Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT Danh mục loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 04/2017/TT-BNNPTNT
Ngày ban hành 24/02/2017
Ngày có hiệu lực 10/04/2017
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;

Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2017.

Điều 3. Thông tư này thay thế Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT, ngày 5 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- VP Quốc hội;

- VP Chính phủ, Website Chính phủ; Công báo;
-
Các Bộ, Cq ngang Bộ, Cq thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Viện KSND Tối cao; Toà án ND Tối cao;
- Tổng cục Hải quan;
- UBND tỉnh, Tp thực thuộc TW;
- Sở NN & PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Các Cq, đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VP Bộ, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

DANH MỤC

CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong Danh mục này các từ ngữ, ký hiệu dưới đây được hiểu như sau:

1. Loài trong các Phụ lục bao gồm:

a) Loài có tên xác định; hoặc

b) Toàn bộ các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn hoặc chỉ một phần xác định của đơn vị phân loại đó.

2. Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) bao gồm:

a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

3. Từ viết tắt “spp.” được dùng để chỉ tất cả các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn.

4. Các chỉ dẫn tham khảo khác đối với đơn vị phân loại sinh học cao hơn loài chỉ nhằm mục đích bổ sung thông tin hoặc phân lớp. Các tên gọi phổ thông sau tên khoa học của một họ chỉ mang tính chất tham khảo. Các giải thích này nhằm xác định các loài trong một họ có liên quan được quy định trong các Phụ lục của CITES. Trong hầu hết các trường hợp, không phải tất cả loài trong cùng một họ đều được quy định trong các Phụ lục của CITES.

5. Những từ viết tắt sau đây được sử dụng đối với bậc phân loại thực vật dưới loài:

a) “ssp.” được dùng để chỉ phân loài/loài phụ; và

[...]