Công văn 7599/TCHQ-TXNK năm 2017 về thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 7599/TCHQ-TXNK |
Ngày ban hành | 20/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 20/11/2017 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Nguyễn Dương Thái |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7599/TCHQ-TXNK |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến phản ánh vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và các văn bản hướng dẫn. Để thực hiện quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, tiếp theo công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016, Tổng cục Hải quan có ý kiến về các vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Bảng tổng hợp (đính kèm).
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ XK, THUẾ NK
SỐ 107/2016/QH13, NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2016/NĐ-CP VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
(Ban hành kèm theo công văn số 7599/TCHQ-TXNK ngày 20/11/2017)
STT |
Nhóm vấn đề vướng mắc |
Nội dung vướng mắc của các Cục Hải quan địa phương |
Nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan |
Về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường |
|
|
|
1 |
|
- Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu theo Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì các loại thuế nhập khẩu bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ có được miễn hay không? - Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định 5 trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường nhưng không có trường hợp nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Từ ngày 01/9/2016, thuế bảo vệ môi trường đối với nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp ngay và không có cơ sở để giải quyết hoàn thuế đã nộp sau khi xuất khẩu sản phẩm. Nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu có sử dụng tại Việt Nam, có gây hại đến môi trường Việt Nam (ví dụ: Mặt hàng dầu mỡ bôi trơn...) nếu không được miễn thuế thì đề nghị quy định cụ thể không được hoàn thuế đã nộp. (Cục HQ Đồng Nai) |
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ đã được hướng dẫn tại công văn số 17707/BTC-TCHQ ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính, theo đó việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế...) được thực hiện như thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Về thuế bảo vệ môi trường: Căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường, Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011, Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính, thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường, không thuộc đối tượng hoàn thuế bảo vệ môi trường. |
|
|
||
2 |
' |
Theo quy định tại Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước) được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, được vận chuyển trực tiếp, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa, có giấy chứng nhận xuất xứ form D. Thực tế có phát sinh trường hợp nhập khẩu tại chỗ như sau: Doanh nghiệp A tại Việt Nam ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp B nước ngoài, trong hợp đồng có chỉ định doanh nghiệp C tại Việt Nam (doanh nghiệp C không phải là doanh nghiệp chế xuất hoặc DN nằm trong khu chế xuất) giao hàng cho doanh nghiệp A. Hàng hóa XK tại chỗ của doanh nghiệp C được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp C/O form D (hàm lượng RVC trên 40%), đáp ứng tiêu chí xuất xứ và mặt hàng có trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA. Như vậy, căn cứ quy định tại Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp A không đủ điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, điểm 1 công văn 1744/TCHQ-GSQL ngày 22/04/2011 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn C/O mẫu D cấp cho hàng hóa XNK tại chỗ có nêu: ...đề nghị các đơn vị thực hiện kiểm tra và xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ có C/O do các tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp bởi các nước thành viên Hiệp định thương mại tự do”. Đề xuất: Đề nghị TCHQ hướng dẫn thực hiện đúng theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và các Nghị định ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt. (Cục HQ Quảng Ninh) |
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp trình Bộ và các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Hiện tại, trong khi chưa có hướng dẫn, đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành. |
Về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp |
|||
3 |
|
Căn cứ các Luật Thuế GTGT và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì không quy định đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên. Luật Quản lý Thuế cũng không quy định thời hạn nộp thuế của đối tượng này. Như vậy, quy định về thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp ưu tiên quy định tại Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13 có áp dụng cho thuế GTGT, TTĐB không. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định: “Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế”. Như vậy, doanh nghiệp ưu tiên được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 9 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 đối với các loại thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. |
4 |
|
Theo quy định tại Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13, doanh nghiệp không phải nộp thuế ngay. Theo hướng dẫn tại công văn số 8450/TCHQ-CNTT ngày 01/9/2016 và công văn số 8621/TCHQ-TXNK ngày 08/9/2016 của Tổng cục Hải quan thì các Chi cục Hải quan phải nhập vào hệ thống chứng từ điều chỉnh ân hạn. Như vậy, đối với tờ khai thông quan luồng xanh, cơ quan hải quan nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn bằng cách nào. Cục Hải quan TP.HCM đề nghị nên tự động hóa trên hệ thống. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Việc xác định thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp ưu tiên đã được hệ thống thiết kế tự động trên Hệ thống KTTT. Việc điều chỉnh thời gian ân hạn theo quy định cho các tờ khai của doanh nghiệp ưu tiên đã được nâng cấp trên hệ thống và thông báo tại công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 04/11/2016. Do đó, đơn vị không cần phải thực hiện nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn. |
5 |
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu, hiệu chỉnh lại chương trình VNACCS/KTTT với mục tiêu tự động hóa hoàn toàn từ khâu đăng ký đến khâu thanh khoản thuế (kể cả lệ phí hải quan) đối với từng tờ khai cụ thể: 1. Tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung; 2. Khai thác số nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung để phục vụ cho công tác dự toán thu NSNN; 3. Hệ thống không cưỡng chế doanh nghiệp ưu tiên nếu hệ thống KTTT chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
1+2. Về hệ thống tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên và khai thác được số nợ thuế của doanh nghiệp ưu tiên trong tháng: Hệ thống KTTT luôn tự động lập danh sách nợ thuế đối với tất cả các doanh nghiệp (chức năng này online ngay khi có các chứng từ nhập vào hệ thống) và có chức năng quản lý, theo dõi nợ cho tất cả các doanh nghiệp. 3. Về việc Hệ thống không cưỡng chế doanh nghiệp ưu tiên khi chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 04/11/2016 hướng dẫn thực hiện. Theo đó, từ ngày 04/11/2016 khi nâng cấp hệ thống để tự động điều chỉnh ân hạn cho doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì đã xử lý được vướng mắc này. |
6 |
|
1. Về theo dõi và nhập máy tiền đặt cọc của hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất (quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13): - Hiện nay việc cập nhật chứng từ ký quỹ phải thực hiện thủ công, đề nghị Cục CNTT hỗ trợ tự động cập nhật thông tin số tờ khai từ Hệ thống VNACCS và chứng từ nộp tiền đặt cọc từ ngân hàng, kho bạc sang Hệ thống Kế toán thuế tập trung. Chức năng M.Nhập chứng từ ký quỹ để quản lý tiền đặt cọc trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung không đảm bảo việc theo dõi tiền ký quỹ. Đề nghị sử dụng chức năng: 2.Nhập liệu/D.Chứng từ ghi sổ liên quan tới tờ khai/Nhập chứng từ-Loại chứng từ ghi sổ: Q1.Chứng từ nhập quỹ; Q2.Chứng từ thoái quỹ. 2. Về theo dõi, quản lý bảo lãnh của hàng kinh doanh tạm nhập-tái xuất: - Hiện nay chưa có hướng dẫn về việc theo dõi, xử lý quyết toán bảo lãnh khi hàng hóa kinh doanh , tạm nhập đã thực tái xuất theo đúng thời hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn). Cục Hải quan Tp.Hải Phòng đề xuất: căn cứ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản xác nhận hàng hóa đã tái xuất để doanh nghiệp và ngân hàng quyết toán bảo lãnh. - Hệ thống Kế toán thuế tập trung chưa thực hiện theo dõi trừ lùi, khôi phục bảo lãnh và cảnh báo khi doanh nghiệp chưa thực hiện nộp thuế hoặc thanh khoản tờ khai. Đề nghị Cục CNTT nâng cấp hệ thống đáp ứng quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13. (Cục HQ Hải Phòng, Cục HQ Quảng Ninh) |
