Công văn số 134/TCHQ-GSQL về việc kiểm tra chất lượng melamine trong thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 134/TCHQ-GSQL |
Ngày ban hành | 08/01/2009 |
Ngày có hiệu lực | 08/01/2009 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Lĩnh vực | Thương mại |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2009 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng cục Hải quan nhận được Quyết định số 3762/QĐ-BNN-CN ngày 28/11/2008, Quyết định số 4015/QĐ-BNN-CN ngày 17/12/2008 của Quý Bộ và công văn số 1492/CN-TĂCN ngày 31/12/2008 của Cục Chăn nuôi về việc kiểm tra chất melamine có trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Để phối hợp có hiệu quả, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ một số nội dung sau đây:
1. Về căn cứ ra Quyết định 3762/QĐ-BNN-CN, đề nghị Bộ xem lại vì Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã có hiệu lực từ 01/7/2008, do vậy không thể căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999 và Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ nữa.
2. Điều 1 Quyết định 3762/QĐ-BNN-CN nêu trên quy định cấm nhập khẩu nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Như vậy, không phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, thẩm quyền cấm nhập khẩu hàng hóa thuộc Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).
3. Một mặt hàng vừa phải kiểm tra chất melamine quy định tại Quyết định 3762/QĐ-BNN-CN, vừa phải kiểm tra chất lượng quy định mục 2.1 và mục 3.4 Danh mục sản phẩm hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, gây tốn kém cho doanh nghiệp do phải lấy hai mẫu, hai lần kiểm tra và hai lần nộp phí kiểm tra.
4. Điểm 1 công văn 1492/CN-TĂCN:
- Cơ quan hải quan lấy mẫu hàng hóa để doanh nghiệp gửi thực hiện phân tích, thử nghiệm chất melamine là không phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Hải quan (quy định công chức hải quan chỉ lấy mẫu để phục vụ quản lý hải quan).
- Cụm từ: “Sữa và các sản phẩm có chứa sữa từ 15% trở lên” có bao gồm là sữa dùng cho người, các loại bánh kẹo có chứa sữa hay không. Vì tại cửa khẩu, cơ quan hải quan không thể biết hàng hóa này dùng cho người hay để chăn nuôi.
- Cơ quan hải quan niêm phong hàng hóa sau khi đã thông quan để chờ kết quả kiểm tra. Như vậy, không phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, cơ quan hải quan căn cứ Giấy đăng ký kiểm tra hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra của cơ quan chức năng cấp để thông quan hàng hóa (đã thông quan hàng hóa thì không thể thực hiện niêm phong hàng hóa được, ví dụ: Một doanh nghiệp ở Đắk Lắc nhập khẩu hàng hóa về Cảng Hải Phòng sau đó vận chuyển về kho của doanh nghiệp tại Đắk Lắc thì cơ quan hải quan không thể cử người đi niêm phong hàng hóa tại Đắk Lắc sau đó trở lại dỡ niêm phong khi có kết quả kiểm tra); đồng thời không phù hợp với quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, các trường hợp được sử dụng niêm phong hải quan không có trường hợp niêm phong hàng hóa để chờ kết quả kiểm tra chất lượng.
5. Điểm 2 công văn 1492/CN-TĂCN quy định lô hàng có kết quả dương tính melamine thì đơn vị phân tích tiếp tục phân tích định lượng và trả lời kết quả cho cơ quan hải quan, doanh nghiệp để có hướng xử lý. Đề nghị ghi rõ:”đơn vị phân tích thông báo rõ hàng hóa được thông quan để cơ quan hải quan lưu hồ sơ hàng, hoặc các biện pháp xử lý đối với lô hàng (ví dụ: buộc tái xuất để cơ quan hải quan phối hợp làm thủ tục tái xuất).
6. Điểm 3 công văn 1492/CN-TĂCN quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải có văn bản cam kết với cơ quan hải quan về melamine trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu không có giấy tờ này.
7. Đề nghị ban hành văn bản thay thế các văn bản nêu trên.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |