Công văn 7039/VPCP-TH về thu hồi và thay thế Nghị quyết 90/NQ-CP về phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 7039/VPCP-TH
Ngày ban hành 24/07/2018
Ngày có hiệu lực 24/07/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7039/VPCP-TH
V/v thu hồi và thay thế Nghị quyết

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2018

 

Kính gửi:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân t
i cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
.

Ngày 10 tháng 7 năm 2018, Văn phòng Chính phủ đã phát hành Nghị quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2018. Do sơ suất trong khâu in ấn tài liệu, Nghị quyết đã phát hành bị thiếu một phần điểm b Mục 13 (về phương án phân bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và xử lý một số vướng mắc trong việc chuyển nguồn kinh phí thường xuyên ngân sách trung ương năm 2017) so với nội dung Chính phủ đã quyết nghị và được Thủ tướng Chính phủ duyệt, ký ban hành, cụ thể:

“b) Đồng ý chủ trương sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách dân tộc ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 về Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 và Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025”.

Văn phòng Chính phủ xin thu hồi Nghị quyết đã phát hành và thay thế bằng Nghị quyết gửi kèm theo công văn này./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP: BTCN; các PCN; Trợ lý TTg; Thư ký PTTg; TGĐ
Cổng TTĐT; Công báo;
- Lưu: VT, TH (2b).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/NQ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ THÁNG 6 NĂM 2018

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2018, tổ chức vào ngày 02 và 03 tháng 7 năm 2018,

QUYẾT NGHỊ:

1. Về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 01 năm 2018

Chính phủ thống nhất đánh giá: Với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cng đng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục tiến triển tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tín dụng tăng trưởng hợp lý, mặt bằng lãi suất ổn định, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm, tỷ giá và thtrường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, cao nhất kể từ năm 2012; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, ngành công nghiệp chế biến, chế to tiếp tục là điểm sáng với mức tăng 13,02%; khu vực dịch vụ tăng 6,9%, cao nht 7 năm gn đây. Thu ngân sách nhà nước tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 16%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 19,9%; xuất siêu 2,7 tỷ USD. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng cao, đạt 55,7 điểm, dẫn đầu các nước ASEAN. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 10,1%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số vốn đăng ký đu tăng. Các chính sách người có công, an sinh xã hội, giảm nghèo được thực hiện chu đáo; đời sống người dân được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học quốc gia được tổ chức nghiêm túc, an toàn và thành công. Hệ sinh thái khởi nghiệp đi mới sáng tạo dn được hình thành; hệ tri thức Việt số hóa đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, nhất là trong thế hệ trẻ. Hoạt động văn hóa diễn ra phong phú, giàu bản sắc. Thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng. Thông tin truyền thông được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nước ta còn phải đối mt với nhiều khó khăn, thách thức: Cơ cấu lại nền kinh tế chưa chuyển biến nhiều về chất; cơ cấu lại đầu tư công còn chưa rõ nét; cổ phần hóa và thoái vn nhà nước còn chậm. Sức ép lạm phát gia tăng. Cải thiện môi trường kinh doanh chưa đng bộ; năng sut lao động, sức cạnh tranh ở nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Tình trạng ô nhim môi trường, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép vn còn tiếp din. Thiên tai, mưa lũ tại một số tỉnh min núi phía Bc, sạt lở vùng Đng bng sông Cửu Long gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trật tự, an toàn xã hội ở một số địa phương có biểu hiện phức tạp, xuất hiện một số vụ bạo động, biu tình; tình hình cháy nổ, tai nạn giao thông đáng lo ngại... Trong khi đó, tình hình thế giới diễn biến phc tp, khó lường, nguy cơ tác động không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch năm 2018, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát phương châm “Kỷ cương, Liêm chính, Hành đng, Sáng tạo, Hiệu quả”; phát huy kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 19/2018/NQ-CP, số 35/NQ-CP và các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, 7 (khóa XII); năng động, sáng tạo, kỷ luật, kỷ cương; nỗ lực phấn đấu bng những việc làm và kết quả cụ thể, tạo chuyển biến thực chất trên từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương; trong đó tập trung một số nội dung sau:

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, kp thời có các giải pháp, đối sách phù hợp; phối hợp chặt chẽ, điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách, bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng.

- Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình sản xuất kinh doanh, tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, chủ động điều hành, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản đra; đng thời rà soát, xác định động lực tăng trưởng mới trong thời gian tới. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách theo kế hoạch; đẩy mạnh cơ cu lại nn kinh tế và cơ cấu lại từng ngành, từng lĩnh vực, bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát trin bn vững.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật các kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, có tính đến các diễn biến mới trên thị trường quốc tế về giá cả hàng hóa, chu chuyển thương mại, đầu tư, tài chính. Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực tế, làm rõ nguyên nhân giải ngân chậm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, thu hồi kế hoạch đu tư công đã giao cho bộ, ngành trung ương và địa phương nhưng không giải ngân. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu, xây dựng, thanh quyết toán các dự án đầu tư công.

- Nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu. Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành khn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình ban hành các văn bản về cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; 50% điều kiện đu tư kinh doanh trước ngày 15 tháng 8 năm 2018. Kiên quyết không làm phát sinh những điều kiện kinh doanh mới trong th chế chính sách, pháp luật mới ban hành, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phi hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; triển khai đng bộ các giải pháp quản lý ngoại hi, ổn định thị trường ngoại tệ; xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá hạn chế tác động tiêu cực của những biến động kinh tế, tài chính thế giới; chủ động công tác truyn thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất n trên thị trường ngoại hi. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

- Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nợ công; phấn đấu tăng thu nội địa và xuất nhập khẩu, quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; điều hành chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; chấn chỉnh việc chi ngân sách lãng phí, nhất là chi đi công tác nước ngoài của các địa phương. Tiếp tục cắt giảm thời gian và chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo him xã hội. Chỉ đạo thực hiện đng bộ các giải pháp phát triển ổn định, hiệu quả thị trường chứng khoán. Theo dõi sát din biến thị trường, rà soát lại kế hoạch điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công trên cơ sở các kịch bản mới về lạm phát, đề xuất kịch bản điều hành giá chung phù hợp.

- Các bộ quản lý chuyên ngành tiếp tục chủ động tăng cường công tác dự báo, bám sát diễn biến giá cả thị trường, đề xuất kịch bản điều hành giá chi tiết đối với từng mặt hàng cụ thể, điều hành giá theo kịch bản đã đề ra, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; theo dõi sát tình hình sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi, khống chế kịp thời không để thành dịch. Đẩy mạnh khai thác hải sản ở vùng bin xa, vùng nước sâu; kiên quyết chấn chỉnh, thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản. Triển khai phương án vận hành, bảo đảm an toàn cho các đập, hchứa trong mùa mưa bão. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chng thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở. Khẩn trương tổng hợp thiệt hại, đề xuất và triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