Chỉ thị 61/CT-UB-KT năm 1995 về chấn chỉnh tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 61/CT-UB-KT
Ngày ban hành 04/12/1995
Ngày có hiệu lực 04/12/1995
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trương Tấn Sang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 61/CT-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 1995

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH KHU VỰC KINH TẾ HỢP TÁC XÃ, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, VẬN TẢI, XÂY DỰNG, NÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Trong mấy năm qua, khu vực kinh tế hợp tác ở thành phố hoạt động dưới hình thức phổ biến là hợp tác xã đã có một thời kỳ phát triển mạnh.

Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp tác xã) trong những năm trước đây có những mặt chưa phù hợp với quy luật khách quan và điều kiện thực tế ở thành phố.

Hầu hết các hợp tác xã được xây dựng trên quan điểm mang nặng tính chất cải tạo quan hệ sản xuất cũ đối với kinh tế cá thể, tư nhân, phương pháp hợp tác hóa chủ yếu theo xu hướng tập thể hóa tư liệu sản xuất và sức lao động, cơ cấu sở hữu chưa được xác định, có trường hợp vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã.

Hoạt động của hợp tác xã chủ yếu là dựa vào mối quan hệ gia công hoặc đại lý, vệ tinh cho khu vực kinh tế quốc doanh.

Cơ chế ấy đã kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, không tạo được động lực kích thích mà ngược lại gây tình trạng thụ động, dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì khu vực kinh tế hợp tác gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp tác xã tan rã.

Thực tế đó đã chỉ rõ mô hình tổ chức phương thức hoạt động và cơ chế quản lý các hợp tác xã theo kiểu cũ không còn phù hợp. Song không thể vì vậy mà đi tới phủ định hình thức kinh tế hợp tác.

Trước tình hình đó, căn cứ vào Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và các Nghị định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 116/QĐ-UB ngày 12/4/1990 quy định về tổ chức và hoạt động của các đơn vị kinh tế tập thể, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định :

- Các đơn vị kinh tế tập thể đã từng bước phát huy tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong quản lý, dần dần thích nghi với môi trường kinh doanh mới và nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh ; một số đơn vị có chuyển biến rõ rệt, phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới.

- Nhiều đơn vị đã chủ động sắp xếp lại sản xuất, thay đổi phương án sản phẩm, phân công lại lao động, mở rộng liên kết liên doanh, khẩn trương tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tạo vốn và nguồn vật tư, đổi mới công nghệ nhằm duy trì và ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển xuất khẩu và làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước.

- Một số hợp tác xã tự mình nhận thấy không có khả năng tồn tại đã chuyển sang các hình thức tổ chức khác hoặc giải thể.

Tuy nhiên vẫn còn những mặt tồn tại :

- Một số cơ quan ở các ngành các cấp chưa quán triệt sâu sắc chủ trương đổi mới kinh tế hợp tác xã, chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế nhiều thành phần.

- Trình độ quản lý kinh tế tập thể của số đông cán bộ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới, nói chung còn thụ động, chờ đợi.

- Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của các ngành, các cấp vẫn còn tình trạng buông lỏng. Các chủ trương, chính sách Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách chưa kịp thời, còn lúng túng từ cấp thành phố đến quận huyện trước quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

- Nhiều hợp tác xã đang gặp khó khăn, chưa xác định được phương thức sản xuất, kinh doanh vẫn còn duy trì mô hình hợp tác xã theo cơ chế quản lý cũ.

- Một số hợp tác xã thực tế không còn hoạt động nhưng không chủ động chuyển hướng và có biện pháp củng cố kịp thời, phù hợp để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động.

- Các mô hình hợp tác xã mới chưa được chỉ đạo, tổng kết, rút kinh nghiệm để định hình và nhân rộng ra.

Để khắc phục tình trạng trên, khẩn trương chấn chỉnh tổ chức và quản lý Nhà nước khu vực kinh tế hợp tác xã ; căn cứ vào các nghị định, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :

1/ Quán triệt hơn nữa chủ trương đổi mới kinh tế hợp tác xã hiện nay và nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác xã trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần :

Hiếp pháp 1992 đã ghi rõ : Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc “tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi”. Các cấp các ngành tạo điều kiện để củng cố và phát triển các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Hiến pháp cũng đã chỉ rõ : “… cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.

Với vai trò và vị trí đó của kinh tế tập thể, đòi hỏi khu vực kinh tế này phải được củng cố theo các nghị định, chỉ thị, quyết định của Chính phủ đã đề ra. Yêu cầu chính hiện nay là phải đồi mới tổ chức, cơ cấu sở hữu và phương thức hoạt động của các hợp tác xã đang tồn tại, đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác theo mô hình mới làm cho các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho các thành viên và cho xã hội.

Theo yêu cầu đó, các ngành, các cấp cần chú trọng đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với kinh tế hợp tác xã ; coi việc chấn chỉnh, đổi mới hợp tác xã là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2/ Đánh giá đúng thực trạng các đơn vị hợp tác xã đang hoạt động :

Giao cho Hội đồng Lâm thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành phố cùng Ủy ban nhân dân các quận huyện và các Sở : Công nghiệp, Giao thông công chánh, Xây dựng, Nông nghiệp và Thương mại dựa trên các nguyên tắc của kinh tế tập thể mà hướng dẫn tiêu chuẩn và phương pháp để các hợp tác xã tự đánh giá mình cho đúng, làm căn cứ cho việc chấn chỉnh và đổi mới thích hợp.

Việc đánh giá phải được xem xét lại từ việc thành lập, đăng ký hoạt động, hình thức tổ chức, triển khai chính sách khuyến khích phát triển đã ban hành và việc xác lập cơ chế quản lý hành chính Nhà nước cho phù hợp.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