TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
3843/TCHQ-GSQL
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2000
|
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3843/TCHQ-GSQL NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM
2000 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ VỀ THUÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA NƯỚC
NGOÀI
Kính
gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 10/12/1999, BỘ Thương mại
có Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ban hành quy chế về thuê máy móc, thiết bị của
nước ngoài (Tổng cục đã sao gửi Hải quan các tỉnh, thành phố tại công văn số
8115/TCHQ-VP ngày 29/12/1999). Để việc thực hiện văn bản trên được thống nhất
trong toàn ngành, sau khi trao đối với Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan hướng dẫn
thêm một số điểm liên quan đến thủ tục hải quan như sau:
I. NHỮNG QUI
ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng áp dụng.
Các qui định trong văn bản này
áp dụng cho việc thuê máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, thi công xây dựng
các công trình đầu tư trong nước của các đối tượng nêu tại Điều
2 Quy chế về thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định
1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 của Bộ Thương mại.
Riêng đối với loại hình gia công
hàng hoá cho nước ngoài thì căn cứ vào hợp đồng gia công:
Nếu trong hợp đồng gia công, bên
thuê gia công thoả thuận cho bên nhận gia công mượn máy móc, thiết bị để phục vụ
gia công, thì thực hiện theo qui định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Nếu trong hợp đồng gia công,
bên thuê gia công thoả thuận cho bên nhận gia công thuê máy móc, thiết bị để phục
vụ gia công, thì thực hiện theo Quy chế về thuê máy móc, thiết bị của nước
ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 của Bộ
Thương mại và hướng dẫn tại văn bản này. Trong trường hợp này, bên thuê gia công
và bên nhận gia công phải ký kết một họp đồng thuê máy móc, thiết bị riêng với
các nội dung chủ yếu như qui định tại Điều 5 Quy chế ban
hành kèm theo Quyết định 1447/1999/QĐ-BTM nêu trên.
Văn bản này không áp dụng đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Phương thức tạm nhập máy móc,
thiết bị thuê:
Tuỳ theo sự thoả thuận bằng văn
bản của bên cho thuê và bên thuê, bên thuê thực hiện việc tạm nhập máy móc, thiết
bị thuê theo một trong các phương thức sau:
- Tạm nhập từ nước ngoài vào
- Tạm nhập từ Kho ngoại quan
- Chuyển từ hợp đồng thuê khác
sang theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ (thủ tục hải quan thực hiện như
qui định tại điểm 6, Phần II dưới đây).
Điều kiện thuê máy móc, thiết bị
theo các phương thức này đều phải thực hiện đúng qui định tại Điều
3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1447/1999/QĐ-BTM
Doanh nghiệp thuê máy móc, thiết
bị phải tự chịu trách nhiệm về việc xác lập dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư
sản xuất (luận chứng kinh tế kỹ thuật) và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo qui định tại khoản 2, Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết
định 1447/1999/QĐ-BTM, cơ quan Hải quan chỉ căn cứ vào hợp đồng thuê để làm
thủ tục xuất nhập khẩu.
3. Đối với việc nhập khẩu
phụ tùng thay thế và đưa máy móc, thiết bị
thuê nước ngoài sữa chữa.
Các phụ tùng thay thế nếu do bên
cho thuê cung cấp cho bên thuê theo qui định của hợp đồng thì làm thủ tục hải
quan như máy móc, thiết bị thuê. Doanh nghiệp thuê phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc sử dụng số phụ tùng này đúng mục đích thay
thế cho máy móc thiết bị thuê.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng
thuê, bên thuê được phép tạm xuất máy móc, thiết bị thuê để sữa chữa hoặc thay
thế và sau đó phải tái nhập. Trường hợp máy móc, thiết bị tái nhập không phải
là các máy móc, thiết bị tạm xuất thì phải được hai bên thoả thuận bằng hợp đồng
bổ sung.
