Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 807/QĐ-NHNN năm 2013 về Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015 của ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 807/QĐ-NHNN
Ngày ban hành 09/04/2013
Ngày có hiệu lực 09/04/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 807/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2015 CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Quyết định số 46/2010/QH12 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị tại Công văn số 3279/BCA-C41 ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công an về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015 của ngành Ngân hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước; Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; Giám đốc Nhà máy in tiền quốc gia; Các Tổ chức tín dụng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban chỉ đạo 138/CP;
- Ban lãnh đạo NHNN (để b/c);
- Lưu: VP, TTGSNH3.

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Bình

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2015 CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 807/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Thực hiện Quyết định 1217/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo 138/CP xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015 của ngành Ngân hàng, như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG:

1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; vận động đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng tham gia hoạt động ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với tội phạm xảy ra trong ngành (cả đối tượng trong ngành, ngoài ngành, sự cấu kết của cán bộ trong ngành và đối tượng bên ngoài).

2. Chủ động phòng ngừa, kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

3. Kịp thời phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, cảnh báo cho các tổ chức tín dụng; công khai minh bạch trong hoạt động; xử lý trách nhiệm người đứng đầu trực tiếp cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tội phạm tham nhũng.

4. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, sự quan tâm sát sao của các cấp ủy Đảng, của lãnh đạo các tổ chức tín dụng.

5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong phong trào phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng.

II. GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp chung:

- Tập trung chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, tội phạm lợi dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Phối hợp với cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là các vụ án trọng điểm được dư luận quan tâm. Thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo vụ việc phạm tội trong hoạt động ngân hàng làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, phòng chống tội phạm.

[...]