Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Văn bản số 480/VPCP-KTTH ngày 17/1/2020 của Văn phòng Chính phủ,
Bộ Tài chính dự thảo Báo cáo đánh giá tổng thể những vướng mắc, bất cập về nguồn
kinh phí và cơ chế hỗ trợ các địa phương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho
thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện
theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH và định hướng
dự kiến sửa đổi, bổ sung (đính kèm).
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
có ý kiến đối với dự thảo Báo cáo, đề xuất phương án sửa đổi và báo cáo tình
hình thực hiện chính sách giai đoạn 2016-2020 tại các cơ sở đào tạo nghề do địa
phương quản lý theo Biểu đính kèm.
Ý kiến tham gia đề nghị gửi Bộ Tài
chính trước ngày 26/6/2020 để tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vụ I, Vụ HCSN (để phối hợp);
- Lưu: VT, NSNN
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
UBND tỉnh (thành phố):……..
KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ SƠ CẤP CHO THANH NIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ
DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ THEO NĐ 61/2015/NĐ-CP
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Nội dung
|
Kết quả thực hiện
chính sách giai đoạn 2016-2019
|
Kinh phí NSTW
đã hỗ trợ từ 2016-2019
|
Dự kiến năm
2020
|
Ghi chú
|
Đối tượng
|
Kinh phí NSNN
|
Trong đó, đối với
năm 2019
|
Đối tượng
|
Kinh phí
|
Tổng đối tượng
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
Tổng kinh phí
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
Đối tượng ngoài
tỉnh
|
Kinh phí bố trí
đối tượng ngoài tỉnh
|
1
|
2
|
3=4+5+
6+7
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8=9+10+
11+12
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
|
TỔNG CỘNG:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Bộ đội xuất ngũ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Công an xuất ngũ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Thanh niên tình nguyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VỀ NGUỒN KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ
HỖ TRỢ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN THEO NGHỊ ĐỊNH
SỐ 61/2015/NĐ-CP VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI
(Kèm theo Công văn số 7431/BTC-NSNN ngày 19/6/2020
của Bộ Tài chính)
Phần I: Đánh
giá tổng thể tình hình triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên và những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách:
1. Về cơ sở pháp
lý:
Hiện nay, chính sách đào tạo nghề cho
đối tượng thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên
tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện các chương trình, dự án phát triển
kinh tế xã hội (Sau đây gọi tắt là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ) được
quy định tại Điều 16 Mục 1 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính
phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm
và Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng
quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
2. Về các nội
dung cơ bản:
a) Về đối tượng và chính sách hỗ
trợ:
Tại Điều 16 Mục 1 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định các đối tượng thanh niên
hoàn thành nghĩa vụ khi tham gia đào tạo nghề được hưởng chính sách hỗ trợ như
sau:
(1) Khi tham gia đào tạo nghề
trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ: (i) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ
chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và
các văn bản hướng dẫn; (ii) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp,
cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn (khoản 1 Điều 16 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
(2) Khi tham gia đào tạo nghề
trình độ sơ cấp: được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng
tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong vòng 01
năm kể từ ngày cấp (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
b) Về trách nhiệm của các cơ quan:
- Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP giao: “Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng
quy định tại Điều 14 Nghị định này”.
- Ngày 28/12/2016, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội có Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ (là các thanh niên đối tượng
thanh niên nêu trên). Theo đó:
+ Đối với chính sách đào tạo nghề
trình độ sơ cấp cho thanh niên (Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH):
Quy định chi tiết nội dung, mức hỗ trợ đào tạo nghề, hồ sơ đăng ký, nguồn kinh
phí, quy trình lập kế hoạch, dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ và trách nhiệm
của các cơ quan liên quan.
+ Đối với chính sách đào tạo nghề
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho thanh niên (Điều 4 Thông tư số
43/2016/TT-BLĐTBXH): (i) các thanh niên được hưởng chế độ miễn, giảm học
phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ
về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm
2015-2016 đến năm học 2020-2021; (ii) các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn quy
định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 157/2017/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Chính
phủ được hỗ trợ vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ
cao đẳng.
- Tại gạch đầu dòng thứ 5 điểm a khoản
5 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối
tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định: “Bộ Lao động
- thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa
phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề cho thanh niên và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền. Định kỳ
3 năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
thanh niên.”
- Các Bộ, cơ quan trung ương còn lại
(Quốc phòng, Bộ Công an) không có hướng dẫn thêm về chính sách này.
c) Về nguồn kinh phí đảm bảo:
- Tại Điều 17 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP quy định: “Nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối
tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước”.
