Kính
gửi: - ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Thực hiện Quyết định số
85/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Định
hướng phát triển thoát nước đô thị
Việt Nam đến năm 2020", Bộ Xây dựng đã soạn thảo Chương trình khung
thực hiện định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020.
Bộ Xây dựng đề
nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và
có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn và trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý và phát triển hệ thống thoát nước
đô thị.
Trong quá trình triển khai, các đơn vị
thực hiện có vướng mắc xin phản ánh về Bộ Xây dựng để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh.
Nơi nhận:
- Như trên
- Sở XD, Sở GTCC các tỉnh,tp
- Cty Cấp
thoát nước các tỉnh,tp
- Lưu VP, Vụ KTQH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tấn Vạn
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
THỰC HIỆN "ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020"
(Ban hành thực hiện
theo Quyết định
85/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ)
I/ TÊN CHƯƠNG
TRÌNH
Chương trình khung thực hiện Định hướng phát triển thoát nước đô thị việt Nam đến năm 2020
II/ MỤC TIÊU
- Cụ thể hoá Định hướng phát
triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020
- Xác lập quan điểm, nhận thức, trách nhiệm quản
lý, đầu tư phát triển hệ thống thoát nước đô thị và biện pháp phối hợp hoạt
động giữa các Bộ, Ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền đô thị
các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình khung nhằm từng bước
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thu gom xử lý nước
thải của các đô thị trong cả nước.
- Xây dựng kế
hoạch lập Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước cho các đô thị, lập dự án đầu tư, xác
định thứ tự ưu tiên xây dựng hệ thống
thoát nước mưa và xử lý nước thải cho các đô thị.
- Bảo đảm đến năm 2020 xoá bỏ tình trạng
ngập úng cục bộ, đảm bảo 80% dân số đô thị được thụ hưởng dịch vụ thoát nước. Các đô
thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu có 90% dân có dịch vụ thoát nước.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các đô thị lớn,
các đô thị có tiềm năng về phát triển du lịch công nghiệp, dịch vụ, là hạt nhân của quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng
các hệ thống xử lý nước thải có công nghệ phù hợp với các đô thị nhỏ nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị, hạn chế việc
di chuyển dân từ các đô thị nhỏ
vào đô thị lớn.
- Xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đô thị, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân.
III/ THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
1. Hệ thống
mương, cống thoát nước.
Các thành phố và thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đều có hệ thống thoát nước
từ thời thuộc Pháp. Tuy nhiên do
hoàn cảnh chiến tranh, và khó khăn về kinh tế nên trong thời gian dài đã không
được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng. Trong thời gian qua các đô thị phát
triển không theo quy hoạch tổng thể, do vậy cơ sở hạ tầng hết sức nghèo nàn. Hệ
thống thoát nước cũ không được đầu tư cải tạo, hệ thống mới chỉ xây dựng cục bộ
nhằm giải quyết vấn đề thoát nước trước mắt cho từng cụm dân cư. Do công tác xây dựng hệ thống thoát nước được triển khai nhỏ giọt và không được đồng bộ, nên đã gây ra tình
trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường ở tất cả các đô thị trong cả nước.
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt các đô thị là mạng cống chung, nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải
thường là các ao hồ tự nhiên và các dòng sông chảy qua đô thị.
Hệ thống thoát nước các đô thị được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy trong cống và
mương, độ dốc thủy lực thấp do vậy
lốc độ dòng chảy nhỏ dẫn đến tình trạng
lắng cặn trong cống. Do tốc độ lắng cặn nhanh, tiết diện cống bị thu hẹp
nên thường bị tắc và đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Nhìn chung hệ thống mương cống thoát
nước của các đô thị Việt Nam được xây dựng không đồng nhất, các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có mật độ cống thoát nước cao hơn các đô thị nhỏ. Để đánh giá khả năng thoát nước của hệ thống chúng ta thường lấy
tiêu chuẩn chiều dài bình quân cống
trên người. Các đô thị trên thế giới
tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2 đến 0,25m/ng, các đô thị còn lại chỉ đạt từ 0,08m/người. Trong từng đô thị, khu trung tâm, đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ cống thoát nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Nhiều đô thị gần như chưa có hệ thống thoát
nước nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa
được tách tỉnh. Theo thống kê sơ bộ của các công ty tư vấn và báo cáo của các
sở xây dựng một số đô thị có hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như thị xã Tuy Hoà tỉnh
Phú Yên hệ thống thoát nước mới phục
vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị,
các thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định
10%, Ban Mê Thuột tỉnh Đắc Lắc
15%, Cao Bằng 20%...Các đô thị có
hệ thống thoát nước tốt nhất như
Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí
Minh, và một số đô thị nhỏ như Lào
Cai, Thái Bình cũng chỉ có diện tích phục vụ khoảng 60%. Do tốc độ xây dựng đô thị ngày càng nhanh, việc xây dựng không theo quy hoạch, hệ số
dòng chảy ngày càng lớn nên chiều dài, tiết diện các tuyến công không phù hợp với
yêu cầu thực tế. Mặt khác, công
tác duy tu bảo dưỡng không đáp ứng yêu cầu, các tuyến cống, ống thoát nước bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập úng tại các đô thị.
