Công văn 6978/BTC-TCHQ thực hiện Quyết định 2564/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 6978/BTC-TCHQ
Ngày ban hành 31/05/2013
Ngày có hiệu lực 31/05/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6978/BTC-TCHQ
V/v thực hiện Quyết định số 2564/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2013

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Bộ Tài chính nhận được Quyết định số 2564/QĐ-BCT ngày 22/04/2013 và Công văn số 3503/BCT-QLCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam; công văn số 1429/HQHCM-TXNK ngày 03/05/2013 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai áp dụng biện pháp thuế tự vệ tạm thời, Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:

1. Phạm vi và đối tượng:

- Mặt hàng áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: các mặt hàng dầu thực vật nhập khẩu, cụ thể là dầu nành tinh luyện, dầu stearin tinh luyện và dầu olein tinh luyện IV57 thuộc các mã số 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 (theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính).

- Nước xuất khẩu của hàng hóa áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: tất cả các nước bị điều tra, ngoại trừ các nước có trong danh sách các nước bị loại trừ khỏi vụ điều tra tại Phụ lục kèm theo Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 2564/QĐ-BCT.

2. Mức thuế:

Ngoài mức thuế nhập khẩu hiện hành theo các Biểu thuế nhập khẩu như MFN, ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, AIFTA, AANZFTA và thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, thì các mặt hàng áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời bị áp dụng thêm mức thuế suất thuế tự vệ là 5%.

3. Hiệu lực và thời hạn áp dụng của biện pháp tự vệ tạm thời: từ ngày Quyết định số 2564/QĐ-BCT có hiệu lực (từ ngày 7/5/2013) cho đến ngày có Quyết định chính thức nhưng không quá 200 ngày.

4. Phương pháp tính thuế tự vệ đối với các mặt hàng nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời:

Thuế tự vệ tạm thời

=

Số lượng hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế tự vệ tạm thời

x

Giá tính thuế nhập khẩu

x

Thuế suất thuế tự vệ tạm thời (5%)

5. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: thuế tự vệ tạm thời được cộng thêm vào trong trị giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời để tính thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

6. Thu nộp, hoàn trả (nếu có) thuế tự vệ tạm thời:

6.1. Trường hợp thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản thu ngân sách thì: tiền thuế tự vệ tạm thời cũng được nộp vào tài khoản thu ngân sách.

Theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì thuế tự vệ thuộc mục 1900 "Thuế nhập khẩu", tiểu mục 1903 - Thuế nhập khẩu bổ sung (Thuế tự vệ).

Sau khi có quyết định chính thức về việc áp dụng biện pháp tự vệ thì cơ quan Hải quan thực hiện hoàn trả thuế tự vệ tạm thời (nếu có) theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003 của Chính phủ và pháp luật về hoàn thuế.

6.2. Trường hợp thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tạm thu (ví dụ như nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất) thì tiền thuế tự vệ tạm thời cũng được nộp vào tài khoản tạm thu. Khi thanh khoản, việc hoàn trả tiền thuế tự vệ tạm thời thực hiện như đối với tiền thuế nhập khẩu.

Trường hợp chưa thanh khoản, sau khi có Quyết định chính thức về việc áp dụng biện pháp tự vệ thì thuế tự vệ tạm thời được hoàn trả (nếu có) từ tài khoản tạm thu.

7. Về biên lai thu tiền thuế tự vệ tạm thời:

Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm thời sử dụng mẫu 02/HNK để thu thuế tự vệ trong trường hợp cơ quan hải quan trực tiếp thu tiền mặt cho đến khi có mẫu biên lai mới, lãnh đạo Chi cục phụ trách trực tiếp ký và đóng dấu treo của đơn vị và thực hiện như sau:

- Trường hợp tờ khai có nhiều mặt hàng, không có thuế TTĐB nhưng có thuế tự vệ thì sửa ô "Tiền thuế TTĐB" thành "Tiền thuế tự vệ".

- Trường hợp tờ khai có cả thuế TTĐB và thuế tự vệ thì viết thành 2 biên lai thu thuế. Một biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế BVMT, một biên lai thu thuế tự vệ.

8. Tờ khai báo trên tờ khai hải quan:

8.1. Đối với tờ khai hải quan điện tử:

- Về việc khai báo: trong thời gian chờ hiệu chỉnh, bổ sung tiêu chí khai báo Thuế tự vệ trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan khai thuế tự vệ vào tiêu chí thuế khác trên Hệ thống khai hải quan điện tử.

- Về tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu in: đối với những hàng hóa có thuế tự vệ sẽ được thể hiện tại tiêu chí 27 - Thuế TTĐB của Tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai nhập khẩu in. Đồng thời tên tiêu chí 27 sẽ được thay thế bằng "Thuế TTĐB/Thuế Tự vệ".

8.2. Đối với tờ khai hải quan thủ công:

Trên cơ sở sử dụng mẫu tờ khai nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai tự vệ vào tiêu chí 27 - thuế TTĐB của Tờ khai hải quan nhập khẩu và phụ lục tờ khai nhập khẩu in. Đồng thời tên tiêu chí 27 sẽ được thay thế bằng "Thuế TTĐB/Thuế Tự vệ". Việc ghi trị giá tính thuế, thuế suất và số tiền thuế tự vệ phải nộp trên các ô tương ứng của tờ khai theo đúng quy định.

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, người khai hải quan và các Công ty xây dựng hệ thống khai hải quan điện tử về cách thức khai báo thuế tự vệ và in tờ khai hải quan điện tử tương ứng.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