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 3
Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương Binh và
Xã hội:
“a) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo
nghề trình độ sơ cấp qua Thẻ cho thanh niên do ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên, được giao
hằng năm của bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước.
b) Hằng năm, nguồn kinh phí do
ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa
phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện...”.
Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH không
hướng dẫn về nguồn kinh phí hỗ trợ nghề cho thanh niên hoàn thành trình độ
trung cấp, cao đẳng do thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định
số 157/2017/QĐ-TTg.
Với quy định như trên, không xác định
được nhu cầu kinh phí của từng cấp ngân sách và cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP
(nếu thiếu)
c) Về lập kế hoạch, dự toán và quyết
toán kinh phí:
- Hàng năm căn cứ số lượng đối tượng
thụ hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và định mức chi phí đào tạo nghề; cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ đào
tạo nghề sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ; tổng hợp chung trong kế hoạch,
dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị gửi cơ quan tài chính (điểm a khoản
3 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương
Binh và Xã hội).
- Các cơ sở đào tạo được ngân sách
nhà nước đối tượng tham gia đào tạo NSNN hỗ trợ các cơ sở đào đạo theo số quyết
toán chi thực tế (chi hỗ trợ đào tạo, chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại) nhưng không
vượt quá giá trị tối đa của thẻ (điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư số
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội).
Với quy định trên, việc xác định nhu
cầu kinh phí và lập dự toán kinh NSNN và số hỗ trợ từ NSTW không xác định được
do Nghị định số 61/2015/NĐ-CP chưa xác định được rõ nhiệm vụ chi của từng cấp
ngân sách và cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP.
3. Về tình hình
thực hiện chính sách:
3.1. Đối với các đối tượng
thanh niên tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng:
Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục,
mức hỗ trợ và các nội dung quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Quyết định số
157/2017/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Chính phủ được hỗ trợ vay vốn để tham gia
đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
(Đề nghị các Bộ, Địa phương
đánh giá tình hình thực hiện 02 chính sách này giai đoạn 2016-2020).
3.2. Đối với các đối tượng
thanh niên tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp:
Đối với các Bộ, cơ quan trung ương,
căn cứ chế độ quy định, NSTW đã bố trí …….. tỷ đồng (chi tiết từng năm) để thực
hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp cho ….… đối tượng thanh niên
(chi tiết từng năm) theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Đối với các địa phương, sau 4 năm thực
hiện (2016-2019), kinh phí NSNN hỗ trợ thực hiện chính sách là …….. tỷ đồng
(chi tiết từng năm) để đào tạo ……… đối tượng thanh niên (chi tiết từng năm).
(Số liệu cụ thể sẽ được cập nhật
sau khi các đơn vị có ý kiến)
4. Một số khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách:
Qua phản ánh của một số địa phương,
trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp còn vướng
mắc bất cập, cụ thể như sau:
(1). Về đối tượng:
Các đối tượng được hỗ trợ đào tạo tại
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP mở rộng hơn so với Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg
ngày 09/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trước đây, quy định hỗ trợ thêm 02 đối
tượng: thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an và thanh niên tình nguyện hoàn
thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, chưa quy định rõ chương
trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương hay trung ương và chưa
quy định rõ phân cấp quản lý đối tượng được hỗ trợ đào tạo để làm căn cứ xác định
nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, từng địa phương.
Do vậy, dẫn tới thực tế các đối tượng
có nhu cầu đào tạo nghề thường tập trung vào địa bàn các thành phố lớn, có cơ sở
đào tạo nghề uy tín, gây áp lực ngân sách đối với các tỉnh, thành phố có đông đối
tượng tham gia đào tạo, bao gồm cả các địa phương có khoản thu điều tiết về
ngân sách trung ương (Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu) và các địa phương có ngân sách
khó khăn, nhận bổ sung cân đối từ NSTW (Thanh Hóa, Bình Định,...)
Đồng thời Nghị định 61/2015/NĐ-CP,
Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH chưa quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền cấp
thẻ và quy trình, thủ tục cấp thẻ cho đối tượng.
(2). Về định mức kinh tế kỹ thuật
và mức hỗ trợ:
- Điều 3 Thông tư số
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều
14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định các Bộ, cơ quan trung ương ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng định mức đào tạo để các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp triển khai hỗ trợ và quyết toán với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên,
nhiều địa phương, Bộ, ngành chưa xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật nên
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa có căn cứ thống nhất thực hiện.
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP chỉ quy
định mức hỗ trợ tối đa cho người tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới
03 tháng là 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề, chưa đảm bảo
tính tương quan với Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng,
do mức hỗ trợ cao hơn tối thiểu 1,7 lần (mức hỗ trợ tại Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg chỉ từ 2,5 triệu đồng đến 06 triệu đồng/người/khóa học).
