Công văn 2302/BYT-AIDS năm 2017 về tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và các năm tiếp theo do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 2302/BYT-AIDS
Ngày ban hành 04/05/2017
Ngày có hiệu lực 04/05/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

B Y T
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 2302/BYT-AIDS
V/v Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và các năm tiếp theo

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017

 

Kính gửi: Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Truyền thông là một trong những biện pháp chủ yếu trong phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông không chỉ làm thay đi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng tránh, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đi xử với người nhiễm HIV/AIDS mà còn kết nối và thúc đy các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc và điều trị cho người nhim HIV/AIDS, cùng như góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, từ đó đã góp phần kiểm soát sự gia tăng dịch HIV/AIDS ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Trong giai đoạn tới, viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm, nguồn lực trong nước còn hạn chế, do đó các hoạt động truyền thông phòng, chng HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn. Nhm tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam. Bộ Y tế, cơ quan thường trực phòng, chng HIV/AIDS đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới (hướng dẫn kèm theo) và định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Y tế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Cục Phòng, chng HIV/AIDS để phối hợp giải quyết, địa chỉ: Tòa nhà Tổng cục Dân s- Kế hoạch hóa gia đình, Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, MĐình 2, Nam Từ Liêm. Hà Nội; Điện thoại: 043.736.7143; Email: vaactw@gmail.com.

Trân trọng cảm ơn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Th
tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch UBQG (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (đ
b/c);
- Bộ trưởng (đ
b/c);
- Các thành viên UB
QG (đ biết);
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, AIDS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

HƯỚNG DẪN

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
(Kèm theo công văn số 2302/BYT-AIDS, ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế)

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

A. Mc đích

Nâng cao nhận thức, kiến thức của các cấp lãnh đạo và người dân về công phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đạt được mục tiêu 90-90-90 (90% người nhim HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có ti lượng virus dưới ngưỡng lây truyền), khng chế tlệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

B. Yêu cầu

1. Tăng cường truyền thông vận động nhm tạo được sự đồng thuận, ng hộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, phổ biến và thực thi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2. Đa dạng hóa các hình thức và đổi mới phương thức thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các cấu phần phòng, chống HIV/AIDS bao gồm dự phòng và điều trị HIV/AIDS giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, chống kỳ thị phân biệt đi xử với người nhim HIV/AIDS, thay đổi hành vi nguy cơ cao nhóm người có hành vi nguy cơ cao; quảng bá các dịch vụ phòng, chng HIV/AIDS, thúc đẩy mọi người chủ động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nâng cao kiến thức và knăng truyền thông cho đội ngũ những người làm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Sử dụng tất cả các lực lượng cộng tác viên các ban ngành, đơn vị tham gia truyền thông phòng, chng HIV/AIDS trong đó lấy lực lượng cán bộ y tế nói chung và y tế xã, phường, thôn bản làm nòng cốt trong triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chng HIV/AIDS.

4. Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chng HIV/AIDS nhất là nguồn kinh phí địa phương, các đơn vị và doanh nghiệp cũng như lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình truyền thông giáo dục sc khỏe khác.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐI TƯỢNG

A. Mục tiêu

Ngoài việc góp phần thực hiện các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, khống chế tỷ lệ nhim HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%, gim tác động của dịch HIV với phát triển kinh tế, xã hội cùng như các mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực dự phòng và điều trị HIV/AIDS thì truyền thông phòng, chng HIV/AIDS giai đoạn tới cần đạt được các mục tiêu sau:

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đvề HIV/AIDS lên 80% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xvới người nhim HIV lên 80% vào năm 2020.

- 100% Ủy ban nhân dân các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

B. Đối tượng tiếp cận truyền thông

Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS là cần thiết cho mọi đối tượng, tuy nhiên cần tập trung vào các đối tượng sau:

1. Đối tượng ưu tiên truyền thông

- Người nghiện ma túy;

[...]