Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 1472/UBND-KTTH xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 1472/UBND-KTTH
Ngày ban hành 03/07/2013
Ngày có hiệu lực 03/07/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Trần Ngọc Thực
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1472/UBND-KTTH
V/v xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

Tuyên Quang, ngày 03 tháng 7 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các sở, ban, ngành;
- Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

 

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và văn bản số 4480/BKHĐT-TH ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như sau:

I. Về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục thực hiện mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các lĩnh vực đột phá của tỉnh; kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, các ngành dịch vụ theo hướng chất lượng cao; chuyển dịch mạnh nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo bước chuyển biến về chất lượng nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa - xã hội; chú trọng bảo vệ môi trường; chủ động hội nhập và hợp tác phát triển; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014

Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2013 và Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số giải pháp chủ yếu điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Phân tích làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2014 phải căn cứ vào các mục tiêu chủ yếu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; các Nghị quyết chuyên đề, Chương trình của Tỉnh uỷ; các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tình hình kinh tế trong nước và yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Tính toán, xây dựng các mục tiêu bảo đảm cân đối, sát thực và khả thi để tổ chức thực hiện.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 phải gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực và khả năng thực hiện của các cấp, các ngành để đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao khả năng xã hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển.

Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 phải huy động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và các cấp, các ngành, các địa phương để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế hoạch.

3. Nhiệm vụ chủ yếu

Thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ chế, chính sách, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

3.1. Tập trung triển khai các chương trình, đề án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 04 lĩnh vực đột phá của tỉnh: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế du lịch, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.2. Về phát triển kinh tế

Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.

Tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực. Chú trọng phát triển các vùng cây nguyên liệu giấy, chè, mía, cam, lạc và một số nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tạo thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch, thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình phát triển du lịch để thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ. Tăng cường hơn nữa quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đẩy mạnh thu hút và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư từ nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

3.3. Về phát triển văn hóa - xã hội

Nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là chương trình phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo việc làm mới, giải quyết việc làm, giảm nghèo vững chắc. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt quan tâm nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách. Quản lý chặt chẽ giá thuốc và chất lượng thuốc chữa bệnh. Tiếp tục thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; nhất là tình trạng khiếu kiện kéo dài, ma túy, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.

3.4. Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện có hiệu quả các định hướng ưu tiên về tài nguyên và môi trường của chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược bảo vệ môi trường và thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

3.5. Xây dựng Dự toán thu - chi ngân sách nhà nước

Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013, dự báo tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2014 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh và những nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng sắc thuế theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, miễn tiền thuê đất.

Căn cứ vào nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hoặc số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đã được giao ổn định giai đoạn 2011-2015 và số bổ sung hỗ trợ theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương theo quy định. Trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương đã được xác định, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương cụ thể đối với từng lĩnh vực chi, trong đó cần tập trung nguồn lực đảm bảo các lĩnh vực chi giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, sự nghiệp môi trường.

II. Phân công thực hiện

[...]