1. Vấn đề xử lý thuế hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất trên hệ thống VNACCS/VCIS và KTTT, Tổng cục Hải quan có công văn số 292/TCHQ-TXNK ngày 16/1/2017. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc liên quan đến cơ chế quản lý trên hệ thống và phương pháp hạch toán kế toán, Tổng cục Hải quan có công văn số 575/TCHQ-TXNK ngày 25/01/2017 tạm dừng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 292/TCHQ-TXNK. 2. Theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất có bảo lãnh hoặc đặt cọc thì thuộc đối tượng miễn thuế nên hệ thống KTTT không có thông tin về số thuế phải bảo lãnh hoặc đặt cọc. Do đó, hệ thống KTTT không hỗ trợ các đơn vị theo dõi, quản lý tiền đặt cọc, bảo lãnh đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập - tái xuất và các đơn vị phải theo dõi bằng phương thức thủ công. Vì vậy, ngày 4/7/2017, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4497/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan TP. Hà Nội, có gửi cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để thực hiện. Theo đó, trong thời gian chờ nâng cấp hệ thống, đề nghị các đơn vị thực hiện theo dõi thủ công. |
7 |
|
Theo quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì doanh nghiệp ưu tiên được hưởng ưu đãi đến ngày 10 của tháng kế tiếp mới nộp thuế (tổng thuế phải nộp của toàn bộ tờ khai nhập khẩu trong tháng và các ngày tiếp theo của tháng kế tiếp). Hiện nay sau khi nộp thuế, doanh nghiệp ưu tiên bị treo nợ thuế (chậm nộp) toàn quốc. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Việc theo dõi nợ thuế của doanh nghiệp ưu tiên đã được hệ thống thiết kế tự động trên Hệ thống KTTT. |
8 |
|
Hàng hóa nhập khẩu là thuốc hiểm nghèo (thuốc đặc trị) theo danh mục Phụ lục IV tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Thông thường thuốc đặc trị theo loại hình quà biếu, quà tặng không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, như vậy, gây khó khăn cho công chức hải quan trong việc phân biệt thuốc trị bệnh hiểm nghèo theo danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Đề nghị TCHQ có ý kiến với Bộ Y tế để ban hành danh mục tên thuốc đặc trị (tên thương mại) theo danh mục hoặc có hướng dẫn trong trường hợp thuốc đặc trị này không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Theo quy định nêu trên thì trường hợp thuốc đặc trị theo loại hình quà biếu, quà tặng không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người nộp thuế có trách nhiệm dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. |
9 |
|
Các trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ của loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất mua bán với nội địa, chuyển tiếp nguyên liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác, tạm nhập tái xuất tại chỗ có thuộc diện chịu thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 hay không? (Cục HQ Đồng Nai) |
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Vướng mắc của đơn vị chưa rõ, tuy nhiên, các trường hợp miễn thuế, không chịu thuế đã được quy định cụ thể tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện; trường hợp phát sinh vướng mắc thì báo cáo cụ thể về Tổng cục Hải quan để có cơ sở xem xét, hướng dẫn. - Đối với nguyên liệu chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác: Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại điểm 7 mục III phụ lục ban hành kèm theo công văn số 11567/TCHQ-TXNK, theo đó trường hợp hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không tái xuất mà chuyển tiếp sang hợp đồng gia công khác phải thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật về hải quan thì được miễn thuế, theo quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. |
10 |
|
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện nhận gia công lại và điều kiện miễn thuế nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu là: người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại, tổ chức cá nhân sản xuất hàng xuất khẩu có cơ sở gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, có phải yêu cầu người nộp thuế, tổ chức, cá nhân chứng minh có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với cơ sở sản xuất hay không? (Cục HQ Long An) |
Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại điểm 11 công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016; Ngoài ra, ngày 02/10/2017 Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6435/TCHQ-TXNK hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai. Theo đó, trường hợp người nộp thuế không đáp ứng quy định tại Điều 10, Điều 12, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì không được miễn thuế, hoàn thuế theo quy định. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
11 |
|
Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ “Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) cho cơ quan hải quan". 1. Đề nghị hướng dẫn trường hợp phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức gia công có phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) cho cơ quan hải quan hay không? 2. Trường hợp khi nhập khẩu là nguyên liệu vải nhưng phế phẩm là quần áo thì doanh nghiệp kê khai tính thuế như thế nào? (Cục HQ Bình Định, Cục HQ Quảng Ngãi) |
1. Về việc kê khai, nộp thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế BVMT: Nội dung này đã được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, điểm 6 công văn số 11567/BTC-TCHQ ngày 8/12/2016. Theo đó, phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. 2. Ghi nhận ý kiến của đơn vị để hướng dẫn tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC. |
12 |
|
Hàng hóa xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, người nộp thuế đã nộp thuế XK. Như vậy, trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để gia công, sau đó nhập khẩu lại sản phẩm (được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu để gia công) thì có được hoàn lại số tiền thuế XK đã nộp hay không? (Cục HQ Đà Nẵng) |
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì hàng hóa-xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định từ Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp hoàn thuế thì không có quy định về việc hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu để gia công đã nộp thuế xuất khẩu và đã nhập khẩu trở lại sản phẩm. Đề nghị đơn vị căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. |
13 |
|
Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không có quy định trường hợp xuất khẩu nguyên phụ liệu và phế liệu dư thừa để trả lại cho bên gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu theo quy định tại Biểu thuế XK ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn đối với trường hợp doanh nghiệp xuất trả toàn bộ nguyên phụ liệu dư và phế liệu thừa có thuế xuất khẩu của hợp đồng gia công cho bên đặt gia công sau khi kết thúc hợp đồng gia công có thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu hay không. (Cục HQ Bình Dương, Cục HQ TT Huế) |
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công khi xuất trả lại bên đặt gia công hoặc bên thứ ba do bên đặt gia công chỉ định thì không phải nộp thuế xuất khẩu. |
14 |
|
1. Người nộp thuế có thể nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan? 2. Về quyết toán: Người nộp thuế được nộp báo cáo quyết toán nhiều lần hoặc một lần theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC? (Cục HQ Thừa Thiên Huế) |
1. Trường hợp sử dụng bảo lãnh bằng phương thức điện tử thì hệ thống tự động trừ lùi; trường hợp sử dụng bảo lãnh giấy, người nộp thuế phải nộp thư bảo lãnh thuế bản chính cho cơ quan hải quan để kiểm tra và lưu hồ sơ. 2. Về báo cáo quyết toán tại khoản 1 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan”. Đề nghị đơn vị căn cứ quy định nêu trên để thực hiện. |
15 |
|
Tại điểm g, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định “Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư”. Đề nghị hướng dẫn: 1. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu có thuế xuất khẩu nhưng thuế suất của nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu bằng không hoặc sản phẩm gia công xuất khẩu không có thuế xuất khẩu nhưng nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm có thuế xuất khẩu thì có phải tính thuế không? 2. Đề nghị hướng dẫn việc thực hiện kê khai nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu trên Hệ thống thông quan tự động. (Cục HQ Bình Định) |
