Kính gửi:
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
|
Thực hiện Kế hoạch số 1391/BNN-TCLN ngày 29/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo
chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020, Tổng cục Lâm nghiệp
hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương lập phương án xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi
giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, theo hướng dẫn và đề
cương phương án (phụ lục 01, 02) đính kèm.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh kịp thời
phản ánh bằng văn bản về Tổng cục Lâm nghiệp để nghiên cứu hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr Hà Công Tuấn (báo cáo);
- Lưu: VT, QLSXLN.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Chí Công
|
PHỤ LỤC 01:
HƯỚNG DẪN LẬP PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH
KINH TẾ HỢP TÁC, LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TRONG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2015 - 2020
(Kèm theo Văn bản số 282/TCLN-QLSXLN ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Tổng cục
Lâm nghiệp)
I. NỘI DUNG PHƯƠNG
ÁN
- Phương án xây dựng mô hình kinh tế
hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp có kết cấu và nội
dung theo đề cương tại Phụ lục 02, trong đó có một điểm cần chú ý sau:
- Việc xây dựng mô hình kinh tế hợp
tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp của các địa phương dựa
trên việc lựa chọn hợp tác xã hoặc tổ hợp tác cụ thể làm hạt nhân để xây dựng mối
quan hệ hợp tác, liên kết giữa hợp tác xã hoặc tổ hợp tác với doanh nghiệp, cơ
sở chế biến, tiêu thụ lâm sản và các hộ nông dân trong vùng.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa
phương có thể lựa chọn thành phần các tổ chức tham gia xây dựng mô hình kinh tế
hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp theo các tổ hợp
sau đây:
+ Hợp tác xã và Doanh nghiệp, cơ sở
chế biến, tiêu thụ lâm sản và các hộ nông dân trong vùng
+ Tổ hợp tác và Doanh nghiệp, cơ sở
chế biến, tiêu thụ lâm sản và các hộ dân trong vùng
- Trong trường hợp địa phương chưa có
hợp tác xã, tổ hợp tác, địa phương có thể lựa chọn một nhóm hộ sản xuất lâm
nghiệp để thành lập hợp tác xã hoặc tổ hợp tác trong quá trình xây dựng mô
hình.
II. TRÌNH TỰ LẬP
PHƯƠNG ÁN
1. Đánh giá tình hình phát triển
kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp của địa phương.
Căn cứ vào các báo của các cơ quan quản
lý về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, sản xuất lâm nghiệp để tiến hành
đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm trong
lâm nghiệp của địa phương.
2. Lựa chọn các tổ chức, nhóm hộ
tham gia xây dựng mô hình
- Các tổ chức tham gia xây dựng mô
hình gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, cơ sở chế biến tiêu thụ lâm sản.
- Căn cứ vào các báo cáo, ý kiến của
các cơ quan quản lý về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, sản xuất lâm
nghiệp để lựa chọn các tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình.
- Tiêu chí lựa chọn các tổ chức, nhóm
hộ tham gia xây dựng mô hình cụ thể như sau:
+ Hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ
Tự nguyện tham gia vào việc xây dựng
mô hình.
Có đất lâm nghiệp hoặc rừng trồng nằm
trong khu vực quy hoạch rừng sản xuất của địa phương.
Sẵn sàng tiến hành trồng rừng, cung cấp
nguyên liệu phục vụ nhu cầu thị trường.
Riêng đối với nhóm hộ phải tự nguyện
tham gia thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.
Các tiêu chí khác do địa phương quy định.
+ Doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu
thụ lâm sản.
Tự nguyện tham gia xây dựng mô hình.
Có nhu cầu lâm sản phù hợp với sản phẩm
của hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết
trong việc cung cấp, mua bán lâm sản.
Các tiêu chí khác do địa phương quy định.
3. Khảo sát điều tra, thực tế địa
phương, các tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình.
a) Các thông tin cần thu thập
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, nơi đặt
địa điểm xây dựng mô hình.
- Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh Hợp tác
xã, tổ hợp tác, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình, đặc biệt là tình hình sản xuất
lâm nghiệp
- Đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, cơ
sở chế biến tiêu thụ lâm sản tham gia xây dựng mô hình.
b) Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập tài liệu thứ cấp (số liệu thống kê, báo
cáo, các dự án, các quy hoạch của địa phương).
- Tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá tình hình sử
dụng đất lâm nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, nhóm hộ tham
gia xây dựng mô hình.
- Phỏng vấn các cá nhân trong các tổ chức, nhóm hộ
tham gia xây dựng mô hình, người dân và chính quyền địa phương nơi xây dựng mô
hình.
4. Lập phương án xây dựng mô hình kinh tế hợp
tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp
Việc lập phương án xây dựng mô hình kinh tế hợp
tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp của địa phương được
thực hiện theo đề cương hướng dẫn (phụ lục 02).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Lâm nghiệp
- Hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Phương án xây dựng các mô
hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.
- Tổng hợp báo cáo của các địa phương về kết quả lập
phương án phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm trong lâm nghiệp.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Căn cứ vào Kế hoạch số 1391/BNN-TCLN ngày
29/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phát triển
kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai
đoạn 2014 - 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch phát triển
các mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm
nghiệp của địa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt tổ chức thực hiện.
b) Triển khai thực hiện việc lập, thẩm định và phê
duyệt Phương án xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá
trị sản phẩm trong lâm nghiệp của địa phương theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm
nghiệp.
c) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện lập Phương
án xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, liên theo chuỗi giá trị sản phẩm trong
lâm nghiệp của địa phương gửi về Tổng cục Lâm nghiệp theo định kỳ hàng năm.
3. Thời gian thực hiện
a) Tổ chức đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp
tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, lựa chọn, khảo sát
điều tra thực tế địa phương, các tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình:
Quý I - II năm 2015.
b) Lập Phương án: Quý III - IV năm 2015.
PHỤ LỤC 02:
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC,
LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TRONG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ…….., HUYỆN…….., TỈNH………
GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Văn bản số: 282/TCLN-QLSXLN ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Tổng cục
Lâm nghiệp)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật hợp tác xã năm 2012;
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm
2012;
- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn
2015-2020;
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/05/2014 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đăng ký hợp tác xã và chế độ báo
cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;
- Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của
Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
- Thông tư số 04/TT-BKH, ngày 09/07/2008 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Đề án tái cơ
cấu ngành lâm nghiệp;
- Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/04/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các
hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp;
- Kế hoạch số 1391/KH-BNN-TCLN, ngày 29/04/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phát triển kinh tế hợp tác
và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020;
- Các văn bản khác của địa phương...
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tình hình phát triển kinh tế
hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp tại địa phương.
1.1. Các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết
theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp
a) Hợp tác xã (HTX)
- Số lượng hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực lâm
nghiệp tính đến 31/12/2014 của địa phương: ………………………HTX.
- Số lượng xã viên tham gia sản xuất lâm nghiệp
bình quân; ………….. xã viên/HTX.
- Diện tích đất lâm nghiệp bình quân: ……………..
ha/HTX.
- Vốn kinh doanh bình quân: ………………….. đồng/HTX.
- Bộ máy, số lượng cán bộ quản lý trong HTX:
+ Ban chủ nhiệm, quản trị bình quân: ………….. người/HTX.
+ Ban kiểm soát bình quân: ………….. người/HTX.
+ Kế toán, thủ quỹ bình quân: ………….. người/HTX.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực lâm nghiệp:
b) Tổ hợp tác (THT)
- Số tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp
tính đến 31/12/2014 của địa phương: ………….. THT.
- Số thành viên bình quân: ………….. tổ viên/THT.
- Diện tích đất lâm nghiệp bình quân: …………..
ha/THT.
- Vốn sản xuất kinh doanh bình quân: ………….. đồng/THT.
- Bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động của THT.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực lâm nghiệp.
c) Mô hình hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp,
cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản với nông dân, các tổ chức đại diện cho nông
dân (hợp tác xã, tổ hợp tác)
- Số mô hình hợp tác, liên kết tại địa phương:
………….. mô hình;
- Diện tích đất lâm nghiệp bình quân của mô hình hợp
tác, liên kết: ………….. ha/mô hình;
- Nội dung hợp tác, liên kết của các mô hình hợp
tác, liên kết: …………..
- Số hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân bình quân
tham gia mô hình: …………..
1.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh
tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp tại địa
phương
a) Ưu điểm: Chỉ ra được những đóng góp của các tổ
chức kinh tế hợp tác, liên kết trong lâm nghiệp đối với sự phát triển lâm nghiệp,
nâng cao thu nhập của nông dân, xóa đói, giảm nghèo, an ninh, chính trị, môi
trường, tăng trưởng kinh tế của địa phương...vv.
b) Tồn tại, hạn chế: Chỉ ra được những tồn tại hạn
chế trong việc phát triển số lượng các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên
kết, sự thu hút nông dân tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết,
đóng góp của các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết đối với việc phát triển sản
xuất lâm nghiệp, kinh tế hộ nông dân, kinh tế địa phương...vv.
c) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: Chỉ ra được
các nguyên nhân liên quan đến cơ chế chính sách, bộ máy quản lý kinh tế hợp
tác, liên kết, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hợp tác, liên kết,
các nguyên nhân từ bản thân các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.
2. Tình hình cơ bản của xã
………….. (địa điểm xây dựng mô hình)
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Đặc điểm vị trí địa lý
- Những khó khăn, thuận lợi do vị trí địa lý đem lại
cho sản xuất lâm nghiệp
b) Khí hậu, thủy văn
- Đặc điểm điều kiện khí hậu
- Đặc điểm thủy văn:
- Những khó khăn, thuận lợi do khí hậu, thủy văn
đem lại cho sản xuất lâm nghiệp.
c) Địa hình, đất đai và thổ nhưỡng
- Đặc điểm địa hình.
- Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng.
- Những khó khăn, thuận lợi do địa hình, đất đai,
thổ nhưỡng đem lại cho sản xuất lâm nghiệp.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a) Dân số, nhân khẩu, lao động và dân tộc
- Số hộ.
- Số nhân khẩu và mật độ dân số.
- Thành phần dân tộc.
- Số lao động trong xã.
- Số lao động nông nghiệp.
- Tỷ lệ % lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn.
- Khó khăn, thuận lợi do dân số, nhân khẩu, lao động
và dân tộc đem lại cho sản xuất lâm nghiệp.
b) Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Giao thông.
- Thủy lợi.
- Điện.
- Trường học.
- Chợ nông thôn.
- Y tế.
- Những khó khăn, thuận lợi do cơ sở hạ tầng đem lại
cho sản xuất lâm nghiệp.
2.3. Diện tích đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng
- Đất nông nghiệp.
+ Đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản.
+ Đất lâm nghiệp.
Đất rừng đặc dụng.
Đất rừng phòng hộ.
Đất rừng sản xuất.
2.4. Tình hình giao, khoán đất lâm nghiệp tại
xã………….
- Tình hình giao khoán đất rừng đặc dụng.
- Tình hình giao khoán đất rừng phòng hộ
- Tình hình giao khoán đất rừng sản xuất
+ Giao cho các doanh nghiệp
+ Giao cho hợp tác xã
+ Giao cho cộng đồng
+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân.
+ …………………………
2.5. Thực trạng tình hình sản xuất lâm nghiệp tại
xã ………
- Quản lý bảo vệ rừng.
- Tình hình trồng rừng.
