BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 6684/BTC-NSNN
V/v tiết kiệm thêm dự toán chi thường
xuyên của 7 tháng cuối năm 2013.
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 05
năm 2013
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
|
Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày
10/5/2013 của Chính phủ (Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm
2013), Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm
2013, trong đó yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, sắp xếp lại các nhiệm
vụ chi, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp
thiết, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của những tháng còn lại
trong dự toán năm 2013; Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ
quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt
là các địa phương) thực hiện tiết kiệm thêm chi thường xuyên của 7 tháng cuối
năm 2013 như sau:
1. Đối tượng thực hiện tiết kiệm:
Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các cơ quan, đơn vị đã được cấp
có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà
nước năm 2013 chủ động rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi đã được giao để thực
hiện tiết kiệm thêm chi thường xuyên của 7 tháng còn lại trong năm 2013 nhằm chủ
động điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN trong
những tháng cuối năm 2013.
2. Phạm vi tính tiết kiệm thêm chi
thường xuyên của 7 tháng còn lại trong năm 2013, gồm:
a) Tiết kiệm 10% chi thường xuyên
theo từng lĩnh vực chi.
b) Tiết kiệm 30% chi thường xuyên của
các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ chi đoàn ra (chi đi
nước ngoài), chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập.
3. Cách thức xác định số tiết kiệm
thêm chi thường xuyên năm 2013:
Để tạo sự chủ động cho các cơ quan,
đơn vị, Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định số tiết kiệm thêm chi thường xuyên
của 7 tháng còn lại trong năm 2013 như sau:
3.1. Đối với các Bộ, cơ quan Trung
ương:
a) Tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo các lĩnh vực chi.
Số tiết kiệm
thêm 10% chi thường xuyên = [A - (B + C + D + E)] /12 x 7 x 0,1
Trong đó:
A: Là dự toán chi thường xuyên năm
2013 đã được cấp có thẩm quyền giao theo các lĩnh vực chi (không bao gồm chi
thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia).
B: Là tổng số chi lương, phụ cấp, tiền
công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ (học bổng học sinh, sinh
viên; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia; các khoản
phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền hoặc bằng hiện vật;...).
C: là số tiết kiệm 10% chi thường
xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương đã được cấp có thẩm quyền giao đầu năm.
D: là các khoản bố trí trong dự toán chi thường xuyên để thu hồi kinh phí đã ứng trước.
E: là tổng số các khoản chi đặc thù
khác không tính tiết kiệm, gồm:
- Kinh phí hoạt động của các cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả kinh phí mở thêm mới các cơ quan đại
diện theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
- Kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất
bản, chi trợ giá;
- Kinh phí đặt hàng sản xuất phim, đặt
hàng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Chi từ nguồn vốn ngoài nước;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức; kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam và đào tạo lưu học
sinh Việt Nam ở nước ngoài diện Hiệp định; kinh phí thực hiện Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý,... ở nước ngoài
(Đề án 356, Đề án 165, Đề án 911, Đề án đào tạo lưu học sinh Việt nam ở nước ngoài theo Đề án xử lý nợ
Nga,...);
- Kinh phí mua sắm trang phục các
ngành; kinh phí thuê trụ sở;
- Kinh phí vốn đối ứng, kinh phí đóng
niên liễm hoặc đóng góp cho các tổ chức hoặc diễn đàn quốc tế, kinh phí nộp các
loại thuế theo quy định;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác khoa học kỹ thuật với một số nước theo Hiệp định hoặc Nghị định
thư;..
- Kinh phí thực hiện giải thưởng Nhà
nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, Quỹ giải thưởng văn học nghệ thuật;
- Các khoản chi đặc thù của quốc
phòng, an ninh, cơ quan Đảng không tiết kiệm được.
b) Tiết kiệm chi thường
xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập, công tác
trong và ngoài nước.
Các Bộ, cơ quan trung ương được giao
dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, căn cứ dự toán chi thường xuyên của
các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo,
sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập, công tác trong và ngoài nước còn lại
7 tháng năm 2013, thực hiện tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí còn lại
phân bổ cho các nhiệm vụ chi này.
3.2. Đối với các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương:
a) Tiết kiệm 10% chi thường
xuyên theo các lĩnh vực chi.
Số tiết kiệm
thêm 10% chi thường xuyên = [A - (B + C + D + E)] /12 x 7 x 0,1
Trong đó:
A: Là dự toán chi thường xuyên năm
2013 đã được cấp có thẩm quyền giao (không bao gồm chi thường xuyên các chương
trình mục tiêu quốc gia, chi nhiệm vụ trợ giá, trợ cước).
B: Là tổng số chi lương, phụ cấp, tiền
công và chi khác cho con người theo chế độ (học bổng học sinh sinh viên; tiền
ăn tiền thưởng theo chế độ quy định; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành;
trợ cấp bảo trợ xã hội; hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ,...).
C: Là khoản tiết kiệm 10% chi thường
xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương được giao theo dự toán đầu năm.
