Công văn 10842/BKHĐT-KTCNDV năm 2023 đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 10842/BKHĐT-KTCNDV
Ngày ban hành 25/12/2023
Ngày có hiệu lực 25/12/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Đỗ Thành Trung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10842/BKHĐT-KTCNDV
V/v Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 12/VPCP-CN ngày 03/01/2023 và văn bản số 4138/VPCP-CN ngày 07/11/2023 của Văn phòng Chính phủ về xử lý, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch địa điểm xây dựng các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; theo đề nghị của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận tại văn bản số 4394/UBND-KTTH ngày 20/10/2023 và văn bản số 4837/UBND-KTTH ngày 19/11/2023; căn cứ ý kiến của Bộ Công Thương tại văn bản số 8843/BCT-KHTC ngày 11/12/2023 (gửi kèm); Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến hướng dẫn rà soát các nội dung Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 (Đề án) như sau:

1. Về căn cứ pháp lý

Tại Mục II Phần 1 về Căn cứ pháp lý lập Đề án, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các văn bản về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng của tỉnh và các quy hoạch ngành (giao thông, thủy lợi, điện, du lịch...); nghiên cứu ý kiến của Bộ Công Thương về việc bỏ các Quyết định số 3849/QĐ-BCT và số 3850/QĐ-BCT ngày 20/7/2010 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, Quyết định số 6070/QĐ-BCT ngày 17/6/2015 của Bộ Công thương về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

2. Về mục tiêu của Đề án

- Với 03 nhóm mục tiêu cơ bản, nội dung Đề án cần triển khai các công việc cụ thể, bám sát mục tiêu đặt ra, bao gồm:

+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng;

+ Quy hoạch, tổ chức lại sản xuất; ổn định sản xuất và đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương vùng bị ảnh hưởng của việc quy hoạch và triển khai chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;

+ Đảm bảo lợi ích của người dân; khai thác và sử dụng có hiệu quả vị trí đã quy hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 làm đất dự trữ chiến lược lâu dài cho năng lượng.

- Đề nghị điều chỉnh bổ sung vào mục tiêu thứ nhất của Đề án thành: “Cụ thể hóa góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội, Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ, và kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 416/TB - VPCP ngày 29/10/2018 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023”.

3. Về nội dung Đề án

3.1. Về sự phù hợp với quy hoạch

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023, trong đó tại khoản 6 mục V Điều 1 đã nêu phương án phát triển đối với khu vực quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, cụ thể: “Giữ các vị trí đã quy hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 làm đất dự trữ chiến lược lâu dài cho năng lượng, đảm bảo thuận lợi để thu hồi sau này khi có yêu cầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia. UBND tỉnh Ninh Thuận quy hoạch để khai thác, sử dụng đất dự trữ chiến lược này hiệu quả, phù hợp quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích của người dân, không quy hoạch, không phát triển các dự án đầu tư có thời hạn dài, các khu dân cư, khu đô thị mới; khuyến khích thu hút các dự án có thời hạn sử dụng đất ngắn 20-30 năm. Quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cấp bách phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng quy hoạch địa điểm xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân: giao thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình giáo dục, phúc lợi xã hội... đảm bảo đồng bộ, kết nối, liên thông với các khu vực xung quanh”.

Để đảm bảo việc chuyển đổi mặt bằng tại các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân phù hợp với quy hoạch, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận: (i) Rà soát danh mục các dự án trong Đề án với Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan; (ii) Làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại văn bản số 4138/VPCP-CN ngày 07/11/2023 của Văn phòng Chính phủ.

3.2. Về phạm vi và giải pháp thực hiện Đề án

- Đề án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại báo cáo số 786/BC-BKHĐT ngày 09/02/2021. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo hoàn thiện Đề án tại văn bản số 400/TTg-NN ngày 01/4/2021. Trong đó, yêu cầu (i) UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát, hoàn thiện (phạm vi bao gồm cả phần diện tích trên biển của 2 nhà máy); (ii) có giải pháp huy động tổng thể các nguồn lực (vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, an sinh xã hội, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác trên địa bàn, các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách) để thực hiện các nội dung Đề án. Tuy nhiên, nội dung dự thảo Đề án chưa nêu vấn đề về xử lý phần diện tích trên biển của 2 nhà máy, đồng thời, các giải pháp thực hiện Đề án còn chưa cụ thể. Đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện nội dung này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 400/TTg-NN ngày 01/4/2021, đặc biệt là phương án phát triển kinh tế biển, du lịch biển.

- Các giải pháp thực hiện Đề án cần đảm bảo nguyên tắc/yêu cầu cơ bản tại khoản 6 mục V Điều 1 Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát nội dung Đề án để hoàn thiện. Riêng đối với nguyên tắc/yêu cầu “UBND tỉnh Ninh Thuận quy hoạch để khai thác, sử dụng đất dự trữ chiến lược này hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích của người dân”, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thêm.

3.3. Về tiêu chí lựa chọn các dự án

Đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận bổ sung tiêu chí lựa chọn để sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án, gắn với nguồn vốn cụ thể đảm bảo theo tiến độ thực hiện Đề án. Việc xây dựng tiêu chí cần dựa trên cơ sở đánh giá về khả năng cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các nội dung thuộc Đề án và các nguyên tắc/yêu cầu tại khoản 6 mục V Điều 1 Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

3.4. Về danh mục các dự án đầu tư

Đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát danh mục dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp và thống nhất với nội dung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cụ thể:

- Tại mục 4 phần II trang 5 của văn bản số 4394/UBND-KTTH ngày 20/10/2023, về hạ tầng xã hội tại vị trí 1 dự kiến đầu tư “nâng cấp, cải tạo trường Tiểu học Từ Thiện hiện hữu (cơ sở thôn Vĩnh Trường), nhà văn hóa và ban quản lý thôn Vĩnh Trường...”. Tuy nhiên, tại Phụ lục số 13 kèm theo dự thảo Đề án, UBND tỉnh Ninh Thuận chưa dự kiến 02 nội dung nêu trên trong Danh mục các dự án dự kiến đầu tư.

- Ngoài ra, phần A của Phụ lục 13 kèm theo dự thảo Đề án đang có 8 công trình nhưng chỉ liệt kê được 6 công trình trong danh mục.

3.5. Về các chính sách an sinh xã hội

- Đối với kiến nghị xem xét có cơ chế cho xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam được thụ hưởng các chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận tiếp tục làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Các chính sách tín dụng hỗ trợ cho người dân thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay đã tương đối đầy đủ, đồng bộ. Chính sách của Chính phủ là tách bạch giữa các chương trình tín dụng thương mại và tín dụng chính sách, không đặt vấn đề có các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nhân dân trong khu vực lập Đề án mà thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. Do đó, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát các quy định pháp luật hiện hành để kiến nghị các chính sách phù hợp.

- Đề nghị nghiên cứu bổ sung số liệu về số hộ dân thực hiện từng loại hình hỗ trợ sản xuất trong Đề án; giải pháp cụ thể để ổn định, phát triển sản xuất cho người dân vùng định cư, đây là nội dung rất quan trọng để ổn định đời sống người dân, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

4. Về nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