+ Diện tích trồng rừng trong 3 năm gần đây
+ Loài cây trồng
+ Tình hình áp dụng kỹ thuật trồng rừng thâm canh
- Tình hình khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ rừng
trồng
+ Loại gỗ khai thác và khối lượng khai thác hàng
năm
+ Loại lâm sản ngoài gỗ và khối lượng khai thác
hàng năm
3. Thực trạng tình hình sản xuất
kinh doanh của tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình.
Căn cứ vào tình hình thực tế mô hình địa phương
định xây dựng để xác định thành phần các tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô
hình, có 3 loại tổ hợp thành phần các tổ chức, nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình,
cụ thể như sau:
- Hợp tác xã + Doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản
- Tổ hợp tác + Doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản
- Nhóm hộ sản xuất lâm nghiệp + Doanh nghiệp, cơ
sở chế biến, tiêu thụ lâm sản
3.1. Hợp tác xã…………
a) Một số thông tin chung về HTX
- Tên gọi đầy đủ của HTX.
- Địa chỉ trụ sở hợp tác xã, số điện thoại.
- Ngày thành lập.
- Ngành nghề kinh doanh theo đăng ký.
b) Diện tích đất của hợp tác xã.
c) Số lượng xã viên.
d) Người đại diện theo pháp luật của HTX.
e) Bộ máy tổ chức quản lý của HTX.
- Bộ máy quản lý của HTX: HTX tổ chức bộ máy vừa điều
hành vừa quản lý hay tách riêng bộ máy quản lý, bộ máy điều hành.
- Cơ chế hoạt động quản lý: Đại hội xã viên, Ban quản
trị và chủ nhiệm, Ban kiểm soát hoặc Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban
giám đốc, Ban kiểm soát
- Số lượng cán bộ của HTX
+ Ban quản trị và chủ nhiệm (Hội đồng thành viên,
Ban giám đốc) HTX.
+ Ban kiểm soát.
f) Vốn của HTX (tại 31/12)
- Vốn điều lệ.
- Vốn kinh doanh
- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động vốn
g) Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2014
Tổng doanh thu
- Thu từ sản xuất lâm nghiệp
- Thu từ sản xuất nông nghiệp:
h) Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của hợp
tác xã
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực lâm nghiệp của HTX.
- Những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp
i) Điều lệ hợp tác xã
- Điều lệ của HTX đã được xây dựng theo Luật Hợp
tác xã năm 2012 chưa
- Những bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho điều
lệ hợp tác xã.
3.2. Tổ hợp tác…………..
a) Một số thông tin chung về THT
- Tên gọi đầy đủ của THT.
- Địa chỉ trụ sở THT, số điện thoại.
- Ngày thành lập.
b) Diện tích đất của THT.
c) Số lượng thành viên.
d) Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của THT.
e) Vốn của THT
- Tổng số vốn kinh doanh.
- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động vốn.
f) Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của THT
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực lâm nghiệp của THT.
- Những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp
g) Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm
- Doanh thu
+ Thu từ sản xuất lâm nghiệp
+ Thu từ sản xuất nông nghiệp
h) Hợp đồng hợp tác (điều lệ).
- Hợp đồng hợp tác của THT đã được xây dựng theo Nghị
định số 151/2007/NĐ-CP chưa
- Những bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho hợp đồng hợp
tác.
3.3. Nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình.
a) Một số thông tin chung về nhóm
- Số hộ tham gia và địa chỉ của các hộ tham gia
nhóm (Danh sách và địa chỉ các thành viên nhóm hộ)
- Người đại diện của nhóm: ………….. số điện thoại:
…………..
b) Diện tích đất lâm nghiệp của nhóm
Tổng diện tích:
- Đất rừng đặc dụng
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng tự nhiên
+ Đất rừng trồng
c) Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của
nhóm hộ
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của
nhóm
- Khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp cần được tháo
gỡ.
3.4. Doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm
sản
a) Thông tin chung về doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản
- Tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản:
- Địa chỉ trụ sở, số điện thoại, Email.