1. Trường hợp sản phẩm gia công XK có sử dụng nguyên liệu, vật tư trong nước thì thực hiện kê khai, nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất nguyên liệu, vật tư theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. 2. Về việc kê khai tính thuế nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu khai riêng dòng hàng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công (mã loại hình E52 - xuất sản phẩm gia công). Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC thì người khai hải quan lưu ý khi khai báo một số chỉ tiêu: Chỉ tiêu mô tả hàng hóa khai thêm nội dung “Nguyên liệu, vật tư trong nước do bên nhận gia công tự cung ứng theo hợp đồng gia công thuộc dòng hàng số...”; trị giá hóa đơn và mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn: để trống; chỉ tiêu đơn giá hóa đơn: để trống; chỉ tiêu trị giá tính thuế nhập thủ công. Số tiền thuế phát sinh của các tờ khai xuất sản phẩm gia công (mã loại hình E52) phải được nộp vào NSNN. Hiện nay hệ thống VNACCS thiết kế các loại hình E được nộp vào tài khoản tạm thu. Do đó, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện chuyển đổi chứng từ ghi số thuế phải thu do VNACCS xuất ra vào tài khoản tạm thu khi vào hệ thống kế toán tập trung là tài khoản thu NSNN. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thông báo và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện nộp các khoản tiền thuế của các tờ khai thuộc loại hình E52 - xuất sản phẩm gia công được nộp vào tài khoản thu NSNN. |
16 |
|
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: Hàng xuất khẩu (có thuế xuất khẩu) để gia công tại nước ngoài phải nộp thuế xuất khẩu. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định việc hoàn thuế đối với các trường hợp nhập khẩu sản phẩm đã gia công từ nước ngoài. Đề nghị hướng dẫn trường hợp này cho phép doanh nghiệp đặt cọc vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc Nhà nước hoặc bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
- Theo quy định từ Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì không có quy định về việc hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu để gia công đã nộp thuế xuất khẩu và đã nhập khẩu trở lại sản phẩm. - Theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì việc đặt cọc tiền thuế chỉ áp dụng đối với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
17 |
|
Hiện tại chưa có quy định cụ thể về thời điểm thông báo và hình thức thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan. Nếu theo quy định trên thì doanh nghiệp gia công hay doanh nghiệp gia công lại phải thực hiện việc thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan thì mới được xem xét miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công. Đề nghị hướng dẫn hợp đồng gia công phải thông báo cho cơ quan hải quan là hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hay là hợp đồng gia công lại, được thông báo vào thời điểm nào? (Cục HQ Quảng Nam, Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Về thời điểm thông báo hợp đồng gia công, nội dung thông báo hợp đồng gia công, Tổng cục Hải quan ghi nhận để bổ sung tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. |
Về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu |
|||
18 |
|
Tại tiết a khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định “a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan”. 1. Quy định thông báo cơ sở sản xuất áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thực hiện sản xuất xuất khẩu kể từ thời điểm Nghị định 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực hay áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất xuất khẩu lần đầu. 2. Quy định thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan này có áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu vật tư để kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất và được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 36 không? (Cục HQ Bắc Ninh) 3. Cơ quan hải quan có phải kiểm tra cơ sở sản xuất của tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trước khi giải quyết miễn thuế cho lô hàng đầu tiên hay không? Những doanh nghiệp trước đây đã được ân hạn thuế 275 ngày, đã kiểm tra cơ sở sản xuất. Khi được chuyển đổi sang diện miễn thuế có phải đi kiểm tra lại cơ sở sản xuất hay không? (Cục HQ Long An, Cục HQ TP. Hồ Chí Minh, Cục HQ Nghệ An) |
1. Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, SXXK, tổ chức cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan. Theo quy định tại Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu cho Chi cục Hải quan quản lý (trừ trường hợp là DNCX). Trường hợp phát sinh việc lưu trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất đã thông báo thì phải thông báo bổ sung thông tin địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. 2. Theo quy định tại Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu vật tư để kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất và được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện việc thông báo cơ sở sản xuất trước khi nộp hồ sơ hoàn thuế, báo cáo quyết toán. 3. Điểm b khoản 1 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất đối với tổ chức, cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Khoản 2 Điều 21 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 quy định “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm; hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhưng chưa tái xuất thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày Luật này nó hiệu lực thi hành, chưa nộp thuế thì được áp dụng theo quy định của Luật này”. Như vậy, việc kiểm tra cơ sở sản xuất đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân lần đầu được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày). |
19 |
|
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì “Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp”. Như vậy, hàng hóa XK trong trường hợp này (hàng hóa được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư ... nhập khẩu) nếu thuộc đối tượng chịu thuế thì người khai hải quan có phải khai báo và nộp thuế XK theo mức thuế suất thuế XK quy định tại Biểu thuế XK ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 hay không? (Cục HQ Đà Nẵng) |
Căn cứ quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và khi xuất khẩu sản phẩm phải nộp thuế xuất khẩu (nếu có) theo mức thuế suất thuế XK quy định tại Biểu thuế XK ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016. |
20 |
|
Đối với nguyên liệu nhập khẩu để SXXK miễn thuế theo khoản 7, Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Điều 12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì chưa có quy định thời hạn nguyên liệu này được lưu lại Việt Nam trong thời hạn bao lâu và xử lý thuế thế nào nếu mỗi năm nguyên liệu này vẫn quyết toán còn tồn kho. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn. (Cục HQ An Giang, Quảng Ngãi) |
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Người nộp thuế có trách nhiệm quyết toán số nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. |
21 |
|
Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ 02 nguồn nguyên liệu, gồm: phần nguyên liệu nhập khẩu và một phần nguyên liệu trong nước (nguyên liệu trong nước có thuế xuất khẩu). Như vậy, khi xuất khẩu sản phẩm thì việc tính thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu trong nước được thực hiện như thế nào? (Cục HQ Long An) |
- Đối với sản phẩm gia công xuất khẩu: Đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. - Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13. |
22 |
|
Theo quy định thì kể từ thời điểm 01/9/2016, hàng sản xuất xuất khẩu phải thực hiện báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT- BTC. Cục Hải quan tỉnh Long An có phát sinh 02 doanh nghiệp có năm tài chính 2015 kết thúc vào ngày 30/6/2016: như vậy, 02 doanh nghiệp này có thực hiện báo cáo quyết toán năm tài chính 2015 chậm nhất ngày 30/9/2016 hay không? Hay chỉ thực hiện báo cáo quyết toán kể từ năm tài chính 2016. (Cục HQ Long An) |
Theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 2646/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2016 của Tổng cục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện thủ tục hoàn thuế hoặc không thu thuế theo quy định thì không thực hiện báo cáo quyết toán. Theo hướng dẫn tại công văn số 8537/TCHQ-GSQL ngày 05/9/2016 của Tổng cục Hải quan thì kể từ ngày 01/9/2016, nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, theo đó doanh nghiệp thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có ngày kết thúc năm tài chính là ngày 30/6/2016 và trong năm tài chính 2015, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hoàn, không thu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì không thực hiện báo cáo quyết toán. |