D. Là khoản tiết kiệm thêm 10% chi
thường xuyên để bố trí chi cải cách tiền lương và thực hiện chính sách an sinh
xã hội được giữ ở các cấp ngân sách theo qui định tại khoản 4 điều
4 Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 30/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
E: Là tổng số các khoản chi đặc thù
không tính tiết kiệm, gồm:
- Chi đặt hàng cung cấp sản phẩm dịch
vụ công ích.
- Kinh phí mua sắm trang phục các
ngành, dân quân tự vệ; kinh phí thuê trụ sở; vốn đối ứng vốn sự nghiệp của các
dự án ODA.
- Chi hỗ trợ do thực hiện chính sách
miễn thu thủy lợi phí và chi thường xuyên mang tính chất
xây dựng cơ bản phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Chi thường xuyên thực hiện các
chính sách an sinh xã hội khác.
b) Tiết kiệm chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi
tham quan, học tập, công tác trong và ngoài nước.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương yêu cầu các cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao dự
toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013, căn cứ dự toán
chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ
chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập, chi công tác
trong và ngoài nước còn lại 7 tháng năm 2013, thực hiện tiết kiệm tối thiểu 30%
dự toán kinh phí còn lại phân bố cho các nhiệm vụ chi này.
4. Quản lý số tiết kiệm:
Số tiết kiệm thêm chi thường xuyên của
các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện theo hướng dẫn tại công
văn này được quản lý tại cơ quan KBNN, không được chi cho các nhiệm vụ khác. Đến quý IV năm 2013, căn cứ tình hình thực tế sẽ xem xét, sử dụng số tiết
kiệm này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Rà soát, sắp xếp, bố trí lại các
nhiệm vụ chi thường xuyên trong phạm vi dự toán còn lại (sau khi đã tiết kiệm
thêm chi thường xuyên):
Để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chuyên
môn đã được giao đầu năm trong điều kiện thực hiện tiết kiệm thêm chi thường
xuyên theo Nghị quyết của Chính phủ và quy định hướng dẫn tại Công văn này, đề
nghị các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới
thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao đầu
năm, tăng cường quản lý chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả, trên
cơ sở đó:
- Đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ,
chính sách đã ban hành và an sinh xã hội.
- Không bổ sung kinh phí ngoài dự
toán được giao để mua sắm trang thiết bị, xe ô tô.
- Giảm tối đa số lượng, quy mô hội
nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, kỷ
niệm ngày thành lập, lễ khởi công, khánh thành...Thực hiện tiết kiệm tối thiểu
30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp
khách, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, đi công tác trong và ngoài nước,...còn
lại 7 tháng cuối năm.
- Thực hiện tiết kiệm tối thiểu 20% chi
phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu.
- Ngừng các khoản chi cho các nhiệm vụ
khác chưa thực sự cần thiết, cấp bách.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định số tiết
kiệm thêm chi thường xuyên theo hướng dẫn nêu tại điểm 2 và 3 của Công văn này
gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/6/2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, đơn vị được giao khoán kinh phí theo các quyết định riêng của Thủ tướng
Chính phủ (Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Đài truyền hình Việt Nam) xác định
số tiết kiệm thêm chi thường xuyên theo hướng dẫn tại Công văn này; gửi Bộ Tài
chính trước ngày 15/6/2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, đơn
vị khác được giao khoán tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện tính tiết kiệm và báo cáo
về cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15/6/2013
để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Các Bộ, cơ quan trung ương và các
địa phương hướng dẫn việc tiết kiệm phù hợp với đặc thù và điều kiện thực tế của
từng cơ quan, đơn vị cấp dưới. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị ở trung ương và địa
phương thông báo số kinh phí tiết kiệm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chi tiết
theo từng lĩnh vực chi, từng chương trình MTQG (kể cả các cơ quan, đơn vị hành
chính đã được giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10
năm 2005 của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 hoặc theo Nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 và Nghị định số
96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ); đồng gửi cơ
quan tài chính, Kho bạc nhà nước cùng cấp để quản lý và kiểm soát.
Sau khi nhận được phương án tiết kiệm
do các cơ quan, đơn vị gửi đến, cơ quan tài chính xem xét nếu số tiết kiệm các
cơ quan, đơn vị xác định không đúng qui định thì trong vòng 07 ngày làm việc phải
có ý kiến bằng văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đồng gửi KBNN cùng cấp. Quá thời
hạn trên, nếu cơ quan tài chính không có ý kiến, KBNN cùng cấp thực hiện kiểm
soát chi theo phương án tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị.
Bộ Tài chính thông báo để các cơ
quan, đơn vị biết và tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP (để báo cáo TTg; các Phó TTg);
- Văn phòng TƯ và các ban của Đảng;
- VPQH, Hội đồng Dân tộc, các UB của QH;
- UB Giám sát tài chính quốc gia;
- HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kho bạc nhà nước;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|