợ lãi đã thu hi, số nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; loại tài sản bảo đảm; giá trị ghi sổ của tài sản bảo đảm... theo yêu cu quản lý; theo thỏa thuận về trao đổi, cung cấp thông tin giữa VAMC với TCTD và theo quy định của Nhà nước, NHNN.

- Đối với trái phiếu đặc biệt phát hành: VAMC theo dõi trái phiếu đặc biệt phát hành theo từng TCTD bán nợ; số trái phiếu; mệnh giá trái phiếu; ngày phát hành; ngày đến hạn...

4.4. Mở sổ chi tiết theo từng TCTD bán nợ để theo dõi số tiền thu được từ TCTD bán nợ ứng trước và số tiền hoàn tr từ phí thu hồi nợ.

4.5. Các khoản thu, chi khác có liên quan đến hoạt động mua/ bán nợ, VAMC hạch toán theo Chế độ tài chính của VAMC.

5. Đối với TCTD bán nợ

5.1. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo đúng quy định Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.

5.2. Mở tài khoản cấp IV, cấp V hoặc tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 16-Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn để theo dõi trái phiếu đặc biệt nhận được từ VAMC.

5.3. Mở sổ chi tiết hoặc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thích hợp để quản lý theo dõi các khoản nợ được bán bng trái phiếu đặc biệt, đảm bảo tính chính xác, tin cậy được quản lý theo các tiêu chí chủ yếu sau: Giá trị khoản nợ bán; số hợp đồng vay, loại tiền tệ, ngày cho vay, s tin cho vay, nợ gốc, nợ lãi đến thời điểm bán nợ, số nợ gốc, nợ lãi đã thu hồi, s nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; loại tài sản bảo đảm; giá trị ghi sổ của tài sn bảo đm… số nợ đã thu hồi VAMC đã trả vay tái cấp vn (gốc, lãi) cho TCTD bán nợ ... theo yêu cầu quản lý; theo thỏa thuận về trao đổi, cung cấp thông tin giữa VAMC với TCTD và theo quy định của Nhà nước, NHNN.

B. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

I. Kế toán nghiệp vụ mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt

1.1. Tại VAMC

1.1.1. Giai đoạn mua nợ

1.1.1.1. Kế toán phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu:

Khi phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) dùng để mua n: Căn cứ hợp đng mua, bán nợ đã ký với TCTD bán nợ, trái phiếu phát hành và các chứng từ có liên quan khác, hạch toán:

[...]