23 |
|
Theo công văn số 8537/TCHQ-GSQL ngày 05/9/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thời điểm xác định số dư đầu kỳ đối với trường hợp này; đồng thời có hướng dẫn xử lý các số liệu phát sinh trước ngày 01/9/2016 khi thực hiện báo cáo quyết toán năm. (Cục HQ Đồng Nai) |
Việc xác định số dư đầu kỳ trên báo cáo quyết toán của hàng SXXK đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2 công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 của Tổng cục Hải quan. |
24 |
|
Điểm 2 Mục II công văn 12166/BTC-TCHQ ngày 31/8/2016 hướng dẫn hồ sơ thủ tục, miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu: “Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện như quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ (Mục 6 Chương III) và Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (Chương III) đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công.” Tuy nhiên, Điểm a Khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Người nộp thuế phải tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. Đề nghị TCHQ hướng dẫn việc xử lý đối với các tờ khai hàng SXXK đã thực hiện theo công văn số 12166/BTC-TCHQ thì không phải kê khai số tiền thuế được miễn. (Cục HQ Hải Phòng) |
Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. |
25 |
|
Khoản 1, khoản 2 Điều 36, điểm d khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP chỉ quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài, chưa quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu. Đề nghị hướng dẫn về hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nhưng tham gia trực tiếp vào sản xuất và cấu thành sản phẩm xuất khẩu. (Cục HQ Hà Nam Ninh) |
Quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa để sản xuất, kinh doanh được hướng dẫn cụ thể tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó, chỉ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài thì hồ sơ hoàn thuế phải có thêm hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
Về miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định |
|||
26 |
|
Theo quy định tại điểm d Khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập, nếu doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh hoặc đặt cọc một khoản tiền tương đương thuế nhập khẩu. Hiện nay, Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP chưa có hướng dẫn thủ tục tạm nộp thuế khi tạm nhập và hoàn thuế khi tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp không bảo lãnh, không đặt cọc mà đề nghị tạm nộp thuế nhập khẩu. (Cục HQ Long An) |
Trường hợp doanh nghiệp tạm nộp thuế thì xử lý như đặt cọc số tiền thuế phải nộp theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và khi tái xuất thực hiện hoàn trả tiền thuế như hoàn trả tiền đặt cọc theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
27 |
|
Nhằm tránh việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách gây thất thu thuế khi doanh nghiệp không tái xuất, để lại tiêu thụ tại Việt Nam đối với hàng tạm nhập thuộc nhóm hàng nhạy cảm, thuế cao, kim ngạch lớn; đề nghị đối với 13 nhóm danh mục hàng hóa theo công văn số 9680/TCHQ-TXNK ngày 07/10/2016 của Tổng cục Hải quan thì doanh nghiệp nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại hoặc Giấy nộp tiền đặt cọc theo trị giá hải quan tại thời điểm tạm nhập. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, theo quy định tại Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP để được miễn thuế thì phải có bảo lãnh hoặc đặt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, không bảo lãnh hoặc đặt cọc theo trị giá hải quan. Quá thời hạn tạm nhập, tái xuất mà chưa tái xuất thì cơ quan hải quan chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. Đề nghị đơn vị nghiên cứu quy định trên. |
28 |
|
Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để sửa chữa (có nguồn gốc xuất khẩu) và hàng hóa tạm xuất tái nhập sửa chữa (có nguồn gốc nhập khẩu) được miễn thuế theo quy định: Hiện nay việc khai báo đang được thực hiện theo mã loại hình A31-B13, hệ thống không hỗ trợ nên việc theo dõi thời hạn một cách thủ công không đảm bảo khoa học, chặt chẽ. Tại hướng dẫn mã loại hình A31 theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL có ghi “trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ 3, Cơ quan hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm (có thể khai báo loại hình G12-G22). Đề xuất: Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo hàng hóa tạm nhập tái xuất để sửa chữa (có nguồn gốc xuất khẩu) theo loại hình G12-G22, G61-G51 để hệ thống hỗ trợ theo dõi thời hạn và thanh khoản. (Cục HQ Hải Phòng) |
Theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan thì: Mã loại hình A31 sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm SXXK, xuất sản phẩm của DNCX. Lưu ý trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ ba, cơ quan hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm. Như vậy đối với hàng hóa bị trả lại để sửa chữa, tái chế có thể quản lý theo chế độ tạm, sử dụng mã loại hình tạm nhập (G12)- tái xuất (G22); tạm xuất (G61)- tái nhập (G51). |
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của đối tượng ưu đãi đầu tư |
|||
29 |
|
- Theo quy định tại Điều 104 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. - Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì: “a) Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đầu tiên; b) Nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế là Cục Hải quan nơi thực hiện dự án. Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh thành phố. Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền.” Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn theo hướng: “Cục trưởng cục Hải quan lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế”. (Cục HQ Đồng Tháp) |
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì người nộp thuế thông báo Danh mục miễn thuế với Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố, Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Việc phân quyền cho các đơn vị trực thuộc Cục xác nhận Danh mục miễn thuế thuộc thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan địa phương nơi thông báo Danh mục miễn thuế.
|
30 |
|
Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời mở rộng quy mô dự án hoặc đầu tư thêm dự án mới khác, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án, thì ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần mở rộng quy mô dự án, phần đầu tư thêm dự án mới khác hoặc áp dụng cho thời gian kéo dài thêm của dự án thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại thời điểm đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư”. Tuy nhiên, tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định đối với trường hợp này. Như vậy, đối với các dự án đầu tư, trước đây được hưởng ưu đãi về thuế XNK, tuy nhiên, hiện nay, dự án này không còn được hưởng ưu đãi về thuế XNK theo quy định, nhưng dự án này được mở rộng quy mô hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án, thì phần mở rộng quy mô hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án có được miễn thuế hay không? (Cục HQ Đà Nẵng) |
Căn cứ Điều 13 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, Điều 3 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khoản 1 Điều 21 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, trường hợp dự án đầu tư đã được hưởng ưu đãi về thuế XNK theo quy định tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, tuy nhiên kể từ ngày 01/9/2016 dự án này không còn được hưởng ưu đãi về thuế XNK theo quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, dự án này mở rộng quy mô hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án tại thời điểm Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 có hiệu lực thì phần mở rộng quy mô hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án không được miễn thuế nhập khẩu.
|
31 |
|
Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể trách nhiệm, các bước tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế, điều chỉnh, thu hồi Danh mục miễn thuế để đảm bảo việc xử lý miễn thuế tại các Chi cục nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai được chính xác. (Cục HQ Cần Thơ) |
Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của đơn vị để sửa đổi, bổ sung quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng TCHQ.