- Ngày thành lập
- Ngành nghề kinh doanh theo đăng ký
b) Quy mô sản xuất của các hoạt động sản xuất kinh
doanh sử dụng nguyên liệu là lâm sản.
c) Những khó khăn của doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản trong khâu thu mua lâm sản
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC, LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TRONG LÂM NGHIỆP
TẠI XÃ...., HUYỆN………….., TỈNH………….. GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
1. Mục tiêu
Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương có thể
lựa chọn một trong hai mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm trong lâm nghiệp sau để xây dựng:
a) Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo
chuỗi giá trị sản phẩm hoạt động hiệu quả, bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp
thông qua việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các thành viên trong
Tổ hợp tác ………….., giữa Tổ hợp tác……………… với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản, nông dân trong vùng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
b) Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, liên kết theo
chuỗi giá trị sản phẩm hoạt động hiệu quả, bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp
thông qua việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các thành viên trong
Hợp tác xã ………….., giữa Hợp tác xã ………….. với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến,
tiêu thụ lâm sản, nông dân trong vùng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa
các thành viên trong hợp tác xã………….. (hoặc tổ hợp tác…………..) trong quá trình sản
xuất kinh doanh
a) Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong
lĩnh vực lâm nghiệp
Căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp cho các tổ chức hợp tác,
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp gồm:
- Quản lý bảo vệ rừng;
- Trồng rừng;
- Sản xuất cây giống lâm nghiệp;
- Khai thác, chế biến lâm sản;
- Thu mua lâm sản
- Dịch vụ vật tư, giống cây trồng lâm nghiệp
- Các hoạt động khác
b) Các hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc
lĩnh vực lâm nghiệp (các hoạt động sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, tín dụng nội bộ...vv)
2.2. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa
hợp tác xã………….. (hoặc tổ hợp tác…………..) với các hộ nông dân trong vùng, các
doanh nghiệp, cơ sở chế biến, cung cấp vật tư đầu vào, tiêu thụ lâm sản
a) Các hoạt động hợp tác, liên kết với các doanh
nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất lâm nghiệp như cây giống,
phân bón, máy móc thiết bị phục vụ trồng rừng, khai thác lâm sản...vv;
b) Các hoạt động hợp tác, liên kết với các doanh
nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản như hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâm sản
trong trồng rừng, chế biến lâm sản;
c) Các hoạt động hợp tác, liên kết với các hộ dân
trong vùng để giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh như xin cấp giấy
chứng nhận quản lý sản xuất kinh doanh rừng bền vững (FSC), quản lý bảo vệ rừng...vv.
VI. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH
KINH TẾ HỢP TÁC, LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TRONG LÂM NGHIỆP TẠI
XÃ........, HUYỆN………….., TỈNH………….., GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
1. Xây dựng, củng cố tổ hợp tác, hợp tác xã
Các giải pháp xây dựng, củng cố tổ hợp tác, hợp tác
xã gồm:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hợp đồng hợp
tác cho Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác tham gia xây dựng mô hình theo Luật Hợp tác
xã 2012, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP và thực tế sản xuất của hợp tác xã, tổ hợp
tác;
- Chuyển đổi bộ máy, chức danh quản lý, lãnh đạo
cho hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012;
- Thành lập mới HTX theo Luật hợp tác xã 2012 hoặc
THT theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP đối với nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình.
2. Giải pháp về đất đai,
Các giải pháp về đất đai chủ yếu là các biện pháp
giúp tổ hợp tác hoặc hợp tác xã tham gia xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, liên
kết có đất phục vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp một cách ổn định, bền vững,
các giải pháp về đất đai gồm:
- Rà soát lại diện tích đất, rừng của hợp tác xã hoặc
tổ hợp tác đang quản lý, nếu diện tích đất, rừng của họ có tranh chấp;
- Cấp mới hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, rừng cho hợp tác xã hoặc tổ hợp tác theo Luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ
Phát triển rừng, nếu diện tích đất, rừng của hợp tác xã hoặc tổ hợp tác đang quản
lý, bảo vệ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc đang có tranh chấp;
- Vận động các hộ thành viên góp đất để tham gia
xây dựng mô hình;
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở chế
biến tiêu thụ lâm sản sử dụng đất của mình để xây dựng mô hình hợp tác, liên kết
nếu các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản có đất trồng rừng;
- Các giải pháp khác.
