Công văn 10/TCTS-NTTS năm 2015 về phổ biến quy trình tạm thời nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh do Tổng cục Thủy Sản ban hành

Số hiệu 10/TCTS-NTTS
Ngày ban hành 06/01/2015
Ngày có hiệu lực 06/01/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Huy Điền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/TCTS-NTTS
V/v Phổ biến quy trình tạm thời nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ven biển

Trong năm 2014 tình hình thiệt hại trên tôm nước lợ do bệnh hoại tử gan tụy cấp có giảm nhưng bệnh đốm trắng tiếp tục tăng và diễn ra trên diện rộng. Tuy nhiên trong các vùng nuôi tôm bị bệnh vẫn có những mô hình quản lý chặt chẽ trong quá trình nuôi và cho kết quả tốt.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Tổng cục Thy sản đã tổ chức khảo sát các mô hình nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh và cho thấy sự khác biệt trong một số khâu kỹ thuật như: Cơ sở nuôi có ao chứa, lắng, xử lý; thời gian cải tạo ao, phơi đáy dài ngày; diệt tạp trong ao chứa, không diệt tạp trong ao nuôi; hạn chế tối đa sử dụng hóa chất; trong ao chứa có thả nuôi cá rô phi; quản lý các yếu tố môi trường và màu nước ổn định bằng chế phẩm sinh học.

Tổng cục Thủy sản đã tổng kết, xây dựng quy trình sản xuất nhằm phổ biến nhân rộng (phụ lục kèm theo).

Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức phổ biến tuyên truyền tới các địa phương hướng dẫn cho người nuôi vào các vụ nuôi tiếp theo.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr Vũ Văn Tám;
- Lãnh đạo TCTS (để b/c);

- Lưu: VT, NTTS.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Huy Điền

 

PHỤ LỤC:

QUY TRÌNH TẠM THỜI NUÔI TÔM NƯỚC LỢ AN TOÀN TRONG VÙNG DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo công văn số 10/TCTS-NTTS ngày 06 tháng 01 năm 2015)

I. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

- Nằm trong vùng quy hoạch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phải đáp ứng yêu cầu sản xuất như: Điện, kho cha thức ăn, kho chứa và bảo quản máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu và công trình phụ trợ khác tùy theo từng cơ sở. Có hệ thống cấp đủ nước sạch và thoát nước riêng biệt, có ao chứa chiếm 20-25% diện tích nuôi và phải có hệ thng ao xử lý nước thải.

- Cơ sở nuôi phải đảm bảo có trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng như: máy quạt nước, quạt nước, máy bơm nước, chài, vợt các loại, cân, thau, xô, dụng cụ đo môi trường: pH, oxy, NH3, H2S, độ mặn, kiềm,., và các thiết bị phụ trợ khác.

- Thực hiện đúng lịch mùa vụ do địa phương hướng dẫn.

Sơ đồ mặt bằng hệ thống ao nuôi tôm nước lợ

II. KỸ THUẬT ÁP DỤNG:

2.1. Chuẩn bị ao nuôi:

2.1.1. Cải tạo ao nuôi, ao chứa:

- Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa. Loại bỏ các địch hại có trong ao (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp...). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như: cua, còng, rắn...

- Bước 2: Bón vôi bột nông nghiệp liều lượng như bảng sau:

Bảng 1: Lượng vôi sử dụng theo pH đất

pH của đất ở đáy ao, bờ ao

Lượng vôi (tấn/ha)

4,5 - 5,0

1,5 - 2,5

5,1 - 6,0

1,0 - 1,5

6,1 - 6,5

0,5 - 1,0

- Bước 3: Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm cua, còng, c, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH. Ao lót bạt đáy chỉ cần vệ sinh khử trùng.

- Bước 4: Phơi đáy ao từ 20-30 ngày.

Đối với những ao không phơi được đáy: bơm cạn nước tối đa có thể, dùng máy cào chất thải v góc ao, bơm cht thải vào ao chứa thải, sau đó tiến hành bón vôi với liu lượng như bước 2.

* Lưu ý: Sau mỗi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao chứa, ao nuôi khoảng 1-2 tháng để ngắt vụ, tiêu diệt các mầm bệnh, khoáng hóa và phục hi môi trường nn đáy.

[...]