4. Thủ tục gia
hạn hợp đồng:
Khi họp đồng thuê máy móc, thiết
bị đã hết hạn, các bên ký kết hợp đồng muốn gia hạn thêm hợp đồng thì phải thoả
thuận bằng phụ lục bổ sung hợp đồng và nộp cho cơ quan Hải quan 01 bản. Thời hạn
nộp phụ lục bổ sung cho cơ quan Hải quan là chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi hợp
đồng chính hết hạn.
5. Phương thức
tái xuất máy móc, thiết bi thuê sau khi chấm dứt hợp đồng
thuê:
Nếu hợp đồng thuê máy móc, thiết
bị đã hết hạn mà các bên ký kết không gia hạn thêm hợp đồng hoặc hợp đồng thuê
chấm dứt trước thời hạn, thì bên thuê phải làm thủ tục tái xuất số máy móc, thiết
bị đã thuê.
Tuỳ theo yêu cầu của bên cho
thuê, bên thuê thực hiện việc tái xuất máy móc, thiết bị thuê theo một trong
các phương thức sau đây:
- Tái xuất ra khỏi Việt Nam.
- Tái xuất để gửi vào Kho ngoại
quan
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng
thuê khác theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ (nếu bên cho thuê ký tiếp được
hợp đồng cho thuê với doanh nghiệp khác).
II. THỦ TỤC HẢI
QUAN:
1. Nơi làm thủ tục hải quan:
1.1. Đối với trường hợp thuê máy
móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng gia công thì nơi làm thủ tục hải quan là
đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công. Trong trường hợp này, việc theo dõi,
thanh khoản thực hiện theo từng hợp đồng thuê, không gộp chung cùng với hợp đồng
gia công.
1.2. Đối với trường hợp thuê máy
móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, thi công xây dựng các công trình đầu tư
trong nước thì doanh nghiệp tự chọn đơn vị Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ
tục tạm nhập, nhưng đã làm thủ tục tạm nhập ở đơn vị nào thì phải làm trọn hợp
đồng tại đơn vị Hải quan đó. Nơi làm thủ tục tái xuất về nguyên tắc là đơn vị Hải
quan đã làm thủ tục tạm nhập, nhưng trong trường hợp có lý do hợp lý, được Cục
trưởng Hải quan nơi làm thủ tục nhập chấp thuận và có đề nghị với Cục trưởng Hải
quan nơi làm thủ tục xuất thì được làm thủ tục xuất ở một đơn vị Hải quan khác
(trường hợp tái xuất máy móc, thiết bị đi sửa chữa và chuyển sang hợp đồng thuê
khác thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 và điểm 6 dưới đây). Trong trường
hợp này, doanh nghiệp phải làm văn bản gửi Cục trưởng đơn vị Hải quan đã làm thủ
tục tạm nhập, nêu rõ đơn vị Hải quan sẽ làm thủ tục tái xuất. Cục trưởng
đơn vị Hải quan đã làm thủ tục tạm nhập ghi ý kiến chuyển đơn vị Hải quan làm
thủ tục tái xuất để thực hiện thủ tục tái xuất.
2. Thủ tục tạm nhập:
2.1. Bộ hồ sơ làm thủ tục hải
quan:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hải
quan: 03 bản chính;
+ Hợp đồng thuê máy móc,
thiết bị: 01 bản sao và 01 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài).
+ Vận tải đơn: 01 bản
sao;
+ Hoá đơn thương mại: 01
bản chính và 02 bản sao;
+ Bảng kê chi tiết hàng
hoá (đối với lô hàng nhiều chủng loại máy móc, thiết bị): 01 bản chính và 02 bản
sao;
+ Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu (trường hợp thuê máy móc, thiết bị để phục vụ gia công hàng hoá cho nước
ngoài thì chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), chỉ nộp 01 lần khi đăng
ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản
sao.
- Đối với trường hợp sau đây phải
nộp thêm:
+ Văn bản cho phép của cơ
quan quản lý chuyên ngành (nếu hàng thuộc danh mục quản lý chuyên ngành): 01 bản
sao;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hoá (nếu hàng mới và hàng của nước được Việt nam cho hưởng ưu đãi theo xuất
xứ): 01 bản chính;
+ Giấy đăng ký kiểm tra
chất lượng (nếu hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng) .