|
32 |
|
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP chưa hướng dẫn cụ thể nội dung thông báo của chủ dự án về việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính (Mẫu biểu để thực hiện). Như vậy, có tiếp tục sử dụng Mẫu tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC hay không. Trường hợp tiếp tục thực hiện theo Mẫu tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc ghi trị giá, loại tiền vào cột Hạch toán vào tài sản cố định (trị giá trên Sổ kế toán hay trị giá khai báo trên tờ khai). (Cục HQ Cần Thơ) |
Tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, chủ dự án thông báo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Danh mục miễn thuế. Tại Điều 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì nội dung báo cáo theo mẫu số 17/BCKT-NKMT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, theo đó, doanh nghiệp chỉ đánh dấu tại cột 11 hoặc cột 12 của Mẫu số 17/BCKT-NKMT/TXNK. |
33 |
|
Tại khoản 1 Điều 17 Luật thuế XNK Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 đã chuyển thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế thành thông báo Danh mục miễn thuế nhưng các thủ tục có liên quan tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Quy trình 1966/QĐ-TCHQ chưa được điều chỉnh tương ứng. Đề nghị Tổng cục Hải quan sớm có hướng dẫn thống nhất. (Cục HQ Quảng Ninh) |
Tổng cục Hải quan ghi nhận để sửa đổi tại Thông tư sửa Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Quy trình 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
|
34 |
|
Tại điểm d, đ khoản 3 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ thông báo Danh mục phải có bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc tài liệu thuyết minh dự án; Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ... nhưng không quy định rõ trường hợp miễn thuế nào phải nộp các loại tài liệu này. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn chỉ yêu cầu bổ sung tài liệu trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc tài liệu thuyết minh dự án nếu cần thiết và dự án đầu tư có tài liệu này. (Cục HQ Quảng Ninh) |
- Về việc cung cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế quy định tại điểm d khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP là một trong các hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đối với trường hợp miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại khoản 13 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13. - Về việc cung cấp bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc tài liệu thuyết minh dự án trong hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế, đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. |
35 |
|
Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư quy định miễn thuế đối với các đối tượng: “3. Dự án đầu tư được ưu đãi về thuế nhập khẩu đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn được miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án. Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu nêu tại khoản này thì không được miễn thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại các khoản khác Điều này”. Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính căn cứ Luật thuế XNK số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010. Nay, theo Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 ngày 04/6/2016 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 không còn quy định miễn thuế đối với các đối tượng nêu trên. Tuy nhiên, Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 11/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư vẫn đang còn hiệu lực. Đề nghị sửa đổi Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 cho phù hợp. (Cục HQ Đồng Nai) |
- Tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; - Tại Luật thuế XNK Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp miễn thuế, trong đó không bao gồm việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu lần đầu. Đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
|
Về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan |
|||
36 |
|
Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: “Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam”. Quy định trên được hiểu là trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần nguyên liệu do nội địa cung cấp để gia công hay trị giá còn lại của sản phẩm sau khi đã trừ trị giá nguyên liệu có nguồn gốc từ nội địa như quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP? (Cục HQ Đồng Nai) |
Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP Đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định. |
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại |
|||
37 |
|
Phân biệt loại hình đăng ký tờ khai khi nhập khẩu hàng mẫu (Ví dụ: Mẫu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu mở tờ khai theo mã loại hình E31, hàng mẫu phục vụ cho loại hình gia công mở tờ khai theo mã loại hình E21, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai theo mã loại hình E11, hàng mẫu phục vụ cho các mục đích khác như: trưng bày, triển lãm, hàng mẫu cho sản xuất thử của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước... mở tờ khai theo loại hình H11 hoặc nhập khẩu hàng mẫu có thanh toán để cho khách hàng sản xuất thử theo loại hình A12). (Cục HQ Đồng Nai) |
Theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 thì mã loại hình H11 hoặc H21 sử dụng cho hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; quà biếu quà tặng của tổ chức cá nhân ở nước ngoài...; Theo hướng dẫn khai báo tại điểm 1.69, 2.58 mục 2 Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC thì chỉ tiêu số quản lý nội bộ khai #&7 đối với hàng mẫu không thanh toán. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai thực hiện theo quy định hiện hành. |
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng |
|||
38 |
|
Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai báo mã miễn thuế nhập khẩu trên hệ thống VNACCS hay không? Nếu khai báo mã miễn thuế thì việc theo dõi để đôn đốc doanh nghiệp thực hiện thủ tục miễn thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, giải phóng hàng thực hiện như thế nào? (Cục HQ Hải Phòng) |
Hiện nay chưa thực hiện khai mã miễn thuế riêng đối với hàng hóa chuyên dùng nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng trên hệ thống VNACCS. |
|
|
Căn cứ khoản 21 Điều 103 và khoản 1 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu theo Điều ước quốc tế phải đăng ký danh mục miễn thuế. Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế theo điều ước quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Đề nghị Tổng cục hải quan xem xét, hướng dẫn cụ thể đối với hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng, chủng loại, trị giá hàng hóa được quy định cụ thể tại điều ước quốc tế. Trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể chủng loại, định lượng miễn thuế thì Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế.” Thủ tục, hồ sơ miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
|
|
Khoản 5 Điều 107 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT khâu nhập khẩu thuộc trường hợp xét miễn thuế. Tuy nhiên, Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 không quy định xét miễn thuế và không có quy định nào khác đối với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT khâu nhập khẩu. Đề nghị hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn gây ra. (Cục HQ Hải Phòng) |
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật thuế XNK, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu là các đối tượng đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành nếu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn thì thuộc đối tượng giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.
|
41 |
|
1. Đến ngày 21/10/2016, Cục Hải quan thành phố Cần Thơ mới nhận được Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Như vậy, từ ngày 01/09/2016 (ngày Nghị định 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực) đến ngày 20/10/2016, Cục Hải quan thành phố Cần Thơ đã xử lý hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sử dụng Mẫu biểu theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Như vậy, có cần phải yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ theo Mẫu biểu mới hay không. 2. Danh mục miễn thuế đã được Cục Hải quan thành phố Cần Thơ đăng ký trước ngày 01/09/2016, hồ sơ đăng ký thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (trong đó không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp đơn cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu). Một số vướng mắc như sau: - Sau ngày 01/09/2016, nhà thầu nhập khẩu hàng hóa và trong hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu không ghi rõ hoặc thể hiện giá cung cấp hàng hóa bao gồm cả thuế nhập khẩu theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Như vậy, Dự án đó có tiếp tục được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu hay không? - Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải thể hiện rõ trong hợp đồng cung cấp hàng hóa theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, nhưng doanh nghiệp không bổ sung, điều chỉnh hợp đồng thì xử lý như thế nào? - Trường hợp trong hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu có thể hiện giá cung cấp hàng hóa đã bao gồm thuế NK thì Dự án có được miễn thuế theo Danh mục đăng ký hay không được miễn thuế. (Cục HQ Cần Thơ) |
1. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, do đó đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. 2. Tại điểm b khoản 22 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu ủy thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hóa (giá cung cấp hàng hóa theo hợp đồng ủy thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định từ khoản 7 đến khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác, trúng thầu. - Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, thì trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa thì hồ sơ miễn thuế gồm: Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Đề nghị đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. - Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trường hợp hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu không ghi rõ hoặc thể hiện giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu thì chưa đáp ứng quy định về hồ sơ, thủ tục để thực hiện miễn thuế. |
42 |
|
Đề nghị hướng dẫn trong quá trình điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho tăng thêm giai đoạn đầu tư thì cơ quan hải quan có tiếp nhận Thông báo Danh mục miễn thuế cho những giai đoạn đầu tư tăng thêm hay không. (Cục HQ Cần Thơ) |
Vướng mắc của Cục Hải quan Cần Thơ nêu chưa rõ, tuy nhiên theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, thì: “Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng”. Đề nghị đơn vị căn cứ quy định nêu trên để thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc thì báo cáo và gửi hồ sơ cụ thể để được hướng dẫn. |
43 |
|
1. Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì nơi tiếp nhận thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế là Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung dự án đối với dự án được tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố, Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Đối với nội dung này, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam có 2 cách hiểu như sau: Cách 1: Khi đăng ký Danh mục miễn thuế, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại các địa điểm theo thứ tự: (1) Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư. (2) Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố. (3) Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Cách 2: Khi đăng ký danh mục miễn thuế Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau: Cục Hải quan nơi thực hiện dự án hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Đề nghị TCHQ hướng dẫn thực hiện thống nhất. (Cục HQ Quảng Nam, Cục HQ TP. Cần Thơ) |
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì: Nơi tiếp nhận thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế là Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung dự án đối với dự án được tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố, Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền. Căn cứ quy định nêu trên thì nơi tiếp nhận danh mục miễn thuế là: Cục Hải quan nơi thực hiện dự án hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền (Cách 2). Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.