Theo đánh giá của các công ty thoát
nước hoặc môi trường đô thị lại các địa phương và các công ty tư vấn, có trên
50% các tuyến cống đã bị hư hỏng
nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng
20% vừa được xây dựng là còn tốt.
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử
dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng bằng bê
tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có một số tuyến
cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc mương hở, các mương này thường
có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư.
Hiện nay lại một số đô thị, do công
tác quy hoạch san nền không được quan tâm, cơ quan tư vấn thiết kế không vạch
và tính toán hệ thống cống thoát nước cụ thể nên đã lắp đặt các tuyến có kích
thước và độ dốc không phù hợp thực tế, nhiều tuyến cống đạt độ dốc ngược do đó không phát huy tác dụng
thoát nước.
2. Tình trạng ngập
úng tại các đô thị.
Trong thời gian qua các đô thị đã có
nhiều cố gắng trong công tác xây dựng,
cải tạo, quản lý hệ thống thoát nước nhằm giảm tối đa tình trạng ngập úng trong mùa mưa. Tuy nhiên do nhiều khó khăn về nguồn
vốn đầu tư, nên công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước các đô thị không
đáng kể. Trong khi đó tốc độ xây dựng tại các đô thị rất cao, hệ số thấm (diện tích trống) bị giảm sút, hiện
nay tình trạng ngập úng tại các đô thị Việt Nam đang là vấn đề hết sức bức bách. Theo báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường đô thị, tất
cả các thành phố thị xã của cả nước
đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa. Có
đô thị 60% đường phố bị ngập úng như Buôn Mê Thuột của Đắc Lắc. Đặc biệt là các đô thị lớn
như thành phố Hồ Chí Minh (trên 100 điểm ngập), Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải Phòng cũng có rất nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ sâu ngập lớn
nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do
mưa, tại một số đô thị còn tình trạng
ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt
gây ra ( Ban Mê Thuộc, Cà Mau)
Hàng năm thiệt hại do ngập úng gây ra cho nền kinh tế quốc dân theo tính toán
sơ bộ là hàng nghìn tỷ đồng. Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều
cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hóa không thể
lưu thông. Có thể nêu lên một số nguyên nhân chính dẫn tới
ngập úng tại các đô thị là:
- Hệ thống cống thoát nước còn thiếu
và không đồng bộ, tiết diện cống
nhỏ, không có khả năng thoát nước
- Các mương, cống thoát nước xuống cấp,
tắc nghẽn do không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
- Phát triển đô thị không theo đúng
quy hoạch, độ phủ mặt đất lớn làm tăng hệ số dòng chảy, nhiều ao hồ trong nội
thị bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng nhà ở, làm giảm lối đa dung tích điều hoà
- Cốt san nền đô thị thấp hơn cốt lũ
do đó không có khả năng thoát nước
tự chảy.
- Các đô thị ven biển bị ảnh hưởng của
thủy triều (Bị ngập ngay trong mùa
khô)
- Thiếu các trạm bơm cưỡng bức để có thể bơm thoát nước cho các khu vực trũng.
- Các kênh mương thoát nước chính bị
lấn chiếm làm giảm khả năng thoát nước (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét tại Hà Nội, Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Đôi Tẻ tại thành phố Hồ Chí Minh)
3. Xử lý nước thải
Hiện nay, trên toàn quốc chưa đô thị
nào có trạm xử lý nước thải sinh
hoạt. Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, đều được thu gom vào hệ thống
thoát nước chung và xả ra ao hồ, sông
ngòi không qua xử lý đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhân
dân.
- Trong thời
gian qua, chúng ta đã quan tâm đến công tác bảo
vệ môi trường đô thị, song do khó khăn về kinh tế nên công tác xây dựng và cải
tạo hệ thống thoát nước cho các đô thị đặc biệt là việc thu gom và xử lý nước
thải còn rất hạn chế. Tại các đô thị lớn chúng ta đã xây dựng được một số trạm
xử lý nước thải cho các bệnh viện như
bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng),
bệnh viện Uông Bí (Quảng Ninh) Viện
108, Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên- Huế), bệnh viện C (Đà Nẵng). Do nhiều nguyên nhân khác nhau (thiết kế,
vận hành, bảo dưỡng) nhiều trạm xử
lý sau thời gian ngắn hoạt động bị
xuống cấp, chất lượng xử lý không đạt yêu cầu hoặc ngừng hoạt động (Việt - Tiệp Hải Phòng, 108 Hà Nội)
Đối với các Khu công nghiệp tập
trung, trong thời gian qua chúng ta đã yêu cầu các nhà đầu tư phải xây dựng
các trạm xử lý nước thải, đảm bảo
nước thải xả ra cống chung đạt tiêu chuẩn loại B. Tuy nhiên số khu công nghiệp
tập trung có hệ thống xử lý nước thải cũng còn rất hạn chế. Mới có một số khu
công nghiệp đã và đang xây dựng trạm xử lý nước thải là Khu công nghiệp Biên
Hoà I,II, AMATA, LOTECO tại Đồng Nai,
khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng, khu công nghiệp Nội Bài Hà Nội, các khu công
nghiệp lại Bình Dương.
Tóm lại, hệ thống xử lý nước thải của
các đô thị Việt Nam còn hết sức hạn chế, tất cả các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Một số trạm xử
lý nước thải bệnh viện cũng chỉ mới đưa vào hoạt động nhưng chưa phát huy hiệu
quả. Tại một số khu công nghiệp tập trung mới xây dựng đã
có trạm xử lý nước thải, hầu hết các nhà máy sản xuất công nghiệp được xây dựng trước đây
không có trạm xử lý, nước xả thẳng
ra sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường đô thị, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe của nhân dân.
4. Tỷ lệ dân được
sử dụng dịch vụ thoát nước
Nhìn chung Hệ thống thoát nước của
các đô thị Việt Nam năng lực thoát nước còn thấp, không hoàn chỉnh. Nhiều đô thị
hệ thống thoát nước còn sơ khai, đặc biệt là các đô thị là tỉnh lỵ của các tỉnh vừa mới tách như thị xã Hà
Tĩnh, thị xã Tuy Hoà tỉnh Phú Yên, thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
Tại các đô thị, nước thải sinh hoạt
được xả ra dưới các dạng sau:
- Xả vào hệ thống thoát nước chung
thành phố
- Xả thẳng ra kênh rạch ao hồ
- Tự thấm xuống đất
- Đối với các
đô thị lớn, mật độ dân số cao, công
tác quản lý môi
trường tốt các hộ gia đình thường
xây bể tự hoại, các loại chất thải được thu gom, sơ lắng tại bể tự hoại gia đình
sau đó xả ra cống thoát nước thành phố. Những đô thị có nhiều kênh rạch ao hồ
như các khu vực Nam Bộ dân có tập quán sống ven kênh
rạch nên nước thải thường được xả
thẳng ra kênh rạch hoặc ao hồ. Với
các đô thị miền Trung, Tây Nguyên do thói quen từ lâu đời
cùng với các khó khăn về kinh tế, hệ thống thu gom nước thải
còn hạn chế, nhiều gia đình sống
trong đô thị nhưng còn sử dụng hố xí hai ngăn do đó tình trạng cho nước thải tự
thấm xuống đất đang rất phổ biến
Tỷ lệ dân được sử dụng dịch vụ thoát
nước theo bảng sau:
Số TT
|
Tên đô thị
|
Tỷ lệ dân sử dụng dịch vụ thoát nước
%
|
Ghi chú
|
1
|
Thành phố Hà Nội
|
65
|
|
2
|
Thành phố Hải Phòng
|
60
|
|
3
|
Thành phố Đà Nẵng
|
45
|
|
4
|
Thành phố Huế
|
50
|
|
5
|
Thành phố Hạ Long
|
35
|
|
6
|
Thành phố Nam Định
|
45
|
|
7
|
Thành phố Thái Nguyên
|
20
|
|
8
|
Thành phố Việt Trì
|
30
|
|
9
|
Thị Xã Hòa Bình
|
30
|
|
10
|
Thành phố Vinh
|
40
|
|
11
|
Thành phố Hải Dương
|
50
|
|
12
|
Thị Xã Hà Đông
|
40
|
|
13
|
Thị xã Thái Bình
|
80
|
|
14
|
Thị Xã Ninh
Bình
|
30
|
|
15
|
Thị xã Lạng Sơn
|
40
|
|
16
|
Thị xã Cao Bằng
|
21
|
|
17
|
Thị xã Bắc
Giang
|
58
|
|
18
|
Thị Xã Lào Cai
|
95
|
|
19
|
Thị xã Yên Bái
|
10
|
|
20
|
Thị xã Hà Giang
|
50
|
|
21
|
Thị xã Tuyên Quang
|
30
|
Tự thấm là chính
|
22
|
Thị Xã Điện Biên Phủ
|
30
|
|
23
|
Thị xã Sơn La
|
10
|
|
24
|
Thành phố Thanh Hoá
|
45
|
|
25
|
Thị xã Hà Tĩnh
|
25
|
