Công văn 567/LĐTBXH-KHTC về tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 567/LĐTBXH-KHTC |
Ngày ban hành | 02/03/2011 |
Ngày có hiệu lực | 02/03/2011 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Nguyễn Thanh Hòa |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ
LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 567/LĐTBXH-KHTC |
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011, công văn số 1157/VPCP-KTTH ngày 27/02/2011 của Văn phòng Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP và công văn số 2665/BTC-NSNN ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính về tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ hướng dẫn đơn vị dự toán trực thuộc thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2011 (ngoài khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương đã giao đầu năm tại Quyết định số 65/QĐ-LĐTBXH ngày 20/01/2011) như sau:
1. Đối tượng thực hiện tiết kiệm:
Các đơn vị dự toán được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong năm 2011 nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chỉ đạo của Chính phủ.
2. Cách thức xác định số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2011:
Để tạo sự chủ động cho các cơ quan, đơn vị, Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong năm 2011 như sau:
Số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên =
Trong đó:
A: Là dự toán chi thường xuyên năm 2011 đã được giao (không bao gồm dự toán chi sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia).
B: Là tổng số chi lương, phụ cấp, tiền công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ (học bổng học sinh, sinh viên; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền hoặc bằng hiện vật; …).
C: là số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương đã được cấp có thẩm quyền giao.
D: là các khoản bố trí trong dự toán chi thường xuyên để thu hồi kinh phí đã ứng trước.
E: là tổng số các khoản chi đặc thù khác không tính tiết kiệm, gồm:
- Kinh phí hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả kinh phí mở thêm mới các cơ quan đại diện theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
- Kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất bản, chi trợ giá;
- Kinh phí đặt hàng sản xuất phim, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Chi từ nguồn vốn ngoài nước;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam và đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài diện Hiệp định; kinh phí thực hiện Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, … ở nước ngoài (Đề án 322, Đề án 165, Đề án xử lý nợ Nga, …);
- Kinh phí mua sắm trang phục các ngành; kinh phí thuê trụ sở;
- Kinh phí vốn đối ứng, kinh phí đóng niên liễm hoặc đóng góp cho các tổ chức hoặc diễn đàn quốc tế, kinh phí nộp các loại thuế theo quy định;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác khoa học kỹ thuật với một số nước theo Hiệp định hoặc Nghị định thư; …;
- Kinh phí thực hiện giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, Quỹ giải thưởng văn học nghệ thuật;
- Kinh phí thực hiện các hợp đồng kinh tế, thỏa thuận kinh tế có hiệu lực trước 31/3/2011;
- Các khoản chi đặc thù của quốc phòng, an ninh, cơ quan Đảng không tiết kiệm được.
3. Quản lý số tiết kiệm:
Số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của các đơn vị được giữ lại, không được chi cho các nhiệm vụ khác. Đến quý III năm 2011, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ sẽ có quyết định cho việc xử lý số kinh phí tiết kiệm này, các đơn vị không được tự ý sử dụng số kinh phí này cho nhiệm vụ khác khi chưa có Quyết định của Bộ.
4. Rà soát, sắp xếp, bố trí lại các nhiệm vụ chi thường xuyên trong phạm vi dự toán còn lại (sau khi đã tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên):
Để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn đã được giao đầu năm trong điều kiện thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết của Chính phủ và quy định hướng dẫn tại Công văn này, yêu cầu các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao đầu năm, trong đó tập trung ngay vào việc triển khai các công việc sau đây: