Công văn 7625/BKHĐT-KTĐN năm 2023 về báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu | 7625/BKHĐT-KTĐN |
Ngày ban hành | 15/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 15/09/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký | Trần Quốc Phương |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7625/BKHĐT-KTĐN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; |
Tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt Đề án) tại Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 15/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức xây dựng Báo cáo đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Đề án trên theo nguyên tắc, yêu cầu và nội dung như sau:
I. NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ GIỮA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Bám sát các quan điểm đạo và nguyên tắc, định hướng huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 nêu tại mục I Phần III của Đề án.
2. Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn và có so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong định hướng ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của bộ, ngành và địa phương mình.
3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, đề nghị báo cáo cụ thể thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này, việc giải quyết kịp thời các vướng mắc trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Nội dung đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Đề án tập trung vào các nội dung sau:
(1) Đánh giá tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo nguồn vốn (ODA không hoàn lại, ODA vốn vay, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài); ngành, lĩnh vực; vùng, lãnh thổ (đối với các bộ, cơ quan Trung ương) giai đoạn 2021-2023, trong đó nêu rõ những mặt được, những tồn tại và hạn chế (thể chế, chính sách, tổ chức thực hiện, hiệu quả thu hút và sử dụng, tính bền vững của các chương trình, dự án,...). Cung cấp Danh mục các chương trình, dự án theo Mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo công văn.
(2) Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, đặc biệt đối với các dự án đầu tư công (lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hằng năm từ năm 2021 đến năm 2023).
(3) Đánh giá việc thực hiện các nhóm giải pháp nêu tại mục III, Phần III của Đề án.
2. Đánh giá mức độ đạt được so các mục tiêu đề ra trong Đề án
(1) Đánh giá công tác chuẩn bị chương trình, dự án, cụ thể:
- Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án: Chuẩn bị và phê duyệt văn kiện dự án, phi dự án; chuẩn bị và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện; tổ chức tiếp nhận các dự án, phi dự án có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống.
- Đối với dự án đầu tư công: Đề xuất dự án (đối với dự án vốn vay), lập và phê duyệt Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư (Báo cáo tiền khả thi), Báo cáo Nghiên cứu khả thi), Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch hằng năm (vốn nước ngoài và vốn đối ứng).
(2) Đánh giá công tác đàm phán, ký kết điều ước quốc tế (điều ước quốc tế khung, điều ước quốc tế cụ thể), thỏa thuận quốc tế (thỏa thuận quốc tế khung, thỏa thuận quốc tế cụ thể).
(3) Đánh giá công tác tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trong đó tập trung các nội dung sau:
- Số lượng các dự án, phi dự án hoàn thành theo cam kết tại điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Số lượng các dự án, phi dự án phải điều chỉnh (văn kiện dự án, đề xuất dự án, chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư). Số lần và nội dung điều chỉnh (thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tư,...).
- Số lượng các dự án, phi dự án chậm tiến độ, phải gia hạn thời gian thực hiện; sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Các hạn chế khó khăn, vướng mắc trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân. Các bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp cải thiện tình hình thực hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
(1) Tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW từ năm 2021 đến hết năm 2022 và dự kiến thực hiện và giải ngân năm 2023 (bao gồm cả số vốn NSTW được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang các năm tiếp theo).
Tổng số dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn NSTW hằng năm; số dự án đã hoàn thành, số dự án dự kiến tiếp tục hoàn thành trong năm 2023, so sánh số dự án dự kiến đến hết năm 2023 hoàn thành với mục tiêu ban đầu về số dự án hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; năng lực tăng thêm của các dự án.
Số lần điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSTW trong năm giữa các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương (chi tiết vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương), số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư 10 với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt.