Chỉ thị 200/TTg năm 1994 về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 200/TTg
Ngày ban hành 29/04/1994
Ngày có hiệu lực 29/04/1994
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 1994

 

CHỈ THỊ

BẢO ĐẢM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung cấp nước sạch cho nông thôn. miền núi; việc bảo vệ các nguồn nước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, nh­ưng kết quả thực hiện ở nhiều địa phương còn bị hạn chế. Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh hoạt. Nguồn nước mặt trong kênh, rạch, ao hồ, ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước ngầm lại không ít giếng khoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá; trữ lượng nước bị cạn kiện do bị kha thác quá mức.

Để khắc phục tình trạng nói trên, bảo đảm cung cấp nước sạch, từng bước cải thiện môi trường sống và lao động chi số đông nhân dân ta ở nông thôn, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 

1. Xác định rõ nhiệm vụ nước sạch cho Nông thôn

Cần quán triệt sâu sắc rằng nước sinh hoạt bị ô nhiễm là một nguồn gốc chủ yếu gây ra các bệnh tật, ảnh hưởng sức khoả và lao động của người dân, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mưai sau. Mỗi ngành, mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình, đề ra chương trình và các biện pháp thiết thực, chỉ đạo cụ rất thể, cập nhật để bảo đảm nước sạch cho dân nông thôn, tập trung vào hai loại sau đây:

a) Về việc bảo vệ nước sạch

• Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn: từng tỉnh, huyện, từng xã, bản phải có kế hoạch và quy định thời gian cụ thể để nơi nào có điều kiện thì làm trước, tiến đến 100% gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, xoá bò tập tục phóng uế bừa bãi hoặc vứt súc vật chết xuống sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước.

• Thực hiện các biện pháp để xử lý, dự trữ nước sạch như giếng khoan bể lọc nước, hứng nước, trữ nước; các loại chum, vại, lu đựng nước, bình lọc nước, v.v...

• Ngăn cấm việc dùng phân tươi bón cây hoặc nuôi cá trên sông, rạch, và các ao, hồ công cộng. Tại những hộ gia đình thực hiện chương trình VAC (có nuôi cá bằng phân chuồng), tuyệt đối không dùng nước ao để vo gạo, rửa rau, các loại thực phẩm khác và tắm giặt.

Nghiêm cấm xả xuống sông ngòi các nước thải sinh hoạt, nước thải từ bệnh viện, nước thài công nghiệp chưa qua xử lý, làm bẩn nguồn nước phía hạ l­ưu và vùng cửa sông ven biển.

b) Về việc bảo đảm vệ sinh rau quả tươi

• Kiểm tra chặt chẽ việc nhập khẩu và hư­ớng dẫn chu đáo việc bảo quản, sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, trừ nấm hại, chất kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..

• Áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ để hình thành các vành đai rau quả sạch (không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, các loại phân hoá học, nghiêm cấm dùng phân tư­ơi) ở các địa phương, trước mắt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn thuộc tỉnh.

2. Để thực hiện các công việc nói trên, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ các Bộ, ngành như sau:

a) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Th­ơng binh và Xã hội, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiểm điểm ngay việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cấp nước sạch và thực hiện vệ sinh nông thôn đã được giao, kể cả tình hình chậm trễ trong việc xây dựng kế hoạch, xúc tiến xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Chương trình cung cấp nước sạch cho nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với chương trình cung cấp nước sạch cho đô thị và khu công nghiệp mới, bảo đảm cân bằng nguồn nước cho các vùng cụ thể.

Kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội với Bộ Y tế, Bộ Xây dựng trong việc khoan giếng do UNICEF tài trợ để bảo đảm hiệu quả thiết thực của các giếng khoan.

b) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Xây dựng và Uỷ ban Nhân dân các địa phương có trách nhiệm:

• Tổ chức chỉ đạo phong trào xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, văn minh nông thôn, nhanh chóng thanh toán nạn phóng uế xuống kênh, rạch, ao, hồ, và đồng ruộng.

• Nghiên cứu, lựa chọn các loại mô hình nhà vệ sinh phù hợp với từng vùng, tổ chức h­ướng dẫn xây dựng và đưa vào sử dụng trong các hộ gia đình.

• Xây dựng các vành đai thực phẩm và rau quả sạch quanh các thành phố lớn (không dùng phân t­ươi bón cây, nuôi cá, v.v...)

c) Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp thực phẩm phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ư­ơng có nhiệm vụ:

• Xem xét lại danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế và tiến tới loại bỏ các chất có độc tính cao, đưa vào sản xuất các chất trừ sâu vi sinh, ít độc với người và gia súc.

• Tổ chức kiểm tra chặt chẽ nông sản hàng hoá trước khi đưa ra thị trường hoặc đem xuất khẩu. Huỷ bỏ các rau quả còn tồn đọng thuốc trừ sâu hoá học hoặc chứa nấm mốc, vi khuẩn.

• Hư­ớng dẫn nông dân cách bảo quản sử dụng các loại hoá chất dùng trong công nghiệp.

• H­ướng dẫn nông dân các ủ phân tư­ơi và chỉ dùng phân đã ủ, không gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Nghiêm cấm dùng phân tư­ơi và xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm.

• Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển lâu bền.

[...]