Công văn 2420/VPCP-KGVX về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2020 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2420/VPCP-KGVX
Ngày ban hành 28/03/2020
Ngày có hiệu lực 28/03/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Sỹ Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2420/VPCP-KGVX
V/v phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và CTCT năm 2020 của UBQG PCAIDSMTMD

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2019, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân, công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm đã đạt được những kết quả quan trọng: số người nhiễm HIV mới, số chuyển sang AIDS và số tử vong do AIDS tiếp tục giảm; nhiều đường dây ma túy lớn bị triệt phá, thu giữ khối lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay; giảm các điểm, tụ điểm phức tạp, từng bước làm chuyển biến tình hình ở một số “điểm nóng” về ma túy; công tác cai nghiện, phục hồi và quản lý sau cai tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; đạt được sự đồng thuận xã hội và ổn định trong các cơ sở cai nghiện; một số địa phương đã chủ động nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và có nhiều sáng kiến khắc phục những khó khăn trong việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc; hoạt động mại dâm đã bớt công khai, thách thức dư luận..., qua đó góp phần ổn định tình hình an ninh - trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn thực sự hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới; số người nghiện ma túy vẫn tăng (tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2019, cả nước có 235.314 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng gần 4,5% (tương đương 10.215 người) so với năm 2018); công tác cai nghiện ma túy (đặc biệt là cai nghiện tại gia đình, cộng đồng) và công tác điều trị thay thế bng Methadone còn gặp nhiều khó khăn; việc xác định tình trạng nghiện còn nhiều vướng mắc, bất cập; tình trạng trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy vẫn chưa được giải quyết triệt để và bền vững; việc kiểm soát các hoạt động mua bán, sử dụng tiền chất đến khâu cuối cùng vẫn chưa được chặt chẽ; công tác tuyên truyền còn dàn trải, thiếu chiều sâu; nhận thức, quan điểm về phòng, chống mại dâm chưa thống nhất; còn tồn tại một số tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm gây bức xúc dư luận; kinh phí cho công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm từ nguồn ngân sách hạn chế, từ nguồn tài trợ bị cắt giảm; phối hợp giữa các Bộ, ngành vẫn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp liên ngành, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác năm 2020 của y ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (văn bản kèm theo). Đồng thời, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

1. Về phòng, chống HIV/AIDS:

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia kết thúc đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; triển khai thí điểm cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày; tiếp tục triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine.

- Mở rộng hoạt động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS; phấn đấu điều trị ARV cho 150.000 bệnh nhân. Tiếp tục mở rộng điều trị ARV qua Bảo hiểm y tế, phn đấu tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên.

- Tổ chức triển khai các hoạt động nhân tháng hành động quốc gia phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Ngày Thế giới phòng chng AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

2. Về phòng, chống ma túy:

- Triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW. Đánh giá sơ kết thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ để điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp; Đánh giá tổng kết Chương trình phòng, chng ma túy đến năm 2020 và xây dựng Chương trình phòng, chng ma túy giai đoạn 2021 - 2025. Nghiên cứu xây dựng Đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới” nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ xa tình trạng vận chuyn trái phép cht ma túy vào nước ta.

- Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống ma túy; tổ chức điều tra, rà soát thống kê người sử dụng ma túy trên toàn quc.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy với ưu tiên tăng cường tuyên truyền phòng ngừa ma túy tổng hợp và các chất hướng thần mới; tập trung vào các khu vực, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy, các nhóm nguy cơ cao.

- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hp, tiếp tục thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, xây dựng bố trí mạng lưới nghiệp vụ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam, tuyến đường hàng không, tuyến đường biển. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc, Lào, Campuchia triển khai các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy. Tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây ma túy lớn liên tuyến, liên tỉnh và xuyên quốc gia; các cơ sở sản xuất ma túy tổng hợp, các đim, tụ điểm mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

- Các Bộ: Công an, Tài chính, Công Thương, Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại tin cht, thuc gây nghiện cả trong xut nhập khu và sản xut kinh doanh, kịp thời ngăn chặn không đ tội phạm lợi dụng sản xut ma túy trong nội địa.

- Bộ Công an chủ trì, phối hp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các ngành liên quan làm tốt công tác rà soát, thống kê, theo dõi, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy; đề xuất tiêu chí thống kê đối với người sử dụng trái phép chất ma túy; lập danh sách và có biện pháp quản lý chặt chẽ đi với các đi tượng nghiện ma túy nặng, có du hiệu ri loạn tâm thần, “ngáo đá”... để phòng ngừa các hành vi nguy hại cho xã hội.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng Chương trình tăng cường quản lý người sử dụng, người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy đến năm 2025, Chương trình nâng cấp các cơ sở cai nghiện ma túy và phát triển các điểm vệ tinh tại cộng đồng (từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025). Nghiên cứu, đánh giá việc triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy thông qua quyết định của tòa án. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy.

- Bộ Y tế hướng dẫn điều trị những rối loạn tâm thần do sử dụng, nghiện ma túy tổng hợp để kiểm soát hành vi loạn thần, hoang tưởng gây hậu quả cho xã hội; tiếp tục nghiên cứu các bài thuốc cai nghiện ma túy, nghiên cứu phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các tỉnh biên giới tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, thỏa thuận về phòng, chống ma túy; tập trung vào lĩnh vực đấu tranh chống mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới và tuyên truyền phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới; chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động của các vũ trường, nhà nghỉ, quán bar... không để các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

3. Về phòng, chống mại dâm

- Đánh giá, tổng kết việc thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Phòng, chống mại dâm.

- Khảo sát, đánh giá và nhân rộng các mô hình tốt về can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của người bán dâm tại cộng đồng và các trung tâm hỗ trợ xã hội.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công tác viên cộng đồng trong triển khai các mô hình điểm về phòng ngừa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người bán dâm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh với các vi phạm pháp luật về phòng, chng tệ nạn mại dâm theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị đánh giá, tổng kết 20 năm thành lập Ủy ban Quốc gia, trong đó có công tác thi đua khen thưởng; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2020 của Ủy ban Quốc gia./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- PTTg Thường trực Trương Hòa Bình, PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- Thành viên UBQG PCAIDSMTMD;
- TANDTC, VKSNDTC;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NC, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX (3) CĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

[...]