Chỉ thị 20/2011/CT-UBND về tăng cường kiểm tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 20/2011/CT-UBND
Ngày ban hành 31/05/2011
Ngày có hiệu lực 31/05/2011
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoàng Quân
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/2011/CT-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố đã có chiều hướng xấu đi, tai nạn giao thông diễn ra rất phức tạp; so với cùng kỳ năm trước tăng 02 vụ, tăng 73 người bị thương; đặc biệt tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng trên cả đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Để kịp thời khắc phục tình hình, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT GIAO THÔNG, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG KHI THAM GIA GIAO THÔNG

1. Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành viên, các sở - ngành thành phố, các quận - huyện:

- Xây dựng nội dung và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật giao thông (Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, các quy định về bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang sông, kênh, rạch…) cho phù hợp với từng đối tượng (cán bộ công chức, viên chức, công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh, từng khu dân cư, hộ gia đình).

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Liên Hiệp quốc về “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ”, hưởng ứng tích cực “Tuần lễ An toàn giao thông toàn cầu” và “Ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp và Ủy ban nhân dân các quận - huyện để tổ chức tổng kết tình hình thực hiện học tập, làm việc lệch ca, lệch giờ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới; báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố chậm nhất trong tháng 7 năm 2011.

- Phối hợp với Công an thành phố báo cáo kết quả thực hiện thí điểm việc kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật giao thông đối với người vi phạm pháp luật giao thông.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Tiếp tục phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố (VOH) và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin về phương án tổ chức phân luồng, điều chỉnh giao thông, về tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố (đặc biệt vào giờ cao điểm).

- Phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và các Hiệp hội vận tải biên soạn sổ tay thực hiện tiết kiệm nhiên liệu và chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng ý thức và hành vi văn hóa giao thông khi đi đường phổ biến đến từng đơn vị, hợp tác xã và xã viên trong hoạt động vận tải, đặc biệt đội ngũ lái xe taxi, xe buýt, xe tải nặng, xe container, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe.

- Tổng kiểm tra các biển báo giao thông hiện có trên địa bàn thành phố, sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp quy định, hoàn tất trong tháng 6 năm 2011; lắp đặt bổ sung hoàn thiện toàn bộ hệ thống biển báo này trong năm 2011.

3. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân lao động trên địa bàn; lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục về pháp luật giao thông trong các buổi sinh hoạt ở cơ quan, đơn vị, khu phố, tổ dân phố...; ít nhất một tháng một lần. Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh trong việc chấp hành và vận động gia đình, người thân chấp hành nghiêm pháp luật giao thông.

4. Đề nghị Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Chủ trì, phối hợp Ban An toàn giao thông, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các cơ quan liên quan thường xuyên phát động phong trào xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong đoàn viên, sinh viên, học sinh trung học phổ thông, thanh niên công nhân và thanh niên nông thôn thông qua những hoạt động hội thi, hội trại, chiến dịch “Mùa hè xanh”, hưởng ứng “Tháng An toàn giao thông”.

II. TĂNG CƯỜNG TUẦN TRA, KIỂM TRA XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Công an thành phố:

- Tăng cường hoạt động tuần tra xử lý, nhất là trên các tuyến đường; thực hiện các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe lạng lách, đánh võng, tổ chức vây bắt và xử lý nghiêm đối với các đối tượng và phương tiện vi phạm. Tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ điều hòa giao thông khép kín trong ngày và vào giờ cao điểm tại các giao lộ, các khu vực thường xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là khu vực cửa ngõ Đông Bắc thành phố.

- Tổ chức kiểm tra xử phạt đối với lái xe điều khiển đầu kéo sơ mi rơ moóc không có Giấy phép lái xe hạng FC theo quy định tại Công văn số 1170/TTg-KTN ngày 13 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Đoàn Kiểm tra Nghị định số 14/CP, Nghị định số 09/CP tăng cường khảo sát, kiểm tra đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời khi tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có hiện tượng tăng cao trên các tuyến đường trọng điểm; và kiểm tra trên các tuyến thủy nội địa thành phố.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải, Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện có đường thủy nội địa tổ chức tổng kiểm tra toàn bộ các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, các loại phương tiện thủy đang hoạt động, các thuyền trưởng, tài công đang hành nghề theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải).

- Chỉ đạo Tổ Kiểm tra liên ngành được thành lập theo Quyết định số 5912/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường công tác kiểm tra xử lý những vi phạm trong lĩnh vực quản lý công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát Giao thông đường sắt - đường bộ Công an thành phố và Công an các quận - huyện tăng cường kiểm tra xử lý những “xe dù, bến cóc”, giải tỏa các hoạt động buôn bán, làm dịch vụ lấn chiếm trái phép lòng lề đường; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, nhất là trên các tuyến xa lộ Hà Nội, các quốc lộ, Liên Tỉnh lộ 25B.

- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, duy tu sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn. Kiên quyết xử phạt nghiêm đối với các đơn vị chậm trễ tiến độ tái lập mặt đường; không cử người điều tiết, hướng dẫn giao thông; không thực hiện đầy đủ các biển báo hiệu về an toàn giao thông tại công trình theo quy định.

III. CHẤN CHỈNH TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ LẬP LẠI TRẬT TỰ LÒNG LỀ ĐƯỜNG

[...]