|
44 |
|
Theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, việc thông báo tiếp nhận Danh mục miễn thuế có đồng nghĩa với việc chấp nhận đăng ký Danh mục hay không. Trường hợp yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc giải trình, làm rõ những thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế thì sau khi doanh nghiệp đã bổ sung hồ sơ hoặc có văn bản giải trình, thời hạn kiểm tra hồ sơ tiếp theo là bao lâu. (Cục HQ Cần Thơ)
|
Tại điểm a khoản 6 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan thông báo cho chủ dự án về việc đã tiếp nhận Danh mục miễn thuế; bổ sung hồ sơ còn thiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này; giải trình, làm rõ những thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế; Theo quy định nêu trên, trường hợp việc thông báo Danh mục miễn thuế theo đúng quy định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan thông báo cho chủ dự án về việc đã tiếp nhận Danh mục miễn thuế; trường hợp hồ sơ còn thiếu theo quy định hoặc cần giải trình, làm rõ thì trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhập hồ sơ, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ hoặc giải trình, làm rõ thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế; trường hợp không thuộc đối tượng miễn thuế thì trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhập hồ sơ, cơ quan hải quan thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế cho người đăng ký danh mục miễn thuế. |
45 |
|
Tại Điểm k, Khoản 3, Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định: Hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế phải có “Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo kết quả thầu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cho thuê tài chính, trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người thông báo Danh mục miễn thuế: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan”. Tại thời điểm chủ đầu tư thông báo Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để xác định chủ đầu tư có hợp đồng thầu cung cấp hàng hóa hay không, đã ký hợp đồng mua bán hàng hay chưa, đã xác định được thầu cung cấp hàng hóa hay ký hợp đồng cho thuê tài chính. Do đó, Cục HQ Cần Thơ gặp khó khăn trong việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu nêu trên tại thời điểm thông báo Danh mục. (Cục HQ Cần Thơ) |
Căn cứ quy định tại điểm k khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người thông báo Danh mục miễn thuế phải có “Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo kết quả thầu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cho thuê tài chính” . Trường hợp người nhập khẩu là người thông báo Danh mục miễn thuế thì hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế không bao gồm hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo kết quả thầu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cho thuê tài chính. |
46 |
|
Theo điểm c Khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016: Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã NK và quyết toán với cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy việc miễn thuế sẽ được giải quyết tại thời điểm nào? Thời điểm nhập khẩu từng tờ khai hay thời điểm quyết toán? (Cục HQ Long An)
|
Tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định: a) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. b) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Căn cứ quy định nêu trên thì việc miễn thuế được thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai. |
47 |
|
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định “2. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi. Người nộp thuế được xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt cao hơn mức thuế suất ưu đãi.”. Như vậy, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP đã có cơ chế xử lý tiền nộp thừa. Tuy nhiên, đối chiếu các trường hợp hoàn thuế theo quy định Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định hoàn nộp thừa. Đề nghị hướng dẫn xử lý tiền thuế nộp thừa (Cục HQ Đồng Nai, Cục HQ Hà Nội) |
Các trường hợp được xác định là nộp thừa, việc xử lý số tiền nộp thừa thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
|
48 |
|
Luật thuế XNK và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định hoàn thuế đối với tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc một số trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Như vậy có tiếp tục thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC không. Đề xuất: hướng dẫn các trường hợp hoàn thuế thực hiện theo Điều 18 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, hoàn trả tiền thuế nộp thừa vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. (Cục HQ Quảng Ninh) |
- Việc xử lý số tiền nộp thừa thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. - Việc hoàn thuế cho các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế quy định tại Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 129, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
49 |
|
- Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập. 1. Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm: ... 2. Hồ sơ hoàn thuế, gồm: a) Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính; - Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất. 1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu gồm: ….. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn: 1. Trường hợp này, doanh nghiệp có công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa xuất khẩu. 2. Việc xử lý không thu thuế nhập khẩu/xuất khẩu thì thực hiện tại thời điểm làm thủ tục hải quan hay thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu? (Cục HQ Hải Phòng) |
1. Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập. Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Cục Hải quan TP. Hải Phòng về việc sửa đổi nội dung điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. 2. Tổng cục Hải quan đã tổng hợp vướng mắc để sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
50 |
|
Tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định “a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu”. Quy định này không thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu vì người nhập khẩu không có đủ khách hàng để xuất tất cả các loại hàng mà mình nhập khẩu và ngược lại không phải người xuất khẩu nào cũng có đủ hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu. (Cục HQ Bình Định) |
Đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
|
51 |
|
Theo điểm b khoản 8 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì “Trường hợp các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá; gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng khi xuất khẩu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa đã nhập khẩu trước đây". Tuy nhiên tại Điều 33, 34, 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định “Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế". Cục HQ Hải Phòng đang thực hiện kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC là: Có thể miễn kiểm tra, kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tùy theo kết quả phân luồng tờ khai trên hệ thống. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn rõ: 1. Có bắt buộc phải kiểm tra thực tế hàng hóa và ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế quy định tại Điều 33, 34, 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hay không? 2. Trường hợp các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất có tiếp tục thực hiện quy định điểm b khoản 8 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC không? (Cục HQ Hải Phòng) |
1. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa và ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế quy định tại Điều 33, 34, 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 2. Trường hợp các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất thì tiếp tục thực hiện quy định tại điểm b khoản 8 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
52 |
|
Theo quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì “Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan” theo quy định của Luật Hải quan” theo đó hàng nhập khẩu để sản xuất sẽ không được hoàn thuế GTGT. Vậy với những lô hàng nhập kinh doanh sau đó tái xuất sang nước thứ 3 là đối tượng được hoàn thuế theo khoản 8 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC thuộc các tờ khai đăng ký trước ngày 01/7/2016 thì có được hoàn lại số tiền thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu không? (Cục HQ Quảng Ninh) |
Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, thì: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài trước ngày 01/7/2016 thì cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả số tiền thuế GTGT đã nộp tại khâu nhập khẩu được xác định là tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài từ ngày 01/7/2016 thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính. |
53 |
|
Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó phải tái xuất ra nước ngoài 1. Như vậy, đối với các lô hàng nhập khẩu kinh doanh sau đó tìm được khách hàng xuất khẩu, không phải là trường hợp phải tái xuất thì có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu? 2. Trường hợp doanh nghiệp B mua hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp A và xuất khẩu ra nước ngoài nguyên trạng, chưa gia công, chế biến tại Việt Nam thì có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu hay không? (Cục HQ Nghệ An) |
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó: 1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó tìm được khách hàng nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì được hoàn thuế quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13. 2. Tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. Việc tái xuất hàng hóa phải thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu. Căn cứ quy định nêu trên trường hợp tái xuất không thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu thì không được hoàn thuế. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
54 |
|
Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài, tái xuất bán sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. Tuy nhiên, theo điểm a Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hoàn thuế: “a. Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan”. Đề nghị hướng dẫn trường hợp tái xuất bán sang nước thứ ba còn được hoàn thuế hay không? (Cục HQ Đồng Nai) |