|
26
|
Thị xã Đồng Hới
|
30
|
Tự thấm là chính
|
27
|
Thị xã Đông Hà
|
20
|
Tự thấm là chính
|
28
|
Thị xã Vĩnh Yên
|
30
|
|
29
|
Thị xã Bắc Ninh
|
40
|
|
30
|
Thị xã Bắc Cạn
|
20
|
|
31
|
Thị xã Hưng Yên
|
80
|
|
32
|
Thị xã Hà Nam
|
40
|
|
33
|
Thị Xã Tam Kỳ
|
20
|
|
34
|
Thành phố Quy Nhơn
|
10
|
Tự thấm
|
35
|
Thị xã Quảng Ngãi
|
30
|
|
36
|
Thị xã Tuy Hoà
|
5
|
Tự thấm
|
37
|
Thành phố Nha Trang
|
15
|
|
38
|
Thành phố Biên
Hoà
|
30
|
|
39
|
Thị xã Thủ Dầu Một
|
20
|
|
40
|
Thị xã Kon Tum
|
5
|
|
41
|
Thành phố Hồ
Chí Minh
|
60
|
30% xả ra kênh rạch
|
42
|
Thành phố Playcu
|
20
|
tự thấm là chính
|
43
|
Thành phố Ban mê Thuột
|
15
|
|
44
|
Thành phố Vũng Tàu
|
60
|
|
45
|
Thị xã Bến Tre
|
43
|
|
46
|
Thành phố Cà Mau
|
37
|
|
47
|
Thị xã Kiên Giang
|
60
|
|
48
|
Thành phố Đà Lạt
|
20
|
|
49
|
Thành phố Phan Thiết
|
90
|
|
50
|
Thị xã Đồng Xoài
|
3
|
|
51
|
Thị xã Tây Ninh
|
20
|
|
52
|
Thị xã tân An
|
30
|
|
53
|
Thị xã Sóc Trăng
|
30
|
|
54
|
Thành phố Mỹ Tho
|
30
|
|
55
|
Thị xã Trà Vinh
|
20
|
|
56
|
Thị xã Vĩnh Long
|
30
|
|
57
|
Thị xã Đồng Tháp
|
10
|
|
58
|
Thành phố Long Xuyên
|
30
|
|
59
|
Thành phố Cần Thơ
|
30
|
|
60
|
Thị xã Bạc Liêu
|
20
|
|
61
|
Thị xã Phan
Rang
|
20
|
|
IV/ NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH
Để thực hiện “Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2002” và đạt các mục tiêu cụ thể nêu trên, ngành thoát nước đô thị cần triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức quản
lý, khai thác tối đa năng lực thoát nước của hệ thống thoát nước hiện có
Các đô thị trên cả nước có tốc độ
phát triển rất nhanh về diện tích, dân số, Mật độ dân cư, mật độ xây dựng
ngày càng cao, do vậy lưu lượng
dòng chảy trong hệ thống mương cống thoát nước vượt quá khả năng chuyển tải của hệ thống. Tình hình xây dựng đô
thị đang phát triển mạnh, Nhiều mương thoát nước bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở. Tại nhiều đô thị các
ao hồ tự nhiên là nơi điều hoà nước
mưa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái bị san lấp để lấy đất phục vụ mục
đích khác. Mặt khác lượng chất thải xây dựng (đất đá, gạch...) trong quá trình vận chuyển và thi công xâm nhập vào hệ thống cống là rất lớn
là giảm tiết diện mương cống. Để nâng cao khả năng thoát nước của hệ
thống cống, hạn chế tối đa tình trạng ngập úng cục bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đô thị các công ty thoát nước, công ty cấp thoát nước và công ty môi trường
đô thị cần bố trí đủ nhân lực, thiết bị thường xuyên kiểm tra tình trạng các miệng
ga, miệng xả, cống thu gom, mương
cống thoát nước chính, định kỳ nạo vét nhất là trong giai đoạn bắt đầu mùa mưa.
