Công văn 1726/QLCL-CL1 năm 2021 hướng dẫn thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm, dịch bệnh đối với thủy sản xuất khẩu vào Indonesia do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

Số hiệu 1726/QLCL-CL1
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Lê Bá Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1726/QLCL-CL1
V/v hướng dẫn thẩm định, chứng nhận ATTP, dịch bệnh đối với thủy sản xuất khẩu vào Indonesia

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các cơ sở sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản vào Indonesia;
- Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 6747/BNN-QLCL ngày 19/10/2021 về việc thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm, dịch bệnh đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Indonesia;

Sau khi thảo luận thống nhất danh mục chi tiết các bệnh, đối tượng thủy sản tương ứng phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh trước khi xuất khẩu vào Indonesia với Cơ quan Kiểm tra và Kiểm dịch Thủy sản Indonesia (FQIA), Bộ Hải dương và Thủy sản, Indonesia và thời hạn thực hiện chứng nhận nội dung bệnh thủy sản trên mẫu Giấy chứng nhận mới, trên cơ sở ý kiến của Cục Thú y tại văn bản số 2127/TY- TS ngày 23/12/2021, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thông báo và đề nghị các đơn vị như sau:

1. Các cơ sở sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản vào Indonesia:

1.1. Lấy mẫu xét nghiệm bệnh:

a) Cơ sở tổ chức lấy mẫu từng lô hàng xuất khẩu để xét nghiệm các bệnh, loài thủy sản tương ứng kể từ ngày 29/12/2021 theo Danh mục tại Phụ lục 1 kèm theo công văn này (trừ các sản phẩm thủy sản đã trải qua quá trình xử lý loại bỏ hoặc làm bất hoạt các tác nhân gây bệnh (nếu có) trong sản phẩm theo khuyến cáo của OIE (sản phẩm thủy sản đã gia nhiệt, làm khô, xông khói, ngâm muối, thịt cá surimi, cá phi lê, collagen, gelatin, tôm bóc vỏ bỏ đầu đã gia nhiệt).

b) Cơ sở lấy mẫu lô hàng theo hướng dẫn của Cục Thú y và gửi tới Phòng thử nghiệm đáp ứng các tiêu chí theo hướng dẫn tại điểm d Khoản 1 công văn số 6747/BNN-QLCL để xét nghiệm các bệnh theo quy định của thị trường Indonesia. c) Cơ sở cung cấp hồ sơ năng lực của Phòng thử nghiệm cho Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng khi được yêu cầu.

1.2. Một số lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Indonesia:

Đối với lô hàng giáp xác, họ cá chép đã trải qua quá trình gia nhiệt, làm khô, xông khói, ngâm muối hoặc các biện pháp xử lý loại bỏ hoặc làm bất hoạt các tác nhân gây bệnh (nếu có) trong sản phẩm theo khuyến cáo của OIE, cơ sở cung cấp thông tin về chế độ xử lý sản phẩm (nhiệt độ, thời gian xử lý nhiệt, hàm lượng muối …) cho Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng để được thẩm định, cấp Giấy chứng nhận.

2. Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng:

2.1. Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Indonesia

- Đối với loài thủy sản phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh tương ứng tại Phụ lục 1 kèm theo công văn này. Thực hiện thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cho các lô hàng thủy sản có kết quả xét nghiệm bệnh đạt yêu cầu theo hướng dẫn tại Công văn số 6747/BNN-QLCL.

- Điền thông tin trên Giấy chứng nhận theo hướng dẫn của FQIA tại Phụ lục 2 kèm theo công văn này.

2.2. Xem xét năng lực của Phòng thử nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại điểm d Mục 1 công văn số Công văn số 6747/BNN-QLCL: Lần đầu khi đăng ký thẩm định, cấp Giấy chứng nhận hoặc sau khi một trong số các giấy tờ trong hồ sơ năng lực hết hiệu lực.

2.3. Cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cục Thú y đối với hoạt động xét nghiệm của các Phòng thử nghiệm (khi được đề nghị).

2.4. Phổ biến nội dung văn bản này tới các cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản sang Indonesia trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, các đơn vị liên hệ với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để xem xét, giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr. Trần Thanh Nam (để báo cáo);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Cục Thú y;
- VASEP;
- Các Chi cục Trung bộ, Nam bộ;
- Lưu: VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Bá Anh

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CHI TIẾT CÁC BỆNH, ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN TƯƠNG ỨNG PHẢI LẤY MẪU, XÉT NGHIỆM BỆNH TRƯỚC KHI XUẤT KHẨU VÀO INDONESIA
(Ban hành kèm theo Công văn số 1726/QLCL-CL1 ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản)

TT

Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Loài cảm nhiễm

I

GIÁP XÁC

 

 

1

Acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND)

Vibrio parahaemolyticus (Vp AHPND)

- Whiteleg Shrimp (Litopenaeus vannamei / Penaeus vannamei)

- Giant tiger prawn (Penaeus monodon)

2

Infection with white spot syndrome virus

White spot syndrome virus (WSSV)

- Whiteleg Shrimp (Litopenaeus vannamei / Penaeus vannamei)

- Giant tiger prawn (Penaeus monodon)

II

HỌ CÁ CHÉP

 

 

1

Infection with spring viraemia of carp virus

Spring viraemia of carp virus (SVCV)

- Bighead carp (Aristichthys nobilis)

- Common carp (Cyprinus carpio)

- Grass carp (Ctenopharyngodon idella)

2

Infection with koi herpesvirus

Koi herpesvirus (KHV)

- Common carp (Cyprinus carpio)

- Common carp hybrids (e.g. Cyprinus carpio x Carassius auratus).

* Ghi chú: Các sản phẩm thủy sản thuộc loài thủy sản nêu trên nếu đã trải qua quá trình xử lý loại bỏ hoặc làm bất hoạt các tác nhân gây bệnh (nếu có) trong sản phẩm theo khuyến cáo của OIE (sản phẩm thủy sản đã gia nhiệt, làm khô, xông khói, ngâm muối, thịt cá surimi, cá phi lê, collagen, gelatin, tôm bóc vỏ bỏ đầu đã gia nhiệt) không thuộc đối tượng phải lấy mẫu, xét nghiệm các bệnh tương ứng.

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