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài (bao gồm cả tái xuất sang nước thứ 3) được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
|
|
|
Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định điều kiện để hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm: “Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;…”. Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất để nhập khẩu hàng hóa theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu phải đăng ký tờ khai theo loại hình A12 tương tự như hướng dẫn tại công văn 1386/GSQL-GQ2 ngày 17/10/2016, sau khi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cũng không được hoàn thuế nguyên liệu đã nhập khẩu? Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn cụ thể: - Trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm (quy định rõ kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hay kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp xuất trình). - Trước đây, Bộ Tài chính có công văn số 5495/TBC-TCHQ ngày 26/4/2014 hướng dẫn kiểm tra cơ sở sản xuất theo Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013. Nay, Thông tư 128/2013/TT-BTC đã hết hiệu lực, đề nghị có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để xác định cơ sở sản xuất là hợp pháp để Hải quan địa phương thực hiện. (Cục HQ Đồng Nai) |
- Về việc kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. - Về đề nghị hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định cơ sở sản xuất: Tổng cục Hải quan có công văn số 7513/TCHQ-TXNK ngày 15/11/2017 ghi nhận vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai để đưa vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
56 |
|
Theo quy định tại khoản 12 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định trường hợp được hoàn thuế: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế”. Theo quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP trường hợp này không thuộc đối tượng hoàn thuế. Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn cách xử lý thuế khi doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng có quyết định miễn thuế, hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền. (Cục HQ Đồng Nai) |
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng có quyết định miễn thuế, hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
|
57 |
|
Căn cứ Phụ lục VII, Mẫu 10 đính kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định bảng kê về “Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư đề nghị hoàn thuế nhập khẩu” có 19 cột. Khi doanh nghiệp thể hiện dữ liệu sẽ không thể in trên giấy A4, loại giấy và máy in phổ biến hiện nay. Đề nghị quy định báo cáo được thể hiện trên 02 bảng kê như trước đây quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC để dễ thực hiện và theo dõi. (Cục HQ Đồng Nai) |
Mẫu số 10 phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định các nội dung người nộp thuế thực hiện khi báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư đề nghị được hoàn thuế nhập khẩu. Đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn doanh nghiệp tùy theo dung lượng dữ liệu báo cáo của doanh nghiệp để có cách trình bày phù hợp đảm bảo báo cáo đủ các nội dung theo mẫu số 10 phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. |
Về thực hiện thao tác, xử lý trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử |
|||
58 |
|
Tại mục II công văn 12166/BTC-TCHQ ngày 31/8/2016 hướng dẫn về việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, vậy việc khai báo của doanh nghiệp trên hệ thống VNACCS- VCIS thực hiện như đối với hàng gia công (mã biểu thuế B30) hay khai mã biểu thuế B01 và mã miễn giảm XN120, số tiền miễn giảm (tương ứng với số tiền thuế của mục hàng). (Cục HQ Hà Nội)
|
Việc miễn thuế, hồ sơ, thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Điều 12, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. - Mã miễn thuế: XN210 (Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) - Mã Biểu thuế: Mã biểu thuế tương ứng với hàng hóa nhập khẩu. |
59 |
|
Hiện nay, chưa có hướng dẫn về phương pháp hạch toán kế toán và thực hiện thao tác trên hệ thống kế toán tập trung đối với nghiệp vụ: 1. Hoàn trả tiền đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. (Trong cả hai trường hợp: Hoàn tiền thuế từ tài khoản tạm thu và hoàn tiền thuế đã chuyển nộp NSNN). 2. Chuyển số tiền đặt cọc từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước trong trường hợp quá thời hạn tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam. Đề nghị TCHQ hướng dẫn cách thực hiện và nâng cấp hệ thống kế toán tập trung để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. (Cục HQ Quảng Ninh) |
- Hạch toán tương tự như đối với trường hợp ký quỹ (hạch toán khoản phải trả) Khi phát sinh tài khoản thu: Nợ TK 112/Có TK 338 (chi tiết tiền đặt cọc) Khi hoàn từ tạm thu: Nợ TK 338/Có TK 112 Khi hoàn từ NSNN: Nợ TK 338/Có TK 333 (Phải phát sinh bút toán tạm thu nộp NSNN) - Nhập chức năng 2.B.1: Giấy nộp tiền - Hoàn trả nhập 2.B.1. Lý do chuyển tiền: Hoàn trả tiền đặt cọc
|
60 |
|
Đề nghị TCHQ cập nhật và có hướng dẫn về mã miễn, giảm, không chịu thuế đối với hàng gia công, SXXK. (Cục HQ Hà Nam Ninh) |
Bảng mã miễn, giảm, không chịu thuế dùng trong VNACCS đã được đăng tải trên trang web của Tổng cục Hải quan. Đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện. |
61 |
|
Đề nghị TCHQ hướng dẫn cách khai mã loại hình đối với tờ khai chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu nhập SXXK: + Sử dụng mã loại hình E31 hay A42. + Mã hiệu phương tiện vận chuyển chưa được hướng dẫn, cụ thể. (Cục HQ Hà Nam Ninh, Quảng Nam) |
Theo hướng dẫn công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan thì loại hình A42: Chuyển tiêu thụ nội địa khác được sử dụng trong trường hợp hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21. Đề nghị đơn vị sử dụng mã A42 cho tờ khai chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu nhập SXXK đúng theo quy định tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015. |
62 |
|
Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định những trường hợp thay đổi mục đích sử dụng hàng đầu tư miễn thuế, hàng được ưu đãi thuế thì khi thay đổi mục đích sử dụng thực chất là hoạt động kê khai nộp thuế thì không cần phải mở lại tờ khai mới, không cần quản lý chính sách mà nên quy định trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo thủ tục khác đơn giản hơn. Việc mở tờ khai mới ảnh hưởng đến kim ngạch, chính sách không cần thiết, thêm thủ tục hành chính rờm rà, kéo dài. Cụ thể: Trường hợp doanh nghiệp nhập máy móc, thiết bị mới để miễn thuế của dự án đầu tư nay thanh lý dưới dạng đã qua sử dụng, phế liệu,... nếu vẫn phải thực hiện chính sách khi mở tờ khai mới sẽ chịu sự quản lý như nhập khẩu hàng đã qua sử dụng, phế liệu, quản lý chất lượng,... thì sẽ rất bất cập, vô lý. Đề xuất: Đối với các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng chỉ thực hiện kê khai nộp thuế như các quy định trước đây mà không cần thực hiện mở tờ khai mới, trừ các trường hợp được xem là quan hệ xuất nhập khẩu tại chỗ. (Cục HQ Quảng Ngãi) |
Đề nghị đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
|
63 |
|
Điều 40 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm thi hành của các Bộ trong phạm vi nhiệm vụ của mình phải ban hành các Danh mục theo yêu cầu của Luật làm cơ sở miễn thuế. Từ ngày 01/9/2016 đến nay, các Bộ, ngành chưa ban hành các Danh mục hàng hóa liên quan. Đề nghị Tổng cục trao đổi với các Bộ để sớm ban hành Danh mục để thực hiện việc miễn thuế. (Cục HQ Hải Phòng, Cục HQ TP Hồ Chí Minh) |
Về vấn đề này, Văn Phòng Chính phủ đã có công văn 7956/VPCP-KTTH ngày 31/7/2017 về việc triển khai Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5436/TCHQ-TXNK ngày 17/8/2017 gửi các Bộ ngành, trong đó có gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Theo đó, trong thời gian các Bộ chưa ban hành Danh mục, tiêu chí, đề nghị các Bộ có văn bản xác nhận Danh mục hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp đáp ứng quy định miễn thuế tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và gửi cơ quan Hải quan 01 bản làm căn cứ miễn thuế theo quy định; trường hợp không có văn bản xác nhận của các Bộ, cơ quan Hải quan thực hiện thu thuế theo quy định. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
64 |
|
Tại điểm 3 công văn số 13959/BTC-TCHQ ngày 04/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn “Thời điểm nộp C/O đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc các hoạt động điều tiết giá của Nhà nước theo Luật Quản lý giá và các văn bản hướng dẫn thi hành được hướng dẫn riêng”. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn thống nhất. Trong thời gian Tổng cục chưa có hướng dẫn, Cục Hải quan áp dụng thống nhất tất cả các loại hàng hóa (kể cả xăng dầu) theo điểm 2 công văn số 13959/BTC-TCHQ (nộp bổ sung C/O trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ C/O mẫu VK). (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có công văn số 3109/BTC-TCHQ ngày 09/3/2017 hướng dẫn thực hiện. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
65 |
|
Tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK quy định hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc đối tượng miễn thuế. Khi khai báo trên hệ thống VNACCS, do khai mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu “XN019: Hàng Kinh doanh TNTX, TXTN trong thời hạn” tại tiêu chí 1.92 của tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu nên trên Hệ thống KTTT không ra chứng từ ghi số thuế phải thu cho tờ khai. Đối với hàng hóa kinh doanh TNTX, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước. 1. Đề nghị hướng dẫn phải nộp vào tài khoản nào? 2. Đề nghị hướng dẫn thực hiện theo dõi bảo lãnh chung, bảo lãnh riêng, tiền đặt cọc cho từng tờ khai trên hệ thống kế toán tập trung và có hướng dẫn xử lý thuế, bảo lãnh thuế, tiền đặt cọc sau khi tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam. (Cục HQ Hà Nội) |
1. Đối với việc nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi: Nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan (tạm thu hoặc tạm giữ) 2. Việc theo dõi bảo lãnh, đặt cọc đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, đề nghị đơn vị thực hiện theo dõi thủ công trong thời gian chờ nâng cấp hệ thống.
