Công văn 4464/BHXH-CSYT năm 2015 hướng dẫn tạm giữ, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 4464/BHXH-CSYT
Ngày ban hành 10/11/2015
Ngày có hiệu lực 10/11/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Đỗ Văn Sinh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4464/BHXH-CSYT
V/v hướng dn tạm giữ, thu hồi thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc;
- T
rung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam.

 

Thời gian qua, hành vi vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo him y tế (BHYT) trong khám bệnh, chữa bệnh (KCB) đã diễn ra tại nhiều cơ sở KCB, bao gm các hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT; cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác; sử dụng thẻ BHYT giả, làm ảnh hưởng đến công tác KCB BHYT và gây thiệt hại đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của người tham gia BHYT, cơ sở KCB và quỹ BHYT. Để kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp nêu trên, Bảo him xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Thẩm quyền xử lý vi phạm:

a) Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT:

Hành vi này bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 65 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 89 và Điều 90, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh và Thanh tra y tế thực hiện.

b) Đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong KCB:

Hành vi này bị xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 65 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Thẩm quyền xphạt thực hiện theo quy định tại Điều 89 và Điều 90, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh và Thanh tra y tế thực hiện.

c) Đối với hành vi làm giả và sử dụng thẻ BHYT giả:

Các hành vi này khi có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an, Viện Kim sát, Tòa án.

2. Thẩm quyền tạm giữ, thu hồi, trả lại thẻ BHYT và lập Biên bản vi phạm:

- Cơ quan BHXH có trách nhiệm tạm giữ, thu hồi và trả lại thẻ BHYT theo quy định tại Điều 40 Luật BHYT;

- Thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính do các công chức, viên chức thuộc ngành y tế, BHXH đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Khoản 2, Điều 94, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Mu Biên bản vi phạm hành chính được lập theo Mu Biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (kèm theo Công văn này).

3. Trách nhiệm của cơ quan BHXH:

a) Tăng cường kiểm tra, xác minh, đối chiếu thông tin để kịp thời phát hiện việc giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa, mượn thẻ BHYT;

b) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về sử dụng thẻ BHYT.

c) Khi phát hiện các hành vi vi phạm, cơ quan BHXH thực hiện như sau:

- Lập Biên bản vi phạm;

- Thu hồi thẻ BHYT (đối với thẻ BHYT giả, tẩy xóa, sửa chữa) hoặc tạm giữ thẻ BHYT (đối với trường hợp cho mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác);

- Trường hợp vi phạm mà người có hành vi vi phạm vẫn đang điều trị tại cơ sở KCB thì kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 Công văn này ra Quyết định xử phạt (Phụ lục số 01 kèm theo Công văn này) và kịp thời thông báo với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT;

- Trường hợp vi phạm mà người có hành vi vi phạm đã bỏ trốn khỏi cơ sở KCB thì cơ quan BHXH và cơ sở KCB vẫn lập Biên bản, thu hồi hoặc tạm githẻ BHYT, chuyển hồ sơ về cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ BHYT (Phụ lục số 02 kèm theo Công văn này) để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 Công văn này ra Quyết định xử phạt.

- Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu hình sự thì kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm c, Khoản 1 Công văn này để lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đối với trường hợp cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc mượn thẻ BHYT của người khác để đi KCB, sau khi đã khắc phục hậu quả và nộp phạt vi phạm hành chính, cơ quan BHXH trả lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

Đnghị BHXH các tỉnh triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo BHXH Việt Nam đđược chỉ đạo giải quyết./.

 

[...]