Công văn 1005/TCT-CS về thực hiện Thông tư 153/2010/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 1005/TCT-CS
Ngày ban hành 28/03/2011
Ngày có hiệu lực 28/03/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1005/TCT-CS
V/v thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2011

 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng cục thuế nhận được công văn và ý kiến của một số Cục thuế nêu vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Thông tư 153), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Câu hỏi 1: Theo hướng dẫn tại Thông tư 153, doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng hóa đơn Bộ Tài chính hoặc hóa đơn đặt in (tự in) của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ đến hết ngày 31/3/2011, tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế theo bảng kê 3.12 chậm nhất là ngày 20/1/2011.

Trường hợp doanh nghiệp gửi bảng kê đăng ký tiếp tục sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế sau ngày 20/1/2011 thì có chấp thuận không và có bị xử phạt hay không? Nếu doanh nghiệp không đăng ký tiếp tục sử dụng nhưng phát hiện vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Về việc tiếp nhận bảng kê tồn hóa đơn từ doanh nghiệp của các Cục Thuế, Tổng cục Thuế có công văn số 283/TCT-CS ngày 21/1/2011 yêu cầu các Cục Thuế:

“Trường hợp những ngày cao điểm, số lượng doanh nghiệp đến giao dịch với cơ quan thuế lớn, cơ quan thuế cần tăng cường cán bộ từ nhiều bộ phận khác nhau của cơ quan thuế để tổ chức tiếp nhận hồ sơ khai thuế, bảng kê tồn hóa đơn của các doanh nghiệp. Cục Thuế có thể tổ chức thành nhiều điểm tiếp nhận khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc nộp hồ sơ khai thuế, bảng kê tồn hóa đơn”.

Về việc xử lý các trường hợp nộp bảng kê tồn hóa đơn (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153) chậm sau ngày 20/1/2011, chấp thuận để các doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng số hóa đơn tồn đến hết ngày 31/3/2011 và không xử phạt chậm nộp. Đề nghị các Cục Thuế bố trí cán bộ vẫn tiếp nhận và nhập thông tin về hóa đơn tồn từ các bảng kê này theo hướng dẫn tại công văn số 99/TCT-TVQT ngày 7/01/2011 của Tổng cục Thuế.

Câu hỏi 2: Hóa đơn tự in (đặt in) theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ doanh nghiệp còn tồn sau ngày 31/3/2011, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng hóa đơn thì thực hiện thông báo phát hành hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư 153 thì có vướng mắc là doanh nghiệp không có hóa đơn mẫu để niêm yết tại các cơ sở bán hàng.

Trả lời:

Tại công văn số 15364/BTC-TCT ngày 12/11/2010 và công văn số 17716/BTC-TCT ngày 17/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

Đối với trường hợp doanh nghiệp đã tự in (đặt in) hóa đơn trước và trong năm 2010 với số lượng lớn (hóa đơn tự in theo quy định tại Nghị định số 89/2002/NĐ-CP, Thông tư số 120/2002/TT-BTC), đến hết ngày 31/3/2011 doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hết hóa đơn đã tự in (đặt in) trước năm 2010 và doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đề nghị Cục thuế rà soát trong Quý I/2011, nếu mẫu hóa đơn doanh nghiệp đã tự in (đặt in) trước năm 2010 vẫn đủ các tiêu thức bắt buộc như (tên loại hóa đơn; số thứ tự; tên, địa chỉ, mã số thuế người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế người mua; tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ thành tiền ghi bằng số và bằng chữ; người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn; tên tổ chức nhận in hóa đơn) theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì Cục thuế đề nghị doanh nghiệp thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC để tiếp tục sử dụng.

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn:

“3. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn.

4. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn”.

Căn cứ hướng dẫn trên, doanh nghiệp phải niêm yết hóa đơn mẫu tại các cơ sở sử dụng hóa đơn. Đối với hóa đơn doanh nghiệp tự in (đặt in) theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC còn tồn sau ngày 31/3/2011, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng hóa đơn, sau khi Cục thuế rà soát thì thực hiện thông báo phát hành hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp không có hóa đơn mẫu để niêm yết tại các cơ sở sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp được dùng một số hóa đơn có số thứ tự đã có số nhảy in sẵn, gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý, doanh nghiệp kê khai vào cột “xóa bỏ”.

Câu hỏi 3: Mẫu hóa đơn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng có tính đặc thù thì thực hiện như thế nào?

Trả lời:

1. Về loại, hình thức, nội dung hóa đơn

Tại khoản 2đ Điều 3 Thông tư 153 hướng dẫn về các loại hóa đơn:

“đ) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”

Tại khoản 1a Điều 4 Thông tư 153 hướng dẫn:

“a) Tên loại hóa đơn

Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG…

Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn.”

Căn cứ theo hướng dẫn nêu trên, trường hợp các chứng từ thu phí trong hoạt động dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là các chứng từ giao dịch được in từ trong hệ thống và các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế (thông tin giao dịch), thông tin phí đã được xây dựng trong chương trình giao dịch, khi hoàn thành giao dịch chứng từ hiển thị nội dung giao dịch, các tiêu chí cần thiết theo quy định của chế độ chứng từ, thông tin về thuế (số tiền giao dịch, thuế suất, tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán thực hiện phát sinh thu phí dịch vụ) đã hiển thị đầy đủ trên chứng từ, trên mỗi một chứng từ có một tham chiếu giao dịch xác định đảm bảo tính duy nhất trong toàn hệ thống, đáp ứng được yêu cầu quản lý và phù hợp với mục tiêu tăng cường sự chủ động cho doanh nghiệp) thì các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng được sử dụng chứng từ giao dịch hiện hành kiêm hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng với tên gọi “Chứng từ giao dịch”.

Trường hợp các mẫu chứng từ giao dịch được sử dụng cho kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đã được cơ quan thuế chấp thuận trước 01/01/2011 thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng được tiếp tục sử dụng những chứng từ này để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

2. Số liên hóa đơn

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