|
66 |
|
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật số 106/2016/QH13 thì tất cả các khoản truy thu, nợ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 đều tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày nhưng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC thì phải tính theo từng thời kỳ hiệu lực của văn bản: 0,1%, 0,07%, 0,05%, 0,03%/ngày. Mặt khác, hiện nay Điều 133 Thông tư số 38/2015/TT-BTC chưa được sửa đổi, thay thế. Đề nghị hướng dẫn đối với tiền chậm nộp thuế khâu XNK thực hiện theo Luật số 106/2016/QH13 (tất cả các khoản truy thu, nợ thuế đều tính 0.03%/ngày). (Cục HQ Quảng Ninh) |
Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 8237/TCHQ-TXNK ngày 24/8/2016 hướng dẫn thực hiện. Theo đó, căn cứ Luật số 106/2016/QH13 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) thì mức tính tiền chậm nộp được xác định là 0,03%/ngày tính trên tổng số tiền chậm nộp, hệ thống kế toán tập trung đã cập nhật và thực hiện từ ngày 1/7/2016. Hiện tại, hệ thống kế toán tập trung đáp ứng được việc xác định tiền chậm nộp theo quy định tại Luật số 106/2016/QH13. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
67 |
|
1. Tại Biểu xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế, mục 211 quy định “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” chịu thuế xuất khẩu 5%. - Tuy nhiên, quy định không chi tiết rõ tên vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm cụ thể là những mặt hàng gì để có thể cảnh báo khi kiểm tra mã số, mức thuế nên khó tránh khỏi sai sót. - Trường hợp là sản phẩm hoàn chỉnh của khâu này nhưng lại là nguyên liệu, vật tư của khâu khác thì có phải tính thuế khi xuất khẩu không? Ví dụ: Gạch ốp, lát hoặc xi măng là thành phần được sản xuất từ đất sét hoặc clinker xi măng nhưng các sản phẩm này cũng là vật tư dùng trong xây dựng (theo TT 14/2015/BKHĐT) thì có thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu không? Kiến nghị: Đề nghị quy định cụ thể Danh mục vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm để hướng dẫn doanh nghiệp khai báo và kiểm tra của công chức Hải quan. (Cục HQ Hải Phòng, Cục HQ Bình Định) 2. Tại Điều 4 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Điều 4. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế. 1. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.” - Tại Số thứ tự 211 Phụ lục 1 - Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” có thuế xuất khẩu là 5%. - Căn cứ hướng dẫn tại điểm 3 Công văn số 9744/TCHQ-TXNK ngày 12/10/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn kê khai mã số hàng hóa và thuế suất thì doanh nghiệp tự kê khai xác định đối tượng chịu thuế xuất khẩu 5% đối với hàng hóa có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại đơn vị đều là doanh nghiệp thương mại thuần túy, thực hiện mua bán qua nhiều khâu trung gian, dẫn đến việc xác định đối tượng chịu thuế xuất khẩu 5% của cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan gặp nhiều khó khăn. Vướng mắc: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại (không sản xuất trực tiếp hàng hóa) khi xuất khẩu mặt hàng thuộc số thứ tự 211 Phụ lục 1 - Nghị định số 122/2016/NĐ-CP không xác định được % giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm. (Cục HQ Hà Tĩnh) 3. Tại dòng 211 Phục lục I Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về biểu thuế xuất khẩu quy định: “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” có thuế xuất khẩu 5%. Quy định này chưa cụ thể, công chức Hải quan không xác định được mặt hàng nào có thành phần cấu tạo từ tài nguyên, khoáng sản để yêu cầu kê khai giá thành sản phẩm làm căn cứ xác định mặt hàng thuế xuất khẩu. Đề nghị ban hành danh mục mặt hàng cần kiểm tra giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng làm cơ sở để Hải quan địa phương xác định mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. (Cục HQ Đồng Nai) |
1+2+3. Để giải quyết khó khăn, vướng mắc tạm thời của các Cục Hải quan địa phương đối với nội dung liên quan, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại công văn số 9744/TCHQ-TXNK ngày 12/10/2016 hướng dẫn kê khai mã số hàng hóa và thuế suất để thực hiện biểu thuế xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và công văn số 10610/TCHQ-TXNK ngày 09/11/2016 về việc ấn định thuế xuất khẩu đối với mặt hàng Clinker. Hiện nay, Vụ Chính sách thuế -BTC chủ trì báo cáo Bộ để trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn.
|
68 |
|
1. Từ ngày 01/01/2017 căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ thì Lệ phí hải quan là khoản thu bắt buộc phải nộp Ngân sách Nhà nước. Hiện nay nợ lệ phí hải quan không được cưỡng chế, doanh nghiệp nộp lệ phí từng tháng, từng quý thậm chí từng năm tài chính, khi thanh khoản phải thanh khoản từng tờ khai, mất nhiều thời gian. Đề nghị từ ngày 01/01/2017: Doanh nghiệp bắt buộc phải khai lệ phí hải quan trên tờ khai và nộp cùng lúc với thuế nhập khẩu, thuế GTGT khi thông quan hàng hóa. 2. Hiện nay, việc khóa sổ kế toán, báo cáo kế toán có nhiều vướng mắc khi đối chiếu số liệu giữa hải quan - Kho bạc Nhà nước nên việc sử dụng và quản lý chương trình KTTT: Đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu và xử lý trên tinh thần 3 cấp: Cấp Chi cục (nơi thực hiện), cấp Cục (nơi quản lý) và cấp Tổng cục Hải quan (nơi quản lý). (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
1. Theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC thì lệ phí hải quan phải nộp ngân sách nhà nước; phí hải quan thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan hải quan và khoản phí này nộp vào tài khoản tiền gửi, không nộp cùng với tiền thuế vào NSNN. 2. Hiện nay, việc hạch toán, khoá sổ, báo cáo kế toán thực hiện theo Thông tư số 174/2016/TT-BTC. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.
|
69 |
|
Một số văn bản về miễn thuế chưa có văn bản bãi bỏ, nội dung không phù hợp với Luật thuế XNK, nhưng chưa rõ hiệu lực hay không (Quyết định 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013, Thông tư số 90/2011/TT-BTC ngày 20/6/2011; Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012, Thông tư 101/2010/TT-BTC ngày 14/7/2010, Thông tư số 116/2012/TT-BTC ngày 20/8/2013. (Cục HQ Quảng Ninh) |
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do đó, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về miễn thuế có nội dung trái với Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. |
70 |
|
Quản lý Hải quan hiện đại và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ hải quan (nói chung) và đối với nghiệp vụ: hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh TN-TX (thuộc đối tượng miễn thuế), kiểm tra sau thông quan, thanh tra (nói riêng) chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Đề nghị Tổng cục Hải quan sớm sửa đổi, bổ sung các quy trình để phù hợp với thực tế theo hướng chuyển từ quản lý tờ khai sang quản lý doanh nghiệp. (Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) |
Hiện nay Tổng cục Hải quan đang tiến hành đánh giá doanh nghiệp để phân loại mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, đồng thời căn cứ kết quả đánh giá để đưa ra các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp. Để nâng cao hiệu quả công tác này, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan sau khi Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC được ban hành. |