Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Công văn 521/BYT-TT-KT hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2019 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 521/BYT-TT-KT
Ngày ban hành 30/01/2019
Ngày có hiệu lực 30/01/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 521/BYT-TT-KT
V/v hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2019

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi:

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2018, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, dưới sự chđạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành y tế đã cgắng, nỗ lực đổi mới toàn diện để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đặt ra, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Trong đó, đã hoàn thành vượt mức 2 chtiêu Quốc hội giao bao gồm: (1) Sgiường bệnh trên 10.000 dân: đạt 26,5 (giao 26,0); (2) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: đạt 87,7% (giao 85,2%). Đạt và vượt 09/11 chỉ tiêu y tế cơ bản năm 2018. Đây cũng là năm đầu tiên ngành y tế thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

Truyền thông y tế luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phbiến kiến thức để người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật. Thực hiện phương châm truyền thông đi trước và luôn đồng hành trên mọi lĩnh vực hoạt động, công tác truyền thông y tế đã và đang góp phần không nhỏ để hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm vững các kiến thức phòng chữa bệnh; giúp người dân, nhà quản lý hiểu được chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác y tế và việc tổ chức thực hiện của của ngành y tế; đồng thời giúp giải quyết các sự cố trong hoạt động, điều hành của ngành. Cũng thông qua truyền thông, y đức và thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế có sự cải thiện rõ rệt.

Để bảo đảm sự thống nhất trong triển khai và đạt kết quả tốt, Bộ Y tế hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các đơn vị) triển khai công tác truyền thông y tế năm 2019 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

A. Mục tiêu chung

Tăng cường công tác truyền thông, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền và nhóm đối tượng để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe; đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm, ủng hộ, sẻ chia và tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về y tế.

B. Mục tiêu cthể

1. Tăng cường sự đồng thuận, ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Nâng cao nhận thức, hành động để mỗi người dân và cộng đồng chủ động phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, ủng hộ và tham gia các hoạt động giảm tải bệnh viện, an toàn thực phẩm, Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh...

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng; chủ động nắm bắt thông tin, cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho các cơ quan báo chí nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ của lãnh đạo các cấp và người dân đối với các hoạt động của ngành y tế.

4. Thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế.

5. Giới thiệu, quảng bá những thành tựu, tiến bộ y học trong mọi hoạt động của ngành y tế đến nhân dân cả nước và trên thế giới, tạo niềm tin của nhân dân, của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

6. Biểu dương những gương người tốt việc tốt, những mô hình hiệu quả và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế.

7. Phối hợp xử lý khng hoảng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời khi xảy ra các sự cố, tai biến trong công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, công tác quản lý và các hoạt động trong lĩnh vực quản lý của ngành y tế.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

A. Nội dung

Trọng tâm công tác truyền thông y tế năm 2019 bám sát các nội dung của Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 tại Hội nghị triển khai kế hoạch ngành y tế năm 2019.

B. Giải pháp

1. Tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp điều kiện của từng địa phương; tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII: Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Y tế triển khai thực hiện 02 Nghị quyết; lồng ghép truyền thông mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế với các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020 của các ngành, đoàn thể và địa phương.

2. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương, giữa các ban, ngành, đoàn thể trên cùng một địa bàn, với vai trò chủ yếu là ngành y tế để chia sẻ thông tin, thúc đẩy truyền thông nhằm tạo được sự đồng thuận cao, sự thống nhất trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW và các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Lồng ghép thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân với chương trình xây dựng nông thôn mới; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở gia đình, làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa và các phong trào, cuộc vận động đang được triển khai.

4. Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ và kênh thông tin phản hồi giữa các cơ quan quản lý y tế, cơ sở y tế với các cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để định hướng thông tin và dư luận; tạo ra sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

5. Sử dụng đồng bộ các loại hình truyền thông với phương châm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, kết hợp giữa truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, chú trọng phát triển các loại hình truyền thông mới (trên nền tảng Internet và mạng điện thoại di động) đang được chú ý và có hiệu quả cao, để chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe đến các nhóm đối tượng đích, đến người dân.

6. Thực hiện đúng quy định tại Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội khóa 13, Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phquy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 4445/QĐ-BYT ngày 05/11/2013 của Bộ Y tế về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế, Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế; củng cố, hoàn thiện tổ chức và nhân lực đơn vị thực hiện chức năng truyền thông y tế tại tnh, thành phố trực thuộc trung ương; nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện truyền thông GDSK cho cán bộ truyền thông các cấp; đào tạo kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin y tế cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên y tế, chú trọng cán bộ trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

7. Huy động nguồn lực đầu tư cho công tác truyền thông y tế, chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ truyền thông y tế. Thường xuyên chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông y tế tại tất cả các tuyến.

8. Tăng cường thực hiện các chương trình, hoạt động giáo dục truyền thống và đạo đức nghề nghiệp, các tấm gương sáng ngành y qua các thế hệ, gắn với các hoạt động chuyên môn, hoạt động thường xuyên của đơn vị, địa phương.

9. Gắn công tác thi đua, khen thưởng với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành y tế, của các đơn vị trong việc xem xét các danh hiệu thi đua khen thưởng của cá nhân, tập thể. Phát động các phong trào thi đua với nội dung và hình thức thiết thực phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương, đơn vị; biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân xuất sắc, điển hình tiên tiến, các đơn vị thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ y tế.

[...]