3. Giải pháp về kỹ thuật
Các giải pháp kỹ thuật tập trung chủ yếu vào việc
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao
cho hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia xây dựng mô hình, các giải pháp kỹ thuật gồm:
- Sử dụng các loại giống mới, có nguồn gốc xuất xứ,
năng suất cao vào trồng rừng;
- Áp dụng kỹ thuật trồng rừng thâm canh, kỹ thuật sản
xuất nông lâm kết hợp trong trồng rừng;
- Áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý sản xuất kinh
doanh rừng trồng bền vững nhằm đạt được giấy chứng nhận FSC;
- Áp dụng kỹ thuật sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng
phương pháp giâm hom, nuôi cấy cây mô;
- Áp dụng kỹ thuật cơ giới vào trồng rừng, khai
thác, chế biến lâm sản;
- Các giải pháp kỹ thuật khác.
4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Các giải pháp về cơ sở hạ tầng gồm:
- Xây dựng đường lâm nghiệp trong khu vực trồng rừng
sản xuất tập trung của các tổ chức hợp tác phục vụ vận chuyển trong quá trình trồng,
khai thác lâm sản và phòng chống cháy rừng;
- Xây dựng kho bãi, xưởng chế biến lâm sản;
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác.
5. Giải pháp về vốn
- Huy động nguồn vốn tự có của hợp tác xã, tổ hợp
tác vào sản xuất.
- Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức phi
chính phủ, cơ quan Nhà nước.
- Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các hộ
dân để giảm chi phí, huy động được các nguồn vốn bên ngoài hợp tác xã, tổ hợp
tác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tiếp cận các tổ chức tín dụng để được vay vốn phục
vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Các hình thức huy động vốn khác.
6. Giải pháp về thị trường
- Ký kết hợp đồng liên kết, bao tiêu lâm sản với
các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ lâm sản để đảm bảo ổn định thị trường
sản phẩm đầu ra cho hợp tác xã, tổ hợp tác
- Ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở
cung cấp vật tư, phân bón, cây giống nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất.
7. Các giải pháp khác
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ
a) Xây dựng và củng cố lại tổ chức
- Đối với nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình: Tiến
hành thành lập mới hợp tác xã hoặc tổ hợp tác theo Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định
số 151/2007/NĐ-CP.
- Đối với HTX tham gia xây dựng mô hình:
+ Tiến hành xây dựng lại, sửa đổi, bổ sung điều lệ
cho phù hợp với Luật Hợp tác xã 2012 và thực tế sản xuất kinh doanh.
+ Chuyển đổi bộ máy, chức danh quản lý, lãnh đạo của
hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012.
- Đối với THT tham gia xây dựng mô hình: Tiến hành
xây dựng lại, sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác cho phù hợp với Nghị định số
151/2007/NĐ-CP và thực tế sản xuất kinh doanh
b) Lập và triển khai kế hoạch phát triển sản xuất
kinh doanh, gồm:
- Kế hoạch rà soát, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp;
- Dự án trồng rừng;
- Dự án sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp;
- Kế hoạch áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản
xuất
- Kế hoạch hợp tác, liên kết giữa hợp tác xã, tổ hợp
tác với các hộ dân trong vùng trong quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Kế hoạch huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh
doanh;
- Kế hoạch tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừng trồng và
các loại lâm sản ngoài gỗ.
- Kế hoạch khác
2. UBND xã…………………
UBND xã tiến hành các hoạt động sau:
- Chỉ đạo các ban ngành rà soát lại diện tích đất,
rừng của hợp tác xã, tổ hợp tác đang quản lý bảo vệ.
