Công văn 591/BTC-QLN năm 2023 về chấm dứt hiệu lực của Hiệp định về hợp tác tài chính giữa Việt Nam và Ba Lan do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 591/BTC-QLN
Ngày ban hành 17/01/2023
Ngày có hiệu lực 17/01/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 591/BTC-QLN
V/v chấm dứt hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan về hợp tác tài chính

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tư pháp, Quốc phòng.

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chnghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan về hợp tác tài chính (sau đây gọi là Hiệp định hợp tác tài chính) được ký ngày 28/11/2017 và có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo quy định tại Hiệp định hợp tác tài chính, thời hạn đký kết các thỏa thuận vay cụ thể được cam kết trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác tài chính là trong vòng 05 năm ktừ ngày Hiệp định có hiệu lực, tức là trước ngày 28/11/2022.

Vvấn đnày, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam đã chuyn tiếp Thư ngày 01/12/2022 của Bộ Tài chính Ba Lan. Theo đó, phía Ba Lan đề nghị thực hiện theo một trong hai phương án: (i) gia hạn thời hạn ký kết nêu tại Hiệp định hợp tác tài chính hoặc (ii) chấm dứt hiệu lực của Hiệp định hợp tác tài chính; việc ký Thỏa thuận vay cụ th theo từng cam kết tài trợ được thực hiện độc lập (bản sao Thư đính kèm).

Bộ Tài chính nhận thấy việc ký kết các thỏa thuận vay cụ thể theo từng dự án cam kết tài trợ mà không yêu cầu việc ký kết Hiệp định khung hợp tác tài chính là phương án hợp lý, thuận lợi và chủ động hơn cho các cơ quan phía Việt Nam trong quá trình triển khai, thực hiện, không bị phụ thuộc vào thời hạn cụ thể mà theo tiến độ hoàn thành thủ tục trong nước của dự án.

Theo quy định tại Điều 8.3 của Hiệp định hợp tác tài chính, Hiệp định này có thể chấm dứt thông qua trao đổi công hàm gia hai Bên. Theo điểm c khoản 2 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016, Chính phủ quyết định chm dứt hiệu lực điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định phê duyệt, gia nhập hoặc ký nhưng không phải phê chuẩn, phê duyệt. Hiệp định hợp tác tài chính đã ký với Chính phủ Ba Lan là điều ước quốc tế do Chính phủ phê duyệt ký kết, không phải phê chuẩn nên được thực hiện theo Điều 55 của Luật Điều ước quốc tế 2016.

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đã dự tho Tờ trình Chính phủ theo hướng kiến nghị chấm dứt hiệu lực của Hiệp định hợp tác tài chính để thực hiện theo phương thức ký Thỏa thuận vay cụ thể độc lập theo từng dự án cam kết tài trợ.

Bộ Tài chính đề nghị Quý cơ quan có ý kiến tham gia bằng văn bản đối với nội dung dự thảo Tờ trình Chính phủ để Bộ Tài chính có cơ sở tng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Văn bản trả lời xin gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/01/2023. Bộ Tài chính xin cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (
để th/gia y/k);
- Lưu: VT, QLN (4b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

 

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /TTr-BTC

Hà Nội, ngày     tháng     năm 2023

 

TỜ TRÌNH

VỀ VIỆC CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BA LAN VỀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH

Kính gửi: Chính phủ.

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14;

Căn cứ Thư ngày 01/12/2022 của Bộ Tài chính Ba Lan;

Trên cơ sở tình hình triển khai và đề xuất của phía Ba Lan, sau khi lấy ý kiến bằng văn bn của các cơ quan liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng), Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép chấm dứt hiệu lực của Hiệp định gia Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan về hợp tác tài chính (sau đây gọi là Hiệp định hợp tác tài chính), cụ thể như sau:

1. Khái quát về Hiệp định hợp tác tài chính:

- Hiệp định hợp tác tài chính là Hiệp định khung ký kết ngày 28/11/2017 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ba Lan, nhằm mục đích cung cấp khoản tín dụng có điều kiện ràng buộc với trị giá tối đa 250 triệu EUR của Chính phủ Ba Lan dành cho Chính phủ Việt Nam. Hiệp định khung có hiệu lực từ ngày 28/11/2017. Hiệp định khung là điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ Việt Nam.

- Các khoản cho vay trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác tài chính có điều kiện ràng buộc như sau:

+ Các hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ để thực hiện các dự án được tài trợ trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác tài chính cần được ký kết bởi các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Cộng hòa Ba Lan và các nhà nhập khu từ Việt Nam.

+ Giá trị hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ Ba Lan trong mỗi hợp đồng được tài trợ trong khuôn khổ khoản tín dụng của Ba Lan không được thấp hơn 60% giá trị hợp đồng.

- Các khoản vay theo điều kiện ràng buộc được cung cấp trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác tài chính này được Chính phủ Ba Lan cam kết mức độ ưu đãi đạt tối thiu 35% theo quy định của OECD.

- Hiệp định hợp tác tài chính quy định các thỏa thuận vay cụ thể cần được ký kết trong vòng 05 năm ktừ ngày Hiệp định khung có hiệu lực, tức là trước ngày 28/11/2022.

2. Tình hình triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác tài chính:

[...]