Kế hoạch 330/KH-BGDĐT năm 2015 triển khai Đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020" ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 330/KH-BGDĐT |
Ngày ban hành | 13/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | 13/05/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Thị Nghĩa |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/KH-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015 |
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư 143/2014/TT-BTC ngày 30/9/2014 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020” từ nguồn ngân sách nhà nước;
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn sở giáo dục và đào tạo các tỉnh/thành phố triển khai thực hiện đúng lộ trình, có hiệu quả mục tiêu của Đề án;
2. Xác định vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án;
3. Tăng cường công tác phối kết hợp nhằm phát huy thế mạnh của các cơ quan/ tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án.
1. Hỗ trợ, kiện toàn, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục tại cộng đồng
- Rà soát các nhóm lớp độc lập tư thục trên địa bàn, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có điều kiện thành lập nhóm trẻ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hỗ trợ, giúp đỡ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và người chăm sóc trẻ để các nhóm trẻ độc lập tư thục hiện chưa được cấp giấy phép hoạt động đảm bảo đủ các điều kiện để cấp phép.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên và người chăm sóc trẻ ở các nhóm trẻ độc lập tư thục và cha mẹ trẻ tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Xây dựng tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho chủ nhóm trẻ và người chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ độc lập tư thục.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục trẻ cho chủ nhóm trẻ và người chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ độc lập tư thục.
3. Truyền thông, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đoàn thể và các ban ngành liên quan trong công tác quản lý nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục trên địa bàn.
- Xây dựng tài liệu truyền thông về tầm quan trọng của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền về kiến thức chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ.
4. Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa ngành Giáo dục và các ban ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục.
5. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục tại nhóm trẻ độc lập tư thục.
III. THỜI GIAN, ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn I (từ năm 2014 đến năm 2017)
- Thí điểm hỗ trợ, phát triển ít nhất 200 nhóm trẻ tại 10 tỉnh/thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ.
- Các tỉnh còn lại triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ dựa trên cơ sở nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương.
2. Giai đoạn II (từ năm 2017 đến năm 2020)