Các bản sao phải nộp qui định trên
đây chỉ cần đóng dấu và có chữ ký xác nhận của Giám đốc hoặc Phó giám đốc doanh
nghiệp, không cần xác nhận của công chứng Nhà nước.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Văn bản cho phép của cơ
quan quản lý chuyên ngành (nếu hàng thuộc danh mục quản lý chuyên ngành): 01 bản
chính để đối chiếu với bản sao phải nộp;
+ Bản chính hợp đồng thuê
máy móc, thiết bị (đối với trường hợp số máy móc, thiết bị của hợp đồng thuê được
tạm nhập làm nhiều lần): để Hải quan đóng dấu đã tiếp nhận đăng ký tờ khai lên
bản chính này.
2.2. Đăng ký tờ khai theo loại
hình tạm nhập - tái xuất, các bước thủ tục khác thực hiện theo qui định
hiện hành. Tính thuế và nộp thuế theo qui định tại Thông tư 172/1998/TT-BTC
ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Thủ tục tái xuất:
3.1. Bộ hồ sơ Hải quan:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai Hải quan: 03 bản
chính;
+ Bảng kê chi tiết hàng
hoá (đối với lô hàng gồm nhiều chủng loại máy móc, thiết bị): 03 bản chính;
+ Tờ khai tạm nhập đã hoàn thành
thủ tục hải quan: 01 bản sao.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Tờ khai tạm nhập: 01 bản
chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.
3.2. Đăng ký tờ khai theo loại
hình tạm nhập - tái xuất, các bước thủ tục khác thực hiện theo quy định hiện
hành.
4. Thủ tục đưa máy móc thiết bị
ra nước ngoài để sữa chữa hoặc thay thế:
Khi có nhu cầu đưa máy móc, thiết
bị thuê ra nước ngoài để sửa chữa hoặc thay thế, doanh nghiệp phải làm
văn bản giải trình gửi đơn vị Hải quan nơi đã làm thủ tục làm tạm nhập.
Văn bản giải trình cần nói rõ tên, ký mã hiện, số lượng máy móc, thiết
bị dự kiến đưa đi sữa chữa hoặc thay thế, lý do sửa chữa hoặc thay thế... và phải
chịu trách nhiệm về nội dung văn bản này.
Đơn vị Hải quan đã làm thủ tục tạm
nhập chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết cho tạm xuất và tái nhập khẩu trở lại
sau khi sửa chữa, thay thế
Trường hợp tái xuất máy móc, thiết
bị ra nước ngoài để thay thế bằng máy móc, thiết bị khác thì trong bộ hồ sơ khi
làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải nộp thêm bản phụ lục hợp đồng có thề hiện
nội dung này. Sau khi làm xong thủ tục tái xuất, Hải quan và doanh nghiệp phải
thanh khoản tờ khai tạm nhập ban đầu: Nếu tái xuất toàn bộ số máy móc, thiết bị
của tờ khai tạm nhập, thì thanh khoản cả tờ khai tạm nhập; Nếu chỉ tái
xuất một số máy móc, thiết bị của tờ khai tạm nhập, thì chỉ thanh khoản số máy
móc, thiết bị dã tái xuất, số còn lại phải theo dõi tiếp. Máy móc thiết bị nhập
khẩu thay thế được làm thủ tục như lô hàng tạm nhập - tái xuất mới.
5. Thủ tục tạm nhập từ kho ngoại
quan và tái xuất vào kho ngoại quan máy móc, thiết bị thuê:
Thủ tục hải quan đối với việc tạm
nhập máy móc, thiết bị thuê từ Kho ngoại quan để thực hiện hợp đồng thuê và tái
xuất máy móc, thiết bị thuê vào Kho ngoại quan sau khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp
đồng thuê thực hiện theo Qui chế Kho ngoại quan và văn bản hướng dẫn này.