(3). Về kinh phí thực hiện hỗ trợ
đào tạo nghề:
- Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH thay
đổi cơ chế bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ (trước đây bố trí từ NSTW trong dự toán
của Bộ Quốc phòng) sang bố trí trong dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương và
địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước; đồng thời chuyển nhiệm vụ chi hỗ
trợ đào tạo bộ đội xuất ngũ đào tạo tại các cơ sở giáo dục địa phương do ngân
sách địa phương đảm bảo. Nhưng không quy định rõ về phân cấp quản lý nên không
xác định được nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách (Đối tượng nào do NSTW, đối
tượng nào do NSĐP đảm bảo kinh phí, mà thực hiện cấp thẻ, đối tượng được chọn học
nghề tại bất cứ cơ sở đào tạo: có thể của Trung ương quản lý, có thể của địa
phương quản lý trên địa bàn cả nước). Do đó, không dự toán được nguồn kinh phí
của từng cấp ngân sách.
- Trên thực tế, số lượng các thanh
niên xuất ngũ, tình nguyện tham gia học nghề thường tập trung vào các thành phố
lớn dẫn đến ngân sách địa phương này phải chi cho nhiệm vụ của địa phương khác
(ví dụ: thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự
án phát triển kinh tế xã hội thuộc nhiệm vụ của tỉnh Hà Giang xuống học tại cơ
sở đào tạo của Thành phố Hà Nội), gây áp lực ngân sách cho các thành phố này và
chưa tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước về nguyên tắc phân cấp
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và quan hệ giữa ngân sách địa phương này với
ngân sách địa phương khác.
(4). Về cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho
NSĐP:
Tại Điều 17 Nghị định số
61/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH chưa quy định cụ
thể cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP, chỉ nêu: “Hằng năm, nguồn kinh phí do
ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa
phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện”, chưa quy định
nguyên tắc hỗ trợ cụ thể, nên từ năm 2017, trên cơ sở văn bản đề nghị của một số
địa phương, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương gặp
khó khăn về cân đối ngân sách trong quá trình thực hiện chính sách như: số lượng
học viên ngoại tỉnh tập trung trên địa bàn lớn, địa phương chưa tự cân đối được
ngân sách, hụt thu ngân sách địa phương, mà chưa có cơ chế hỗ trợ thống nhất đối
với chính sách này, chưa đảm bảo công khai, minh bạch trong việc hỗ trợ các địa
phương.
Phần II. Đề xuất
sửa đổi, bổ sung:
1. Về đối tượng:
Toàn bộ thanh niên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, được tham gia đào tạo nghề
trình độ sơ cấp có hộ khẩu thường trú tại địa phương nào do địa phương đó quản
lý (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ định danh, có dán ảnh).
Theo đó, đề xuất 02 Phương án hỗ trợ
đối tượng như sau:
a) Phương án 01: Hỗ trợ qua cơ sở
đào tạo bằng hình thức giao nhiệm vụ/đặt hàng:
- Đối với thanh niên hoàn thành
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, căn cứ số đối
tượng thanh niên hoàn thành nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo của đối tượng và định mức
chi phí, Bộ, cơ quan trung ương chủ chương trình, dự án của Trung ương giao nhiệm
vụ/đặt hàng đối với các cơ sở đào tạo. NSTW đảm bảo kinh phí thực hiện các đối
tượng hoàn thành chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương
đã tham gia đào tạo sơ cấp theo quy định.
- Đối với các đối tượng thanh niên
còn lại (thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện
hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương), căn cứ số đối tượng thanh niên hoàn thành nhiệm vụ và nhu cầu đào
tạo của đối tượng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt kế hoạch giao nhiệm vụ/đặt hàng để địa phương giao nhiệm vụ/đặt hàng
đối với các cơ sở đào tạo.
NSĐP đảm bảo kinh phí thực hiện cho
các đối tượng thanh niên còn lại nêu trên. NSTW hỗ trợ địa phương khó khăn theo
cơ chế hỗ trợ thực hiện chính sách ASXH hiện hành.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,
Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc lập dự toán, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật NSNN, Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng
hoặc đấu thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí thường xuyên và các văn bản liên quan. Định kỳ hàng năm, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, bố trí kinh phí và xác định
phần NSTW hỗ trợ theo quy định.
+ Ưu điểm: Đối tượng không phải
chi trả trước chi phí đào tạo; Phân định rõ nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa
phương.
+ Nhược điểm: Đối tượng đào tạo
tại các cơ sở đào tạo của trung ương, địa phương theo chỉ định, không được lựa
chọn nơi đào tạo.
b) Phương án 02: Hỗ trợ trực tiếp
cho đối tượng sau khi hoàn thành khóa đào tạo:
- NSTW hỗ trợ NSĐP 100% kinh phí đào
tạo thanh niên hoàn thành chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
Trung ương.