Các đô thị cần có các biện pháp giải tỏa nhà lấn chiếm trên các kênh, rạch, cải tạo lại các ao hồ hiện có để nâng dung tích điều hoà. Tổ chức lực lượng kiểm tra tình hình xây
dựng, chuyên chở vật liệu xây dựng, để giảm thiểu tình trạng chất thải xây dựng rơi vào cống làm tắc hố
ga, mương cống. Lập các đội cơ động để ứng phó với các điểm ngập úng khi có mưa to. Từng bước đầu tư trang thiết
bị cơ giới để quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
2. Rà soát, điều
chỉnh, lập quy hoạch chủ đạo hệ thống thoát nước cho các đô thị
Hiện nay phần lớn trong số 61 thành
phố, thị xã là tỉnh lỵ có hệ thống thoát nước, song năng lực hết sức
yếu kém, số dân đô thị được hưởng
dịch vụ thoát nước bình quân là 30%, nhiều đô thị tỷ lệ này chỉ đạt từ 10 đến 15%. Trong thời gian qua tình hình đầu tư cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước cho các đô thị là hết sức hạn chế. Để có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư cho các đô thị, trên cơ sở nhu cầu phát triển hệ thống thoát nước và khả năng
nguồn vốn cần thiết phải lập quy hoạch
tổng thể hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị. Hiện
nay mới có Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Phan Rang là đã có quy hoạch tổng thể hệ
thống thoát nước được phê duyệt, một số đô thị khác đang trong giai đoạn lập
quy hoạch là Vinh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một. Phấn đấu đến năm 2005 phải lập xong quy hoạch tổng thể hệ thống thoát
nước cho các đô thị là thành phố, thị xã là tỉnh lỵ, ưu tiên cho các đô thị
duyên hải thường bị ngập úng do thủy triều và các đô thị có cao độ thấp khó
thoát nước mưa theo điều kiện tự nhiên. Trong đó đến năm 2003 lập quy hoạch cho
các đô thị sau: Nam Định, Quy Nhơn, Nha Trang, Thanh Hoá, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau, Mỹ Tho,
Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Ban Mê Thuột,
Playcu, Hải Dương, Việt Trì, Thái Nguyên, Phan Thiết. Dự kiến nguồn vốn cần thiết
để lập các quy hoạch này là 20 tỷ đồng. Từ năm 2003 đến 2005 tiếp tục lập quy
hoạch các đô thị còn lại chưa có quy hoạch dự kiến nguồn vốn khoảng 30 tỷ đồng.
Nguồn vốn, thủ tục lập quy hoạch và
phê duyệt dựa theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của chính phủ
ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị. Tuy nhiên do đây là các quy hoạch
phát triển ngành, các đô thị do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phê duyệt cần có ý kiến thoả thuận của Bộ chuyên ngành và các Bộ có
liên quan là Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Một số đô thị mà tình trạng thoát nước
đang là vấn đề bức xúc, hoặc chưa có hệ thống thoát nước như Việt Trì, Thanh Hoá,
Hà Tĩnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho, Cần Thơ,
An Giang, Cà Mau và một số đô thị
khác cần lập ngay dự án tiền khả
thi để các cơ quan hữu quan lập kế hoạch và tìm kiếm và bố trí nguồn vốn cho đầu
tư cải tạo và xây dựng.
3. Xây dựng chương
trình đầu tư phát triển hệ thống thoát nước đô thị trong 10 năm.
a/ Mục tiêu:
- Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát
nước cho các đô thị loại đặc biệt, loại I nhằm loại bỏ tình trạng ngập úng cục
bộ, cải tạo hệ thống cống thoát nước để tách nước thải khỏi nước mưa nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, tập trung
được nước thải để xây dựng khu xử lý trong giai đoạn sau.
- Xây dựng và
cải tạo hệ thống thoát nước cho các đô thị loại III là những
đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch, và các đô thị chưa có hệ thống thoát nước.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở tất cả các khu công nghiệp
tập trung, các bệnh viện có 500 giường trở lên.
b/ Đối tượng ưu tiên:
- Các thành phố loại đặc biệt, loại I
chưa có dự án thoát nước
- Các đô thị vùng duyên hải thường bị
ảnh hưởng thủy triều, các đô thị
có cốt cao độ thấp, thường ngập úng.
- Các đô thị loại II chưa có dự án,
nhưng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.
- Các đô thị nhỏ mới tách tỉnh, hạ tầng
kỹ thuật còn yếu kém.
- Các đô thị, khu vực dân cư đang bị
ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường
và đời sống nhân dân.
c/ nhiệm vụ trước mắt:
- Triển khai lập
quy hoạch thoát nước, lập dự án đầu tư cho các đô thị,
trên cơ sở đó các cơ quan hữu quan tìm kiếm và bố trí nguồn vốn đầu tư.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị với nguồn vốn vay của
chính phủ các nước Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Đức và các tổ chức tài chính
quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á.
- Để công tác thi công đúng tiến độ
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo thời hạn giải ngân theo quy định
của các đối tác cung cấp tài chính, Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính các
địa phương rà soát tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh để thực hiện có hiệu quả các
dự án đầu tư.
- Đối với các dự án đang triển khai
thi công như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế... Chủ đầu tư cần
có kế hoạch bố trí nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, các thủ tục pháp lý để tạo điều
kiện cho công tác thi công đồng thời
yêu cầu các đơn vị thi công bố trí
lực lượng, xe máy tập trung thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công
trình. Chủ đầu tư cần yêu cầu các đơn vị thi công đúng bản vẽ kỹ thuật được
phê duyệt, có biện pháp thi công phù hợp điều kiện mặt bằng, hoàn trả mặt bằng
đúng tiến độ và yêu cầu chất lượng tránh xảy ra tình trạng ách tắc giao thông đô thị.
