Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 4618/BGDĐT-GDMN năm 2015 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015-2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4618/BGDĐT-GDMN
Ngày ban hành 08/09/2015
Ngày có hiệu lực 08/09/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Thị Nghĩa
Lĩnh vực Giáo dục

BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4618/BGDĐT-GDMN
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015 - 2016

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố

Căn cứ Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015 - 2016; Quyết định số 2797/QĐ-BGDĐT ngày 03/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2015 - 2016 như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ.

Phát triển mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, tăng cường các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Tập trung ưu tiên nguồn lực, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, hiệu quả; tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các cơ sở GDMN ngoài công lập. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đưa các nội dung của cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cựcthành các hoạt động thường xuyên trong các cơ sở GDMN. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh, bảo đảm sạch sẽ cho trẻ và giáo viên. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, nghe hát Quốc ca, các hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ

Các địa phương tiếp tục quy hoạch phát triển trường lớp, giành quỹ đất cho giáo dục mầm non, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non. Xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tích cực tham mưu ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để phát triển mạng lưới trường lớp, đặc biệt là ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp; khuyến khích phát triển GDMN theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT). Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ bình quân toàn quốc: trẻ nhà trẻ đạt 26%; trẻ mẫu giáo đạt 89%.

3. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo thực hiện PCGDMNTNT theo kế hoạch đã đề ra. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận lại đối với các đơn vị đã đạt chuẩn. Đối với các đơn vị chưa được công nhận đạt chuẩn, cần chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương rà soát tình hình thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn PCGDMNTENT trong năm học 2015 - 2016. Triển khai phần mềm phổ cập về quản lý dữ liệu. Chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá công tác PCGDMNTNT theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

a) Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ

Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Chú trọng công tác xây dựng trường học an toàn toàn diện, đặc biệt là những nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán.

Chỉ đạo các cơ sở GDMN quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức cho trẻ ăn bán trú; sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, phù hợp với thực tiễn. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Tiếp tục nhân rộng hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN.

Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng, phấn đấu tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi đều dưới 10% và giảm so với đầu năm học.

b) Đi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Phấn đấu hầu hết các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN đều tổ chức học 2 buổi/ngày.

Tiếp tục tổ chức có hiệu quả việc thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tổ chức triển lãm tranh của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non. Xây dựng thí điểm các trung tâm chăm sóc trẻ dựa vào cộng đồng, thực hiện thí điểm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng ở 04 tỉnh: Lào Cai, Bắc Ninh, Đà Nng và Đắc Lắk.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, bổ sung các tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác đặc biệt là bằng đồ chơi tự tạo; nhân rộng một số cơ sở giáo dục mầm non thực hiện mô hình điểm. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

Tiếp tục thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những cơ sở GDMN có điều kiện; thực hiện tốt giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non. Các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình sau 2 năm triển khai thực hiện.

Tiếp tục thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn giáo viên sử dụng Bộ chuẩn và nhân rộng điển hình trong việc sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

Các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình GDMN và gửi báo cáo về Bộ.

Tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo tất cả trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lp 1. Chú trọng chỉ đạo các cơ sở GDMN triển khai thực hiện Chương trình GDMN ở lớp mẫu giáo ghép theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật. Chủ động linh hoạt tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ trẻ khuyết tật. Huy động tối đa trẻ khuyết tật học hòa nhập và tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học hòa nhập có chất lượng.

Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng trẻ, nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường và có những thói quen, hành vi phù hợp để p phần giảm thiểu thảm họa thiên tai, tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp.

[...]