Công văn 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH năm 2016 hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành

Số hiệu 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH
Ngày ban hành 28/06/2016
Ngày có hiệu lực 28/06/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
Người ký Mai Văn Trinh
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH
V/v hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

 

Kính gửi:

- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng;
- Các viện nghiên cứu khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ;
- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Thực hiện Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục gửi các đơn vị Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (kèm theo).

Trong quá trình sử dụng nếu có những vướng mắc hoặc đề xuất, đề nghị liên hệ với Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại: 04.39747108; email: kiemdinh.dhtccn@moet.edu.vn để nghiên cứu, xử lý kịp thời.

Trân trọng./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Bùi Văn Ga (để b/c);
- Vụ GDĐH;
- Lưu: VT, KĐĐH.

CỤC TRƯỞNG




Mai Văn Trinh

 

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ SỬ DỤNG

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 04/2016/TT-BGDĐT NGÀY 14/3/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)

I. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (CTĐT)

Tiêu chí

Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

1.1

Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.

1.2

Chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT.

1.3

Chuẩn đầu ra của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

1. Giải thích

Giáo dục dựa trên đầu ra (Outcomes-based education-OBE) có thể được hiểu là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hành CTĐT dựa trên những kiến thức, kỹ năng mà người học được kỳ vọng tiếp thu được và thể hiện thành công khi tốt nghiệp. OBE chú trọng vào các kết quả học tập, đảm bảo các kiến thức, kỹ năng và thái độ (bao gồm cả kỹ năng tư duy mà người học cần lĩnh hội) được xác định rõ ràng và thể hiện trong chuẩn đầu ra.

Chuẩn đầu ra là khởi điểm của quy trình thiết kế CTĐT và được xây dựng dựa trên nhu cầu của các bên liên quan. Chuẩn đầu ra thể hiện qua những thành quả mà người học đạt được thay vì mong đợi của giảng viên (thường được viết dưới dạng mục tiêu đào tạo của chương trình). Chuẩn đầu ra nên được viết theo cách để có thể quan sát, đo lường được và đánh giá được.

2. Các câu hỏi gợi ý

- Mục tiêu đào tạo của chương trình là gì?

- Chuẩn đầu ra của chương trình là gì?

- Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra thế nào?

- Chuẩn đầu ra có phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, của khoa hay của bộ môn không?

- Chuẩn đầu ra của chương trình tương thích như thế nào với yêu cầu của thị trường lao động trong ngành nghề tương ứng đối với người học tốt nghiệp?

- Mức độ tương thích giữa nội dung CTĐT với yêu cầu của thị trường lao động?

- Triển vọng việc làm trong tương lai của người tốt nghiệp từ CTĐT có được nêu rõ hay không?

- Cách thức thông tin chuẩn đầu ra tới cán bộ, giảng viên (GV) và người học?

- Chuẩn đầu ra có thể đạt được và đo lường được không? Bằng cách nào?

- Mức độ đạt được chuẩn đầu ra?

- Chuẩn đầu ra có được định kỳ rà soát không?

- Chuẩn đầu ra được chuyển tải thành các yêu cầu cụ thể đối với người học tốt nghiệp như thế nào (kiến thức, kỹ năng và thái độ bao gồm cả kỹ năng tư duy)?

3. Nguồn minh chứng

[...]