Đối với các dự án đang triển khai thiết kế kỹ thuật và đấu thầu thi công như dự án Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tân Hoá - Lò Gốm (thành phố Hồ
Chí Minh), Vũng Tàu, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Vinh, Thái Nguyên, Việt Trì cần triển
khai nhanh thiết kế kỹ thuật, hoàn thiện hồ sơ mời thầu để có thể tiến hành công tác đấu thầu mua sắm vật tư thiết
bị cũng như thi công.
- Tổ chức lại các Công ty Thoát nước đô thị để các công ty có khả năng quản lý vận hành, đề xuất kế hoạch đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước.
d/ Kế hoạch triển khai
Ngoài các đô thị đang triển khai các
dự án đầu tư theo các nguồn vốn vay của Chính phủ các nước, các tổ chức tài
chính Quốc tế, trong 10 năm tới cần tiếp tục đầu tư cho các đô thị mà vấn đề thoát nước đang hết sức bức xúc như sau:
- Các đô thị vùng duyên hải thường
xuyên bị ngập úng và ảnh hưởng thủy triều.
- Các đô thị loại I, loại II chưa có
dự án và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, du lịch.
- Các đô thị bị ảnh hưởng do ô nhiễm
công nghiệp.
- Các đô thị là tỉnh lỵ của các tỉnh
vừa tách tỉnh, chưa có hệ thống, thoát nước mưa và nước thải.
4. Chỉ đạo sắp
xếp lại các công ty thoát nước, các công ty đang chịu trách nhiệm quản lý hệ thống
thoát nước đô thị.
Hiện nay, trên toàn quốc có 61 tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương nhưng chỉ có 3 công ty thoát nước trực thuộc Sở Giao thông công chính là các
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Một số công ty cấp thoát nước trực thuộc sở Xây dựng song
nhiệm vụ chính là quản lý hệ thống cấp nước. Các tỉnh còn lại do công ty môi
trường đô thị trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố, thị xã quản lý; hệ thống thoát nước và thu gom rác thải.
Do các công ty môi trường đô thị trực thuộc Ủy ban Nhân dân quản lý nên không
có sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Xây dựng. Từ nguyên nhân trên, việc chỉ đạo từ Trung ương (Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý ngành cấp thoát nước) xuống địa phương gặp nhiều khó
khăn. Trong thời gian qua, việc lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch đào tạo nhằm
giúp các đơn vị quản lý hệ thống
thoát nước đô thị nâng cao năng lực quản lý, lập chương trình phát triển hệ thống
thoát nước gặp nhiều khó khăn.
Để thống nhất quy trình quản lý hệ thống
thoát nước đô thị, đẩy nhanh tiến độ đầu tư tại các đô thị loại đặc biệt, loại
I cần thành lập các công ty Thoát nước riêng trực thuộc Sở Giao thông công chính hoặc Sở Xây dựng. Các đô thị còn
lại lập công ty cấp thoát nước trực thuộc Sở Xây dựng
chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn tỉnh, các công ty này có trách nhiệm lập các kế hoạch đầu tư xây dựng
hệ thống cấp thoát nước, đề xuất các chính sách nhằm bảo vệ, quản lý cũng như phát triển hệ thống thoát nước tại địa
phương. Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở
Xây dựng, sở Giao thông công chính có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý cho
các công ty thoát nước, công ty cấp thoát nước về các lĩnh vực kỹ thuật, đầu
tư, đào tạo đảm bảo cho các công ty có khả năng tự chủ về tài chính, khả năng điều
hành tốt hệ thống thoát nước, giúp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch đầu
tư và phát triển hệ thống thoát nước mới có hiệu quả cao.
5. Thoát nước và
xử lý nước thải tại các nhà máy khu công nghiệp, bệnh viện, các cơ sở sản xuất
dịch vụ.
Hiện nay trên cả nước có trên 70 khu
công nghiệp tập trung, hàng nghìn nhà máy sản xuất công nghiệp, dịch vụ, trên một
nghìn bệnh viện và các cơ sở y tế, hàng ngày thải ra gần một triệu m3
nước thải độc hại. Do việc xả nước thải không được kiểm soát, nhiều nguồn nước đã
bị ô nhiễm nặng nề như hệ thống sông Cầu, sông Lô, sông Hàn, sông Hương, sông Đồng Nai..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống, sản xuất của nhân dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên, vừa qua trong quá trình đầu tư xây dựng, nhiều khu công
nghiệp, bệnh viện đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên số lượng
các khu công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện có trạm xử lý nước thải tập trung chưa cao. Để giảm thiểu tối đa tình
trạng - ô nhiễm môi trường nước, môi trường đô thị cần thực hiện các yêu cầu sau:
Từ năm 2003 đến 2005 bắt buộc các khu
công nghiệp, các bệnh viện lớn (trên 500 giường) phải xây dựng các trạm xử lý
nước thải tập trung, chất lượng nước thải sau xử lý đạt
tiêu chuẩn B. Đến năm 2010 tất cả các khu công nghiệp tập trung, bệnh viện từ cấp huyện trở lên đều phải
có khu xử lý nước thải. Đối với các khu công nghiệp tập
trung, nhà máy công nghiệp, bệnh viện mới xây dựng bắt buộc
phải có trạm xử lý nước thải.
