Công văn 4274/NHNN-TTGSNH hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu | 4274/NHNN-TTGSNH |
Ngày ban hành | 11/06/2015 |
Ngày có hiệu lực | 11/06/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Nguyễn Phước Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4274/NHNN-TTGSNH |
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Các Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng
Nhà nước; |
Triển khai Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, ngày 18/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký Quyết định số 1232/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2012 đến năm 2016 (gọi tắt là Đề án 1232). Để tiếp tục thực hiện Đề án 1232 trong năm 2015, Thống đốc NHNN yêu cầu Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước; Nhà máy in tiền quốc gia; NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố; các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là các đơn vị) tập trung triển khai các nhiệm vụ sau đây:
1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm:
- Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến phòng, chống tham nhũng;
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
- Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trong năm 2014, 2015;
- Quy định pháp luật về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập;
- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Luật Tiếp công dân;
- Luật Khiếu nại;
- Luật Tố cáo;
- Các văn bản do Thống đốc NHNN ban hành, chỉ đạo các đơn vị trong ngành ngân hàng thực hiện:
+ Quyết định số 110/QĐ-NHNN, ngày 21/01/2010 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của ngành Ngân hàng;
+ Quyết định số 1232/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2012 đến năm 2016;
+ Quyết định số 807/QĐ-NHNN, ngày 09/4/2013 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015 của ngành Ngân hàng;
+ Quyết định số 990/QĐ-NHNN, ngày 2/5/2013 về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hiện Kết luận số 21/KL/TW ngày 25/2/2012 của BCHTW Đảng Khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012-2016;
+ Quyết định số 1491/QĐ-NHNN ngày 29/7/2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng...
- Những kinh nghiệm, gương điển hình trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng;
- Các văn bản khác có liên quan.
2. Hình thức tuyên truyền, phổ biến
Các đơn vị chủ động lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng phù hợp với đối tượng, tình hình của đơn vị mình để đạt hiệu quả cao nhất, như: tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng; hội nghị giới thiệu, phổ biến pháp luật; phát hành tờ gấp, treo băng-zôn, pa-nô, áp-phích; xây dựng chương trình, chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên các báo, đài, cổng thông tin điện tử; công bố công khai thủ tục hành chính, mức phí, lệ phí; hoặc tại các buổi sinh hoạt, quán triệt, họp cơ quan, đơn vị...
3. Các hoạt động cần tập trung chỉ đạo thực hiện
3.1. Chỉ đạo, tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề liên quan đến pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị trực thuộc (lồng ghép trong sinh hoạt chuyên đề của tổ chức cơ sở đảng, các hoạt động tổ chức “Ngày Pháp luật 2015”); lồng ghép bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3.2. Tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử trực thuộc. Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thiết thực phục vụ yêu cầu phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.
3.3. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức.
3.4. Chỉ đạo, tích cực tham gia hưởng ứng cuộc thi “Gương sáng trong đấu tranh phòng; chống tham nhũng” trên báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.