6. Thủ tục hải
quan đối với việc chuyển máy móc, thiết bị thuê từ hợp đồng thuê này sang họp đồng
thuê khác:
a- Thủ tục tái xuất
(thủ tục giao máy móc, thiết bị của doanh nghiệp
có hợp đồng thuê đã hết hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn.
(i) Doanh nghiệp giao máy móc,
thiết bị thuê (doanh nghiệp có hợp đồng thuê đã hết hạn hoặc chấm dứt hiệu lực
trước thời hạn) phải làm thủ tục tái xuất như đối với trường hợp tái xuất máy
móc, thiết bị thuê ra nước ngoài.
(ii) Nhiệm vụ của Hải quan làm
thủ tục tái xuất (Hải quan trước đây đã làm thủ tục tạm nhập máy móc, thiết bị
thuê này cho doanh nghiệp): Thực hiện đăng ký tờ khai như đối với trường hợp
tái xuất máy móc, thiết bị thuê ra nước ngoài. Niêm phong hồ sơ giao chủ hàng
chuyển cho Hải quan làm thủ tục tạm nhập mới để thực hiện các bước tiếp theo
như qui định tạt điểm c dưới đây.
b- Thủ tục tạm nhập
(thủ tục nhận máy móc, thiết bị thuê để thực hiện
hợp hiện thuê của doanh nghiệp thuê tiếp
theo.
(i) Doanh nghiệp thuê tiếp theo
(doanh nghiệp tiếp nhận máy móc, thiết bị thuê để thực hiện hợp đồng thuê tiếp
theo): mở tờ khai tạm nhập và thực hiện các chính sách về quản lý hàng hoá xuất
nhập khẩu, chính sách thuế như đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị
thuê từ nước ngoài vào Việt nam.
(ii) Nghiệp vụ của Hải quan làm
thủ tục tạm nhập: làm thủ tục tạm nhập như quy định đối với máy móc, thiết bị
thuê tạm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam (riêng bộ hồ sơ hải quan không yêu cầu
phải có vận tải đơn).
c- Về việc kiểm tra thực tế hàng
hoá:
Sau khi đăng ký tờ khai với cơ
quan Hải quan làm thủ tục tái xuất, doanh nghiệp giao máy móc, thiết bị thuê tổ
chức giao hàng cho doanh nghiệp thuê tiếp theo. Hải quan làm thủ tục tạm nhập
cho doanh nghiệp thuê tiếp theo thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá, ghi kết
quả kiểm hoá lên cả tờ khai tái xuất và tờ khai tạm nhập; xác nhận thực xuất
vào tờ khai tái xuất, trả lại 02 tờ khai cho doanh nghiệp tái xuất để nộp 01 tờ
khai cho Hải quan tái xuất, doanh nghiệp lưu 01 bản; xác nhận thực nhập vào tờ
khai tạm nhập.
Xác nhận thực xuất phải ghi rõ
hàng đã chuyển sang hợp đồng thuê số... của doanh nghiệp... theo tờ khai tạm nhập
số... ngày... tháng... năm... nơi mở tờ khai tạm nhập, nơi giao hàng...
Xác nhận thực nhập phải ghi rõ
hàng được nhận từ hợp đồng thuê số... của doanh nghiệp... theo tờ khai tái xuất
số... ngày... tháng... năm... nơi nhận hàng...
7. Thủ tục tiêu huỷ máy móc, thiết
bị thuê sau khi kết thúc hợp đồng thuê:
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê,
nếu máy móc, thiết bị hư hỏng, không thể sửa chữa để sử dụng tiếp, bên cho thuê
có văn bản đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam, bên thuê có văn bản đề nghị Hải
quan giải quyết cho tiêu huỷ, thì đơn vị Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập xem
xét, giải quyết. Trường hợp việc tiêu huỷ có ảnh hưởng đến môi trường, doanh
nghiệp thuê phải chịu trách nhiệm xin phép cơ quan môi trường trước khi tổ chức
việc tiêu hủy. Nếu cơ quan môi trường không cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam, thì
doanh nghiệp phải tái xuất ra khỏi Việt Nam.
