Công văn 13630/BTC-VP hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 13630/BTC-VP
Ngày ban hành 31/10/2005
Ngày có hiệu lực 31/10/2005
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Văn Nhã
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13630/BTC-VP
V/v hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006.

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005

 

Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Để thống nhất nội dung, biện pháp tổng kết phong trào thi đua và đề xuất khen thưởng năm 2005, phát động thi đua năm 2006, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Tài chính đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung sau:

A/ VỀ TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA:

I/ Mục đích, yêu cầu:

1- Tiếp tục tổng kết, đánh giá mức độ đổi mới về tư tưởng, nhận thức và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước theo nội dung các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác thi đua – khen thưởng trong giai đoạn mới. Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Thi đua-Khen thưởng và Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

2- Căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao của từng đơn vị và nội dung, chỉ tiêu thi đua đã được phát động, các đơn vị tiến hành tổng kết đánh giá toàn diện, sâu sắc những việc đã làm được, chưa làm được; chỉ rõ ưu, khuyết Điểm và nguyên nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của Lãnh đạo đơn vị, vai trò phối hợp của các tổ chức quần chúng trong việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các biện pháp mới trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước năm 2006 và những năm tiếp theo.

II/ Nội dung tổng kết công tác thi đua năm 2005 cần tập trung vào một số nội dung chính sau:

1- Đánh giá tình hình đổi mới về tư tưởng, nhận thức và trách nhiệm tổ chức, tham gia các phong trào thi đua yêu nước:

- Đánh giá đúng mức độ đổi mới về tư tưởng, nhận thức và tổ chức thực hiện của cấp ủy Đảng, Lãnh đạo đơn vị, các tổ chức quần chúng và cán bộ, công chức, viên chức về những nội dung của Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 3/6/1998, Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 31/2004/CT-TTg ngày 8/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 02/2004/CT-BTC ngày 4/2/2004, số 06/2004/CT-BTC ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

- Về trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng và Thủ trưởng đơn vị; việc phối hợp vận động thực hiện phong trào thi đua của các tổ chức quần chúng; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tham gia phong trào thi đua.

2- Đánh giá thực trạng, chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua:

- Việc phát động, tổ chức phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị được giao và các chương trình công tác, học tập... của đơn vị; đối tượng, hình thức tổ chức ký giao ước thi đua.

- Kết quả tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua học tập, công tác, cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

- Mức độ, chất lượng đạt được của những nội dung, chỉ tiêu thi đua đã phát động và ký giao ước (có số liệu cụ thể).

- Công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng nhân tố mới, gương người tốt - việc tốt, điển hình tiên tiến.

- Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết công tác thi đua.

- Những ưu, khuyết Điểm và nguyên nhân.

- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình tổ chức phong trào thi đua.

- Công bố kết quả chấm Điểm thi đua của đơn vị, của các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.

3- Những biện pháp mới trong tổ chức phong trào thi đua năm 2006 của đơn vị.

4- Kiến nghị, đề xuất với Bộ về công tác thi đua, khen thưởng.

5- Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thi đua-Khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật TĐ-KT và Văn bản của Bộ Tài chính hệ thống các quy định cơ bản về công tác khen thưởng thi đua, tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị (Luật TĐ-KT và Nghị định 121/2005/NĐ-CP được tra cứu trên trang Web Bộ Tài chính).

6- Tổ chức phát động phong trào thi đua và ký giao ước thi đua năm 2006.

Sau khi tổng kết thi đua năm 2005, các đơn vị tiến hành phát động thi đua năm 2006, trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:

- Phát động phong trào thi đua phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

+ Tiêu đề đợt thi đua (tên phong trào thi đua).

+ Mục tiêu thi đua.

+ Nội dung và chỉ tiêu thi đua: Nội dung thi đua phải cụ thể, toàn diện, hướng tới Mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng con người mới, tích cực học tập nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, đạt năng xuất, chất lượng và hiệu quả công tác cao; xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, đơn vị đoàn kết nhất trí; thực hành Tiết kiệm chống lãnh phí, chống tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính... Chỉ tiêu thi đua được thể hiện bằng số liệu đảm bảo phù hợp, tiên tiến và gắn với nội dung thi đua.

[...]