Công ty thoát nước, công ty cấp thoát
nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình trạng xử lý nước thải của
các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, bệnh viện trên địa bàn, cấp phép
cho các cơ sở này xả nước vào mạng cống thoát nước chung, đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động của các cơ sở sản xuất thải nước
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đến năm 2020 toàn bộ các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ, bệnh viện chỉ được phép xả nước thải ra khỏi ranh giới khi chất
lượng nước thải tối thiểu đạt loại B.
6. Quy hoạch
và xây dựng các cơ sở sản xuất vật tư thiết bị chuyên ngành
Hiện nay nhu cầu
các loại vật tư thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước như
bơm, ống, song lưới chắn rác, băng chuyền, các loại phụ tùng cung cấp cho các
công trình thoát nước là rất lớn. Năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất của
chúng ta còn rất yếu kém. Hàng năm ngành công nghiệp nước ta chỉ sản xuất được
số lượng vật tư thiết bị hạn chế, chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu của các
dự án thoát nước đang triển khai.
Trong thời gian tới nhu cầu vật tư,
thiết bị rất lớn, đa dạng và đòi hỏi chất lượng tương đương với chất lượng sản
phẩm của các nước phát triển. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên cần phải đầu tư
xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các cơ sở sản xuất hiện có đáp ứng được yêu cầu
của hệ thống chất lượng ISO 9000.
Trong những năm tới, công nghiệp việt
Nam cần đi sâu đầu tư vào sản xuất các loại vật tư sau:
- Máy bơm cho các trạm thoát nước,
chú trong loại máy bơm có chế độ điều khiển tự động theo mức nước
- Các loại van, song chắn rác, băng
chuyền rác và các loại phụ tùng cho hệ thống thoát nước
- Ống bê tông ly tâm và phụ kiện áp lực thấp có đường kính từ 400mm trở lên
- Ống nhựa (PVC) và phụ kiện cho hệ thống thoát nước có đường kính từ 300mm trở xuống.
Sơ bộ tính toán đến năm 2020 trên cả
nước nhu cầu ống có đường kính từ 400mm
trở lên khoảng 5.000 Km, ống có đường kính từ 100 đến 300mm khoảng 15.000km.
Trước mắt đầu tư xây dựng cải tạo các
nhà máy hiện có như nhà máy bơm Hải Dương, các nhà máy ống Tân Long Hải Phòng,
Mai Động Hà Nội, Đài Tư thành phố Hồ Chí Minh, các nhà máy sản xuất ống nhựa Tiền
Phong, Bình Minh, một số nhà máy sản xuất ống bê tông nhằm đáp ứng nhu cầu của
các dự án cấp thoát nước và tham
gia đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị chuyên ngành. Các
dự án xây dựng cấp thoát nước trên toàn quốc cần ưu tiên sử
dụng vật từ thiết bị sản xuất trong nước.
7. Công tác đào tạo
Để đáp ứng nhu cầu quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải
cho các đô thị trên toàn quốc, nhu cầu cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành là rất lớn. Hiện nay chỉ có một số công ty thoát nước và môi trường
đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh là có kỹ sư
chuyên ngành cấp thoát nước, tất cả các đô thị còn lại không có, gây nhiều khó
khăn cho công tác quản lý vận hành cũng như lập kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước đô thị. Theo tính toán sơ bộ,
nhu cầu về kỹ sư chuyên ngành thoát nước là khoảng 1000 người, công nhân kỹ thuật
10.000 người.
Nước ta hiện có hai trường đại học có đào tạo chuyên ngành cấp thoát nước
đó là trường đại học Xây dựng và trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hàng năm cho
ra trường 250 kỹ sư chuyên ngành.. Trong quá trình đào tạo các trường trên đã
cho ra trường trên 2.000 kỹ sư song trong thực tế hiện chỉ có 20 kỹ sư thoát nước
làm việc tại các công ty thoát nước đô thị.