Doanh nghiệp tự tổ chức việc
tiêu huỷ. Đơn vị Hải quan làm thủ tục tạm nhập cử ít nhất 02 cán bộ giám sát việc
tiêu huỷ đó, đảm bảo máy móc, thiết bị được tiêu huỷ đúng máy móc, thiết bị của
họp đồng thuê và thực sự được tiêu huỷ. Phải lập biên bản tiêu huỷ, xác nhận kết
quả tiêu huỷ theo đúng thủ tục hành chính. Biên bản xác nhận ngoài các nội dung
khác, phải ghi rõ tên, chủng loại, ký mã hiệu, số lượng máy móc, thiết bị đã
tiêu huỷ, ngày tháng năm tiến hành tiêu huỷ, địa điểm tiêu huỷ. Biên bản phải
có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc doanh nghiệp có hàng tiêu huỷ và phải có đầy đủ
họ, tên, chữ ký của những cán bộ Hải quan chịu trách nhiệm giám sát việc tiêu
huỷ, những người khác được Giám đốc chỉ định tham gia giám sát tiêu huỷ.
- Không phải giám định máy móc,
thiết bị xin tiêu huỷ. Doanh nghiệp thuê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Việt Nam và người cho thuê về máy móc, thiết bị xin tiêu huỷ.
8. Thủ tục hải
quan đối với trường hợp nhượng bán máy móc, thiết bị thuê tại thị trường Việt
Nam:
Để được mua lại máy móc, thiết bị
thuê của nước ngoài, doanh nghiệp mua phải làm văn bản xin phép Bộ Thương mại.
Sau khi được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản, doanh nghiệp thuê và doanh
nghiệp mua lại máy móc, thiết bị phải đến Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để
làm thủ tục cho việc mua bán này. Doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị phải chịu
trách nhiệm thực hiện đầy đủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách nhập
khẩu công nghệ ghi trong văn bản cho phép mua máy móc, thiết bị thuê của Bộ
Thương mại (nếu trong văn bản cho phép đó có qui định về vấn đề này) và phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo qui định của pháp luật hiện hành.
Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập
làm thủ tục cho việc mua bán máy móc, thiết bị thuê trên cơ sở văn bản cho phép
của Bộ Thương mại.
Nếu doanh nghiệp mua là chính
doanh nghiệp thuê máy móc, thiết bị đó, thì doanh nghiệp làm văn bản gửi đơn vị
Hải quan đã làm thủ tục tạm nhập đề nghị làm thủ tục cho việc mua bán này (văn
bản nói rõ máy móc, thiết bị mua có số lượng chủng loại....; thuộc tờ khai tạm
nhập số.... hợp đồng thuê số...; đã được Bộ Thương mại chấp thuận tại văn bản số...),
đơn vị Hải quan này có nhiệm vụ phê duyệt và thực hiện việc chuyển số thuế đã tạm
nộp từ tài khoản tạm thu vào ngân sách nhà nước như các trường hợp tạm nhập -
tái xuất khác được phép tiêu thụ nội địa, không cần mở tờ khai Hải quan mới.
Văn bản này là bộ phận không tách rời bộ hồ sơ lô hàng.
Nếu doanh nghiệp mua khác với
doanh nghiệp thuê máy móc, thiết bị thì bên thuê phải mở tờ khai tái xuất, Hải
quan làm thủ tục hoàn lại một phần tiền thuế đã nộp cho bên thuê như qui định tại
Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính; bên mua phải mở tờ
khai nhập khẩu (tại ô 39 của tờ khai mẫu HQ99 ghi: "mua máy móc, thiết bị
thuê theo tờ khai tạm nhập số... ngày... của...") và phải nộp thuế nhập khẩu
và các loại thuế khác theo qui định của luật thuế.
Nhận được văn bản này đề nghị Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố cho triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc hoặc phát hiện vấn đề gì bất hợp lý thì kịp thời báo cáo kèm
theo đề xuất ý kiến gửi Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo tiếp.