- Đối với các đối tượng thanh niên
còn lại (thanh niên hoàn thành nhiệm vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện
hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương). Đối tượng có hộ khẩu thường trú tại địa phương nào, do NSĐP đó bố
trí kinh phí. Việc hỗ trợ được thực hiện trực tiếp cho đối tượng sau khi hoàn
thành khóa đào tạo và có việc làm theo quy định.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,
Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc lập dự toán, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật NSNN, Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng
hoặc đấu thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí thường xuyên và các văn bản liên quan. Định kỳ hàng năm, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, bố trí kinh phí và xác định
phần NSTW hỗ trợ theo quy định.
+ Ưu điểm: Thống nhất việc quản lý đối
tượng thành niên theo hộ khẩu. Đơn giản, dễ quản lý đối tượng, phân định rõ nhiệm
vụ chi giữa trung ương, địa phương. Nâng cao trách nhiệm của đối tượng tham gia
đào tạo.
+ Nhược điểm: Đối tượng phải ứng trước
kinh phí đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và có việc làm mới được hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước.
c) Phương án khác:
Do Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương đề xuất (nếu có).
2. Về định mức
kinh tế kỹ thuật và mức hỗ trợ đào tạo:
- Đề nghị quy định rõ trách nhiệm cơ
quan ban hành định mức kinh tế kỹ thuật vào dự thảo Văn bản sửa đổi cơ chế hỗ
trợ đào tạo sơ cấp quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
- Về mức hỗ trợ: Đảm bảo tương quan đối
với Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mức
và phạm vi hỗ trợ.
3. Về kinh phí
thực hiện và cơ chế hỗ trợ:
- Đối với phương án 1:
“Nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo
nghề cho các đối tượng quy định thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân
sách nhà nước.
Ngân sách trung ương đảm bảo kinh
phí đào tạo cho các đối tượng hoàn thành chương trình, dự án phát triển KTXH của
Trung ương (Cơ quan trung ương được giao chủ trì Chương trình, Đề án bố trí dự
toán hàng năm để chi hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành chương
trình, dự án PTKTXH của Trung ương).
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh
phí đào tạo đối với thanh niên hoàn thành nhiệm vụ (quân sự, công an và chương
trình, dự án PTKTXH của địa phương). Đối với các địa phương có khó khăn về ngân
sách, NSTW hỗ trợ NSĐP theo cơ chế hỗ trợ thực hiện chính sách an sinh xã hội
(giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng
Chính phủ)”.
- Đối với phương án 2:
“Nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo
nghề cho các đối tượng quy định thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân
sách nhà nước. Kinh phí đào tạo cho các đối tượng xuất ngũ, hoàn thành nhiệm vụ
có hộ khẩu thường trú tại địa phương nào do địa phương đó đảm bảo.
NSTW bổ sung mục tiêu cho NSĐP
kinh phí đào tạo thanh niên hoàn thành chương trình, dự án phát triển kinh tế -
xã hội của Trung ương và các địa phương có khó khăn về ngân sách, NSTW hỗ trợ
NSĐP theo cơ chế hỗ trợ thực hiện chính sách an sinh xã hội (giai đoạn
2017-2020 theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ)”.
(Đề nghị các Bộ, cơ quan trung
ương, địa phương đánh giá ưu, nhược điểm khi thực hiện theo từng phương án nêu
trên, đề xuất phương án chọn và nêu rõ lý do).
Phần III. Về cơ
quan chủ trì sửa đổi và hình thức Văn bản sửa đổi/thay thế:
1. Về cơ quan
chủ trì trình sửa đổi:
Do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
là đơn vị chủ trì ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn
thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện nêu tại Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP và Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH, vì vậy, sau khi tổng hợp
các vướng mắc về nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP, Bộ Tài chính
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì
với các Bộ, địa phương có liên quan, đánh giá các vướng mắc khác (như: sự tương
quan giữa các chính sách xã hội về mức hỗ trợ, định mức kinh tế kỹ thuật, hồ
sơ, thủ tục,...) trong quá trình triển khai thực hiện để tổng hợp trình cấp có
thẩm quyền ban hành Văn bản sửa đổi/thay thế cho phù hợp.
2. Về đánh giá
tác động và sửa đổi vướng mắc liên quan đến nguồn kinh phí: Sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính sẽ phối
hợp với Bộ LĐTB&XH thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao.
3. Về hình thức
Văn bản sửa đổi/thay thế: Đề nghị Bộ Tư pháp có ý
kiến thêm về nội dung này./.