Chương trình 320/CTr-UBND năm 2016 phát động phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 320/CTr-UBND
Ngày ban hành 15/12/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 320/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA HOÀN THÀNH VÀ HOÀN THÀNH VƯỢT MỨC CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2017

Căn cứ Công văn số 1834-CV/TU ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Tỉnh ủy Hà Giang về việc chủ trương khen thưởng phong trào thi đua năm 2016 và cơ cấu giải thưởng phong trào thi đua năm 2017;

Nhằm phát huy những thành tựu của phong trào thi đua yêu nước năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng công vụ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục đẩy mạnh, phát huy tinh thần thi đua yêu nước của mọi tập thể, cá nhân, tạo khí thế, động lực mạnh mẽ trong công tác, lao động, sản xuất quyết tâm hoàn thành và hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017 theo Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra.

2. Duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua thường xuyên trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

3. Yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh cụ thể hóa nội dung thi đua của tỉnh thành các chỉ tiêu thi đua của địa phương, đơn vị và triển khai phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua ở đơn vị mình; đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết và biểu dương điển hình gắn với khen thưởng, động viên kịp thời, tạo động lực cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THI ĐUA

1. Thi đua hoàn thành và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, với các chỉ tiêu chủ yếu như:

(1) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.936 tỷ đồng.

(2) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm so với năm 2016: 4,2%.

(3) Số lao động được giải quyết việc làm: 16.200 lao động

(4) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,54%.

(5) Số trường học (công lập) được công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm: 18 trường; nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 27,2% .

(6) Số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế trong năm: 16 xã; nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn về y tế lên 93,8%.

(7) Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới trong năm: 07 xã.

(8) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự: 90%

(9) Tai tệ nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với năm trước (số vụ, số người chết, số bị thương)

(10) Chỉ số cải cách hành chính đạt 85 điểm trở lên.

(11) Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng “Trong sạch vững mạnh” đạt trên 50%; tỷ lệ tổ chức đoàn thể “Vững mạnh” đạt 90% trở lên.

2. Thi đua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp, thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình phát triển nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, nhân rộng các mô hình điển hình có hiệu quả trong sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp gắn với thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vữngnâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu bình quân mỗi huyện, thành phố thành lập được 5 HTX toàn xã hoặc toàn thôn theo Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh về nhân rộng mô hình HTX thôn Chang.

Thi đua lao động sáng tạo, tạo ra nhiều sáng kiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng công tác của các cơ quan chuyên môn. Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của bộ máy hành chính các cấp.

3. Tâp trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020”; huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn vị. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các doanh nghiệp xây dựng chương trình hành động thiết thực giúp đỡ xã phụ trách về xây dựng nông thôn mới. Mỗi huyện, thành phố xây dựng từ 70 - 100 mô hình, điển hình về phát triển trên mọi lĩnh vực.

4. Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông.

5. Thi đua đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước, xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức viên chức, đảng viên gương mẫu, tích cực, người lao động sáng tạo, người lãnh đạo “nói đi đôi với làm” trong các cơ quan, đơn vị, địa phương... gắn với đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", “Thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang”.

6. Quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng điển hình ngay từ cơ sở và tổ chức thi đua học tập, làm theo gương điển hình để nhân rộng thành tích làm cho thi đua trở thành hành động thực tiễn của mọi cá nhân, tập thể với kết quả, hiệu quả cao. Mỗi huyện, thành phố xây dựng được từ 20 điển hình cấp tỉnh trở lên (điển hình có thể nhân rộng trên địa bàn tỉnh); các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh xây dựng 10 - 15 điển hình cấp tỉnh trở lên theo lĩnh vực chuyên ngành và phạm vi phụ trách.

III. THỜI GIAN PHÁT ĐỘNG THI ĐUA VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

[...]