Công văn 4351/BTNMT-TCMT năm 2019 về đề nghị phối hợp rà soát, đánh giá về tình trạng nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 4351/BTNMT-TCMT
Ngày ban hành 04/09/2019
Ngày có hiệu lực 04/09/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Võ Tuấn Nhân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4351/BTNMT-TCMT
V/v đề nghị phối hợp rà soát, đánh giá về tình trạng nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và yêu cầu của công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai hoạt động điều tra, đánh giá tình hình quản lý hoạt động nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi toàn quốc trong năm 2019 với sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để triển khai hoạt động nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai các nội dung sau:

1. Các Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép thành lập theo quy định của pháp luật) lập Báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiêu bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Lập Báo cáo tổng hợp về tình trạng nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo 04 biểu mẫu tại Phụ lục kèm theo Công văn này.

Báo cáo của các Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và Báo cáo tổng hợp nêu trên, đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 24 tháng 9 năm 2019 theo địa chỉ: Tổng cục Môi trường, Số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội, hòm thư điện tử: phonglga@vea.gov.vn.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của các Quý Ủy ban nhân dân./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCMT, T (70).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

PHỤ LỤC 01

BIỂU MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ CÁC CƠ SỞ: NUÔI, TRỒNG LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ; CỨU HỘ LOÀI HOANG DÃ; LƯU GIỮ, BẢO QUẢN NGUỒN GEN VÀ MẪU VẬT DI TRUYỀN VÀ CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Công văn số:……./BTNMT-TCMT ngày…..tháng…..năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổng quan hiện trạng quản lý các cơ sở: nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền và cở sở bảo tồn đa dạng sinh học đa dạng sinh học (đã có Quyết định thành lập của tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) trên địa bàn tỉnh

Đề nghị đánh giá chung về các nội dung sau:

1.1. Số lượng các loại hình;

- Cơ sở nuôi, trồng loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:….. cơ sở;

- Cơ sở cứu hộ loài hoang dã:…..cơ sở;

- Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (thuộc hệ thống các viện, trung tâm, tổ chức có hoạt động nghiên cứu lưu giữ, bảo quản, bảo tồn các nguồn gen động vật, nguồn gen thực vật, nguồn gen dược liệu,…):…..cơ sở;

- Cở sở bảo tồn đa dạng sinh học đa dạng sinh học đã có Quyết định thành lập của tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:…..cơ sở

1.2. Quy mô nuôi, trồng tại các loại hình (Diện tích, cơ sở vật chất, hạ tầng,…)

1.3. Mục tiêu nuôi, trồng các loài hoang dã (phục vụ bảo tồn, du lịch, thương mại, sưu tập, trưng bày,…)

1.4. Áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ,...

1.5. Việc tuân thủ các quy trình an toàn lao động, quy trình phòng cháy, chữa cháy…, quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp (các giải pháp ứng phó rủi ro, sự cố như: động vật sổng chuồng, thực vật bị phát tán ra ngoài, cháy, nổ, dịch, bệnh, xâm hại đối với con người…)

1.6. Tình hình kiểm tra, kiểm kê, giám sát hoạt động của các lực lượng chức năng quản lý như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục kiểm lâm, Chi cục thủy sản, Chi cục thú y,…), Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường),…

1.7. Nguồn nhân lực của các cơ sở (cán bộ chuyên môn, bác sỹ thú y,…)

1.8. Nguồn lực tài chính chủ yếu (ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các dự án quốc tế, buôn bán nguồn giống, trao đổi, thương mại,….)

2. Đánh giá công tác quản lý các loại hình cơ sở nuôi, trồng loài hoang dã trên địa bàn tỉnh

[...]