Kính gửi: Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ
quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định
số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện nhiệm vụ “Cải
thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025 theo các biêu mẫu gửi kèm.
Văn bản đề xuất kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực
hiện nhiệm vụ “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gửi về Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ
em) trước ngày 14/8/2023, đồng thời gửi bản mềm qua hòm thư:
hoangtuanmoh@gmail.com để tổng hợp.
Sau thời gian nêu trên, nếu Bộ Y tế không nhận được
đề xuất bằng văn bản của UBND các tỉnh, thành phố; Bộ Y tế được hiểu là UBND tỉnh,
thành phố không đề xuất kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện nhiệm vụ “Cải
thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025.
Xin trân trọng cảm ơn.
Gửi kèm theo Công văn: (1) Công văn số
2363/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26/6/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; (2)
Đề cương kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện ctmtqg giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025; (3) Các biểu mẫu báo cáo và đề xuất kinh phí.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính Phủ (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng quốc gia GNBV;
- Các đơn vị: Vụ KHTC, Viện Dinh dưỡng;
- Sở YT, Sở LĐTBXH và CDC các tỉnh, TP trực thuộc TW.
- Lưu: VT, BMTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
ĐỀ
CƯƠNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024 THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI
ĐOẠN 2021-2025
TỈNH……………
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2023
I. Công tác chỉ đạo, điều hành
Kết quả xây dựng, ban hành, trình ban hành các cơ
chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo thẩm quyền của địa
phương.
II. Kết quả phân bổ, sử dụng
nguồn lực thực hiện Chương trình
Tình hình phân bổ, sử dụng vốn ngân sách trung
ương; vốn đối ứng của ngân sách địa phương (trong đó bao gồm cả việc chấp hành
quy định về bố trí vốn đối ứng); huy động khác.
1. Ngân sách trung ương: kết quả phân bổ, kết quả
giải ngân 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm.
2. Ngân sách địa phương: kết quả phân bổ, kết quả
giải ngân 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm.
3. Huy động khác: kết quả phân bổ, kết quả giải
ngân 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm.
III. Kết quả thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
1. Mục tiêu chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
IV. Kết quả thực hiện Chương
trình của ngành Y tế
1. Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện
dinh dưỡng
Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
- Kết quả hoạt động tăng cường việc tiếp cận với
các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng
cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt
khó khăn: Số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số bà mẹ có
con dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai được tư vấn dinh dưỡng, số phụ nữ có thai được
bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số trẻ được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp
tính tại cộng đồng.
- Kết quả hoạt động tăng cường hoạt động chất lượng
bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học
đường (trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi): Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng, số trẻ
suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.
2. Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
(nếu được cấp kinh phí)
b) Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
- Số cơ quan báo chí, xuất bản được hỗ trợ tuyên
truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô
hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
- Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người
nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát
huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng
đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; biểu dương, khen thưởng đối
với các địa phương (số cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong lĩnh vực giảm nghèo được khen thưởng).
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền
thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm, đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi,
hình thức khác...) định hướng cho người dân tiếp cận, thụ hưởng Chương trình, dịch
vụ xã hội cơ bản về dạy nghề, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ
giúp xã hội và bình đẳng giới.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên
truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp: (số lớp và số người tham dự).
- Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo hoặc ký
hợp đồng đưa tin trên trang điện tử.
- Tổ chức đối thoại chính sách (số cuộc đối thoại
theo từng cấp, số đối tượng hưởng lợi tham gia đối thoại theo tổng số, số người
nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).
7. Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá
Chương trình (nếu được cấp kinh phí)
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương
trình
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo: Số
lớp tập huấn và số lượt cán bộ được tập huấn (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số
lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).
- Tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước:
Số lượt và số cán bộ tham dự (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo
các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
- Hoạt động giám sát, đánh giá: số lần (đoàn) giám
sát, đánh giá cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Tình hình triển khai các hướng dẫn về giám sát,
đánh giá.
- Thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu giảm
nghèo: điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ
cận nghèo
V. Đánh giá chung (mặt
được, hạn chế và nguyên nhân)
B. KẾ HOẠCH NĂM 2024 THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
I. Bối cảnh xây dựng kế hoạch năm 2024 (phân
tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững)
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
3. Kết quả chủ yếu
III. Nội dung hoạt động và đề xuất kinh phí thực
hiện Chương trình
1. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện
dinh dưỡng
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa
chiều
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá
Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương
trình
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
Lưu ý: Các dự án, tiểu dự đề xuất kế hoạch năm
2024 cần làm rõ các nội dung: Mục tiêu; đối tượng thụ hưởng; nội dung hoạt
động; kết quả đầu ra; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn; vốn và nguồn
vốn.
Đối với vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn
thực hiện: tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: tỷ đồng, vốn sự nghiệp: tỷ đồng),
trong đó:
+ Ngân sách trung ương: tỷ đồng (vốn đầu tư phát
triển, vốn sự nghiệp).
+ Ngân sách địa phương: tỷ đồng (vốn đầu tư phát
triển, vốn sự nghiệp).
+ Vốn huy động hợp pháp khác: tỷ đồng (ghi rõ nguồn
huy động).
IV. Giải pháp chủ yếu (Hoàn thiện thể chế,
cơ chế đặc thù và các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình)
V. Tổ chức thực hiện.
Biểu
số I
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2022 CHUYỂN
SANG NĂM 2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Dự án, hoạt động
|
Ngân sách Trung
ương
|
KH vốn năm 2022
chuyển nguồn sang năm 2023
|
Kết quả giải
ngân vốn SN năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023
|
ĐTPT
|
SN
|
Giải ngân 6 tháng
đầu năm
|
Khả năng thực hiện
9 tháng
|
Ước thực hiện cả
năm
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
3
|
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện
dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
3,2
|
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
6
|
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông
tin
|
|
|
|
|
|
6,2
|
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo
|
|
|
|
|
|
7
|
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh
giá thực hiện Chương trình
|
|
|
|
|
|
7,1
|
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện
Chương trình
|
|
|
|
|
|
7,2
|
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá
|
|
|
|
|
|
BIỂU
SỐ II
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2023 THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Đơn vị: triệu đồng
|
|
Ngân sách Trung
ương
|
STT
|
Dự án, hoạt động
|
Kế hoạch vốn
năm 2023
|
Kết quả giải
ngân vốn SN năm 2023
|
ĐTPT
|
SN
|
Giải ngân 6 tháng
đầu năm
|
Khả năng thực hiện
9 tháng
|
Ước thực hiện cả
năm
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
3
|
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện
dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
3,2
|
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
6
|
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông
tin
|
|
|
|
|
|
6,2
|
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo
|
|
|
|
|
|
7
|
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh
giá thực hiện Chương trình
|
|
|
|
|
|
7,1
|
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện
Chương trình
|
|
|
|
|
|
7,2
|
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá
|
|
|
|
|
|
BIỂU
III
ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
NĂM 2024
Đơn vị: triệu đồng
STT
|
Dự án, hoạt động
|
Ngân sách Trung
ương
|
Ngân sách địa
phương
|
Huy động khác
|
Tổng cộng
|
Nguồn ĐTPT
|
Nguồn sự nghiệp
|
Tổng cộng
|
Nguồn ĐTPT
|
Nguồn sự nghiệp
|
Tổng cộng
|
Nguồn ĐTPT
|
Nguồn sự nghiệp
|
3
|
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện
dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3,1
|
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3,2
|
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông
tin
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6,1
|
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6,2
|
Tiểu Dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa
chiều
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Dự án 7. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh
giá Chương trình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7,1
|
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện
Chương trình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7,2
|
Tiểu Dự án 2: Giám sát, đánh giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|