Công văn 62/TTg-PL năm 2024 báo cáo đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 62/TTg-PL
Ngày ban hành 15/01/2024
Ngày có hiệu lực 15/01/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Lưu Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/TTg-PL
V/v Báo cáo đánh giá thực trạng và kiến nghị đổi mới quy trình xây dựng pháp luật

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2024

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Kế hoạch số 1981-KH/ĐĐQH ngày 23 tháng 10 năm 2023 của Đảng đoàn Quốc hội về xây dựng “Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, kịp thời, khả thi, hiệu quả”, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp tại Công văn số 6500/BTP-VĐCXDPL ngày 28 tháng 12 năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang có ý kiến như sau:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng “Báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan theo Đề cương Báo cáo kèm theo Công văn này, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 06 tháng 02 năm 2024 để tổng hợp.

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ về thực trạng và kiến nghị đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, trình Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2024./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục: QHĐP, TH, KSTT;
- Lưu: Văn thư, PL (2)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

 

PHỤ LỤC I

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Dành cho các bộ, cơ quan ngang bộ)
(Kèm theo Công văn số: 62/TTg-PL ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Kết quả tổ chức triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Ban hành VBQPPL)

a) Ban hành văn bản tổ chức triển khai thực hiện 02 luật (chỉ thị, quyết định, kế hoạch ... triển khai thực hiện).

b) Tổ chức quán triệt nhiệm vụ thực hiện và phổ biến nội dung của Luật (biên soạn tài liệu phổ biến, tập huấn và tổ chức hội nghị, các cuộc họp, hội thảo, các lớp tập huấn ... để quán triệt, phổ biến, tập huấn về Luật Ban hành VBQPPL).

2. Kết quả thực hiện Luật Ban hành VBQPPL

a) Kết quả lập đề nghị xây dựng VBQPPL: số lượng và đánh giá chất lượng các đề nghị xây dựng văn bản (Bảng số 1).

b) Kết quả soạn thảo văn bản trình ban hành và ban hành văn bản theo thẩm quyền: số lượng và chất lượng văn bản đã soạn thảo và ban hành (Bảng số 1).

c) Kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL: số lượng VBQPPL, văn bản khác có chứa quy phạm pháp luật đã kiểm tra; số lượng VBQPPL, văn bản khác có chứa quy phạm pháp luật phát hiện có nội dung trái pháp luật; tình hình xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật.

d) Kết quả rà soát VBQPPL: số lượng VBQPPL được rà soát; số lượng văn bản phát hiện không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; số lượng văn bản kiến nghị xử lý và tình hình xử lý các văn bản sau rà soát.

đ) Nguyên nhân của kết quả trong đó tập trung đánh giá từ ưu điểm của Luật Ban hành VBQPPL (nếu có), đặc biệt là quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL.

- Đánh giá về nội dung: việc xây dựng và ban hành VBQPPL theo quy trình được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL bảo đảm tính kịp thời; tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tính linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

- Đánh giá về hình thức: việc bảo đảm quy trình, bảo đảm tiến độ ban hành VBQPPL.

- Đánh giá tác động của Luật Ban hành VBQPPL liên quan đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật ở Việt Nam; tác động của luật đến việc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; tác động của luật đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên.

II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành VBQPPL từ khi Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực đến nay, so sánh với giai đoạn Luật Ban hành VBQPPL năm 1996, Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 có hiệu lực.

1. Thực trạng hệ thống, hình thức và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(Đánh giá thực trạng hệ thống và hình thức VBQPPL, thẩm quyền nội dung của các chủ thể có thẩm quyền ban hành).

[...]