Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 4188/VPCP-KTTH năm 2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 4188/VPCP-KTTH
Ngày ban hành 05/07/2022
Ngày có hiệu lực 05/07/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Thị Thu Vân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4188/VPCP-KTTH
V/v một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xét đề nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản số 2223/BC-BNG-THKT ngày 03 tháng 6 năm 2022 về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

Đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản nêu trên (gửi kèm theo); đề nghị các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu thực hiện theo thẩm quyền và quy định hiện hành.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ, địa phương biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, PTTg Lê Văn Thành;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân,

các Vụ: KGVX, NC, QHQT, TH;
- Lưu: VT, KTTH (3).TLK

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Mai Thị Thu Vân

 

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2223/BC-BNG-THKT

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022

 

BÁO CÁO

VỀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG LỪA ĐẢO, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Qua theo dõi và thông tin từ các Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Tình hình

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi gian lận thương mại ngày càng phổ biến, có quy mô lớn, tinh vi và phức tạp hơn. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đánh giá, lừa đảo qua xâm phạm email doanh nghiệp[1] là hình thức gây thiệt hại nặng nhất tại Mỹ, khiến các doanh nghiệp thiệt hại 2,4 tỷ USD trong năm 2021, tăng 33% so với năm 2020. Tại Bra-xin, từ năm 2019 đến nay có khoảng 16,7 triệu người bị lừa đảo tài chính qua mạng. Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã điều tra và bắt giữ hơn 120 đối tượng từ 90 nước liên quan đến các vụ buôn khẩu trang giả và các hãng sản xuất vaccine (Pfizer, AstraZeneca, Moderna) cũng ghi nhận hàng trăm vụ lừa đảo vaccine liên quan đến gn 100 nước trên thế giới.

Việt Nam là nền kinh tế năng động, có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp ngày càng phát triển; các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ trở thành mục tiêu của lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp. Gần đây, mặc dù các cơ quan trong nước, các CQĐD và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài liên tục cảnh báo, hiện tượng doanh nghiệp ta bị lừa đảo hoặc vướng vào tranh chấp có chiều hướng gia tăng. Điều này không chỉ gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp ta mà còn ảnh hưởng đến lòng tin kinh doanh và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác. Ví dụ, sau vụ việc 100 container hạt điều, doanh nghiệp ta có tâm lý e ngại làm ăn với các đối tác I-ta-li-a hoặc khi đàm phán các hợp đồng lớn. Đáng chú ý, tình trạng lừa đảo gần đây diễn ra phổ biến hơn tại các thị trường lớn, có uy tín và mức độ rủi ro thp như Mỹ, Hà Lan, I-ta-li-a, Na Uy... thay vì tập trung ở các thị trường châu Phi như trước đây.

Nhiều doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm hiểu, thông tin cho các cơ quan chức năng, các CQĐD, Thương vụ ta ở nước ngoài mà chỉ liên hệ khi vụ việc xảy ra, gây khó khăn trong quá trình hỗ trợ giải quyết. Mặt khác, cũng có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gian lận, chưa thực hiện đúng hợp đồng, chuyển hàng chưa đúng yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hóa của sở tại và bị đối tác khởi kiện, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu quốc gia, uy tín của các doanh nghiệp chân chính[2].

2. Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến

- Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký. Một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây bị lừa đảo, chiếm đoạt lô hàng tại Xri Lan-ca[3], bị đi tác An-giê-ri ép giảm giá hoặc không nhận hàng sau khi hàng đã đến cảng (với lý do giá hàng hóa xuống thấp hoặc tìm được bên bán rẻ hơn), hoặc bị ngắt liên lạc và không nhận lô hàng tại Bra-xin[4],... Tại Hàn Quốc, một số doanh nghiệp sở tại trì hoãn giao hàng, không hoàn trả đặt cọc khi không giao được hàng hoặc không chịu thanh toán khi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Năm 2020, một số doanh nghiệp Việt Nam không nhận được thanh toán trong giao dịch với doanh nghiệp Mỹ do đối tác phá sản.

- Thành lập công ty “ma”, giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty đgiao dịch. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại một số nước, bao gồm cả các nước phát triển trong EU là khá đơn giản và dễ dàng, đặc biệt trong thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, là điều kiện để các đối tượng tận dụng đthực hiện lừa đảo. Các đối tượng tại Mê-hi-cô có thủ đoạn giả danh đại diện của các công ty môi giới, quan chức chính quyền, cơ quan tài chính để tạo niềm tin, dụ dỗ chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Một doanh nghiệp Việt Nam nhận được đề nghị thực hiện nghiên cứu thị trường hàng hải qua email của một công ty hàng hải của Bỉ và không được thanh toán sau khi gửi kết quả nghiên cứu[5]. Năm 2021, có hơn 40 trường hợp giả mạo doanh nghiệp Na Uy để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có một số doanh nghiệp Việt Nam[6] trong mua, bán thủy hải sản, thiệt hại khoảng vài nghìn USD/vụ việc.

- Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hóa mà không thanh toán. Bên lừa đảo giả mạo tài khoản tại ngân hàng uy tín hoặc giả mạo cán bộ ngân hàng, cấu kết với các nhóm lừa đảo quốc tế để làm giả giấy tờ, chứng từ, cài người để lấy chứng từ gốc và chiếm đoạt lô hàng[7]. Các đối tượng cũng dùng thủ đoạn đề nghị thay đổi điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán (với lý do phí ngân hàng cao), đề nghị gửi trước toàn bộ hay một phn vận đơn gốc (với lý do đlàm các thủ tục xin cấp phép nhập khu) để lừa đảo. Năm 2019, doanh nghiệp Việt Nam bán hạt tiêu đen sang Xê-nê-gan cũng đã bị lừa chuyển chứng từ gốc và không được thanh toán khi giao hàng[8].

- Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đấu thầu. Theo Văn phòng Kinh tế - Văn hóa ta tại Đài Bắc, thời gian qua một số cá nhân Đài Loan gốc Việt, với danh nghĩa tư vấn cho các doanh nghiệp Đài Loan đã tiếp cận một số tỉnh ở miền Nam và cho biết có thể “thu xếpđược các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ của Đài Loan cho các dự án cơ sở hạ tầng tại địa phương. Một số doanh nghiệp ta cũng được mời tham gia các gói thầu châu Phi và nhận được thông báo trúng thầu cùng với đề nghị chuyển phí hoàn tất thủ tục đấu thầu; sau khi nhận được tiền, các đối tượng này cắt đứt liên lạc.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Khoảng cách địa lý xa xôi, đặc biệt là dịch COVID-19 thời gian qua khiến doanh nghiệp khó khăn trong đi lại, làm việc trực tiếp, kiểm tra hàng hóa và phải giao dịch qua internet, là điều kiện thuận lợi cho các hành vi lừa đảo.

- Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh nghiệp ta có nhu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài nên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giao dịch.

- Thủ tục, quy định xuất nhập khẩu hàng hóa, tập quán kinh doanh của các nước rất đa dạng; với thông tin hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa đảo khi đáp ứng các yêu cầu của đối tác[9].

- Thời gian vận chuyển dài khiến các mặt hàng xuất khẩu như nông, thủy hải sản khó bảo quản, dễ hư hỏng, là lý do để đối tác nước ngoài ép doanh nghiệp ta giảm giá hoặc từ chi nhận hàng. Hợp đồng mua-bán không quy định cụ thể hoặc có các điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam (như điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án tại nước Bạn) khiến quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.

[...]