Công văn 2631/LĐTBXH-KHTC năm 2016 xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 2631/LĐTBXH-KHTC
Ngày ban hành 14/07/2016
Ngày có hiệu lực 14/07/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Phạm Quang Phụng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2631/LĐTBXH-KHTC
V/v xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2016

 

Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ

Thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (gọi tắt là Nghị định số 47/2016/NĐ-CP) và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 103/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016, Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, cụ thể như sau:

1/ Về xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:

1.1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP (sau đây gọi chung là kinh phí thực hiện cải cách tiền lương) là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/5/2016) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt (được xác định theo hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ), bao gồm:

+ Biên chế quản lý nhà nước (bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).

+ Biên chế sự nghiệp.

Đối với số cán bộ, công chức, viên chức tăng thêm trong năm 2016 so với số cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện điều chỉnh lương cơ sở của số cán bộ, công chức, viên chức này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương cơ sở năm sau.

Đối với số cán bộ, công chức, viên chức vượt so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương cơ sở của số cán bộ, công chức, viên chức này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016 của đơn vị.

1.2. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP được xác định căn cứ vào: Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp bằng số tiền tuyệt đối); các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương cơ sở tăng thêm quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP so với Nghị định số 66/2013/NĐ-CP theo số biên chế quy định tại điểm 1.1 nêu trên.

1.2. Đối với những người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm theo quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/ tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng số tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/ tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng phần phần chênh lệch cho bằng tổng số tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016 và tổng hợp vào nhu cầu tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP.

1.3. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của các đơn vị bao gồm cả kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy theo Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư.

1.4. Nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tính trên lương, ngạch, bậc hoặc mức lương cơ sở được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn sau thời điểm ngày 01/5/2016 (nếu có) được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 và nguồn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn này.

1.5. Tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương cơ sở đối với số lao động không thuộc diện Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế; tiền lương tăng thêm đối với số viên chức và người lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (các Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn, Trung tâm huấn luyện An toàn lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước, Nhà khách Người có công…) và tiền lương đã được tính trong đơn giá sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp: Đơn vị thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm cho số lao động này từ nguồn thu được để lại theo chế độ và dự toán ngân sách được giao (phần đã giao tự chủ tài chính) của đơn vị.

2/ Về xác định nguồn đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 47/2016/NĐ-CP:

2.1. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước:

- Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2015 còn dư chuyển sang năm 2016 (nếu có).

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016 (nếu có) sau khi đã sử dụng để thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, Nghị định số 66/2013, Nghị định số 31/2012/NĐ-CP, Nghị định số 34/2012/NĐ-CP, Nghị định số 22/2011/NĐ-CP.

- Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định).

Trường hợp các nguồn theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này, thì các đơn vị phải tự bố trí, sắp xếp trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 được giao để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn dư lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động của đơn vị, các đơn vị đề xuất phương án sử dụng báo cáo Bộ tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định trước khi sử dụng; đồng thời đơn vị phải cam kết tự sắp xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2.2. Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động thường xuyên:

- Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2015 còn dư chuyển sang năm 2016 (nếu có).

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2015 trở về trước). Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu là 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh và tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá dịch vụ; số thu đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương từ năm 2015 trở về trước).

Trường hợp các nguồn thu theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này, các đơn vị tự sắp xếp, bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 (phần giao tự chủ tài chính) và các nguồn thu của đơn vị để đảm bảo nguồn thực hiện.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Khoản 1 Công văn này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn dư lớn và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì được sử dụng nguồn còn dư để chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành; kết thúc năm ngân sách, các đơn vị báo cáo Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính kết quả sử dụng nguồn kinh phí này.

- Đối với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị tự cân đối bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và nguồn thu được để lại theo quy định để thực hiện điều chỉnh lương cơ sở theo quy định (theo công văn số 5360/LĐTBXH-KHTC ngày 29/12/2015 của Bộ).

- Đối với Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2016, đơn vị cân đối, bố trí kinh phí thực hiện từ dự toán ngân sách nhà nước được giao năm 2016 và nguồn thu được để lại theo quy định, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2015 còn chưa sử dụng (nếu có) để thực hiện điều chỉnh lương cơ sở theo quy định. Từ năm 2017, đơn vị trích lập từ nguồn thu để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự đảm bảo tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị theo quy định tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019.

2.3. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên: nguồn chi trả tiền lương tăng thêm sử dụng trong nguồn thu được để lại theo chế độ của đơn vị.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