Về công tác đào tạo cao đẳng, trung học và công nhân, Bộ Xây dựng có các trường sau (số liệu năm 2002)
Số TT
|
Tên trường
|
Cao đẳng
|
Trung học
|
Công nhân
|
1
|
Cao đẳng Xây dựng số 1
|
100
|
50
|
100
|
2
|
Cao đẳng Xây dựng số 2
|
50
|
50
|
50
|
3
|
Cao đẳng Xây dựng số 3
|
|
50
|
100
|
4
|
Việt Xô số 1
|
|
|
60
|
5
|
THXD số 4
|
|
|
50
|
6
|
CNKT Uông Bí
|
|
|
50
|
7
|
CNKT Xuân Hoà
|
|
|
50
|
8
|
CNKT Việt Trì
|
|
|
50
|
9
|
CNKT Chí Linh
|
|
|
50
|
10
|
CNKT Hà Nội
|
|
|
50
|
11
|
CNKT An Dương
|
|
|
50
|
12
|
CNKT Đà Nẵng
|
|
|
40
|
13
|
CNKT Nam Định
|
|
|
30
|
14
|
THXD Công trình đô thị
|
|
150
|
150
|
15
|
Cao đẳng Xây dựng miền Tây
|
|
50
|
50
|
|
Tổng
|
150
|
350
|
930
|
Với nhu cầu cán bộ kỹ thuật và công nhân chuyên ngành rất lớn đòi hỏi phải nâng cao
năng lực đào tạo cho các trường chuyên nghiệp, chú ý đào tạo cho các tỉnh vùng
sâu vùng xa. Đến năm 2010 cần tập trung đầu tư cho các trường cao đẳng, trung học
và dạy nghề để có thể có thể cho ra trường hàng năm khoảng 300 cán bộ có trình
độ cao đẳng, 500 trung cấp và 2000
công nhân có tay nghề bậc 3.
8. Công tác tư vấn
thiết kế và nghiên cứu khoa học
Hiện nay Bộ Xây dựng đang quản lý 2
công ty tư vấn chuyên ngành cấp thoát nước, ngoài ra tại một số công ty tư vấn xây dựng cũng có các trung tâm môi trường tham gia thiết kế,
thẩm định các công trình cấp thoát nước. Tuy nhiên năng lực của các công ty tư
vấn còn hạn chế, chưa có khả năng
tự đấu thầu tư vấn các công trình cấp thoát nước có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác trình độ thiết
kế các công trình xử lý phức tạp còn
chưa cao. Đây là những hạn chế của các công ty tư vấn cần khắc phục trong thời
gian tới. Trước mắt các công ty cần tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ
hiện có, tiếp nhận thêm các cán bộ kỹ thuật, nâng cao kỹ năng tư vấn (bao gồm kỹ
thuật chuyên ngành, kỹ năng xã hội, đánh giá tài chính, lập kế hoạch phát triển),
và tăng cường trang thiết bị. Các công ty tư vấn phải đủ năng lực tư vấn
cho nhà nước về công tác quy hoạch
tổng thể thoát nước, lập các dự án đầu tư, đề xuất các chủ trương, chính sách
nhằm quản lý tốt hệ thống thoát nước đô thị.
Công tác thiết kế hệ thống thu gom nước
mưa, thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị còn gặp nhiều khó khăn. Chúng ta
còn thiếu nhiều thông số cơ bản như chế độ mưa, hệ số thấm của các loại đất, khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước
(biển, sông, ao, hồ..) chất lượng
các loại nước thải, dây chuyền xử lý nước thải phù hợp điều kiện Việt Nam (
Kinh tế, khí hậu, địa chất thủy văn,mặt bằng). Trong thời gian tới cần bố trí
nguồn vốn hợp lý cho các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các
công ty tư vấn nghiên cứu các vấn đề trên và kết quả nghiên cứu phải đưa vào ứng
dụng trong thực tế, gắn với công tác đầu tư xây dựng công trình.
V. HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
- Đến năm 2020 các đô thị là thành phố,
thị xã tỉnh lỵ có hệ thống thoát nước mưa và nước thải hoàn chỉnh, tình trạng
ngập úng cục bộ được xoá bỏ (các điểm ngập úng cục bộ nằm trong giới hạn cho
phép là độ sâu ngập úng tối đa 30 cm, thời gian ngập không quá 30 phút), đảm bảo
80% dân đô thị được sử dụng dịch vụ nước thải. Tất cả các khu công nghiệp, các
đô thị phải có trạm xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước thải đổ ra nguồn
đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt nam
- Tự sản xuất các loại vật tư thiết bị
như máy bơm, ống thoát nước, các phụ kiện đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Các công ty thoát nước đô thị có khả
năng quản lý vận hành tốt hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
- Ban hành các quy chế quản lý, bảo vệ
môi trường đô thị, môi trường nước để nâng cao điều kiện sống của nhân dân.
VI/ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Chương trình khung tổ chức thực hiện
“ Định hướng thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2000” có quan hệ liên ngành,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Xây dựng với chức năng, nhiệm vụ
được giao tại Nghị định số 15/Cp
ngày 4 tháng 3 năm 1994 và Quyết định
số 85/1999/QĐ-TTg ngày 5 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các Bộ, Ngành, Ủy
ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện theo
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực quản lý và phát triển hệ
thống thoát nước đô thị.