- Vận động, tuyên truyền các hộ dân góp đất xây dựng
mô hình
- Chứng thực, chứng thực lại hợp đồng hợp tác cho Tổ
hợp tác.
- Các hoạt động khác.
3. UBND huyện………….. (Phòng Tài nguyên Môi trường,
phòng Tài chính Kế hoạch)
- Hướng dẫn hợp tác xã, tổ hợp tác rà soát lại diện
tích đất, rừng đang quản lý, bảo vệ, xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
- Hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
cho hợp tác xã thành lập mới, hợp tác xã đăng ký lại theo Luật hợp tác xã 2012
- Hướng dẫn hợp tác xã chuyển đổi bộ máy tổ chức,
chức danh quản lý, lãnh đạo của hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012.
4. Chi cục Phát triển nông thôn
- Tư vấn, hỗ trợ nhóm hộ tham gia xây dựng mô hình
thành lập mới hợp tác xã hoặc tổ hợp tác theo Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị số
151/2007/NĐ-CP.
- Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng lại
điều lệ, hợp đồng hợp tác phù hợp với Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị số
151/2007/NĐ-CP và thực tế sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng mối
liên kết (hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung cấp vật tư, hợp tác trồng rừng) giữa
hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cung cấp, tiêu thụ
lâm sản và người dân trong vùng
5. Chi cục Kiểm lâm, Lâm nghiệp
a) Hướng dẫn hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng dự án
trồng rừng, sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp, xây dựng đường lâm nghiệp
theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, Quyết định
66/2011/QĐ-TTg, ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quyết định số 147/2007/QĐ-TTg.
b) Lập kế hoạch hỗ trợ đào tạo cho hợp tác xã, tổ hợp
tác kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn, quy trình quản lý sản xuất
kinh doanh rừng trồng bền vững, kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp, kỹ thuật sản
xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp giâm hom, nuôi cấy cây mô theo Nghị
định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông.
c) Huy động các nguồn tài chính hỗ trợ hợp tác xã,
tổ hợp tác kinh phí tiến hành hoạt động trồng, quản lý bảo vệ rừng.
d) Giới thiệu, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết
với các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh tiêu thụ lâm sản.
e) Chủ trì, phối hợp theo dõi, sơ kết, tổng kết,
đánh giá việc triển khai xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng diện trên địa
bàn tỉnh.
6. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ
lâm sản tại địa phương (địa phương lựa chọn giới thiệu với hợp tác
xã, tổ hợp tác)
Hợp đồng liên kết bao tiêu lâm sản cho hợp tác xã,
tổ hợp tác, xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác trở thành đầu mối cung cấp lâm sản
cho doanh nghiệp.
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Xây dựng, củng cố lại hợp tác xã hoặc tổ hợp tác
theo Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP: …………..
2. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng
mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong theo phương án phê
duyệt: …………..
3. Xây dựng dự án trồng rừng, xây dựng đường lâm
nghiệp, sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp và các dự án khác: …………..
4. Đánh giá mô hình: …………..
VII. NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
1. Dự toán kinh phí
STT
|
Hoạt động
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
1
|
Xây dựng, chuyển đổi hợp
tác xã, tổ hợp tác
|
HTX, THT
|
|
|
|
2
|
Trồng rừng
|
ha
|
|
|
|
3
|
Xây dựng vườn ươm
|
vườn
|
|
|
|
4
|
Hỗ trợ đào tạo, tập huấn
kỹ thuật trồng rừng thâm canh, nông lâm kết hợp.
|
Lớp
|
|
|
|
5
|
Xây dựng đường lâm nghiệp
|
km
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
2. Nguồn kinh
phí
Do ngân sách địa phương đảm bảo bằng cách huy động
các dự án và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hàng năm, bố trí ngân sách hỗ trợ
hợp tác xã, tổ hợp tác./.