Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2020 về triển khai biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai do tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu 17/CT-UBND
Ngày ban hành 01/10/2020
Ngày có hiệu lực 01/10/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CT-UBND

Bình Định, ngày 01 tháng 10 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ TRIỂN KHAI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Trong thời gian vừa qua, tình hình mưa lũ lớn kéo dài, bão mạnh, hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra ngày càng bất thường, cực đoan gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, nắng nóng, giông sét, gió mạnh trên biển gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Theo dự báo từ tháng 10/2020 cho tới hết năm 2020, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 06 đến 08 cơn, trong đó có khoảng 03 - 04 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; trong đó Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 - 2 cơn. Về mưa, tháng 10/2020 tổng lượng mưa trong tỉnh phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30%; tháng 11/2020 cao hơn TBNN từ 20 - 40%; tháng 12/2020 và tháng 01/2021 ở mức cao hơn từ 15 - 30% so với TBNN cùng thời kỳ. Nguy cơ cao mưa lũ lớn kéo dài, ngập lụt vùng đồng bằng, ven biển trong tháng 10 đến tháng 12/2020.

Thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 01/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai; Văn bản số 6035/BNN-PCTT ngày 03/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2020; Văn bản số 328/TB-VPCP ngày 15/9/2020 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về công tác phòng, chống thiên tai và xử lý một số vấn đề cấp bách phát sinh; đồng thời, chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với diễn biến bất thường của thiên tai trong thời gian tới, nhất là tình huống xảy ra mưa, lũ lớn kéo dài, bão mạnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai ban hành tại; Kế hoạch số 77-KH/TU ngày 09/7/2020 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tổ chức trực ban; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Rà soát, cập nhật phương án ứng phó với tình huống thiên tai như mưa, lũ lớn, bão mạnh, sạt lở đất, xác định cụ thể các đối tượng dễ bị tổn thương (công trình hồ chứa, đê, kè,…) để chủ động tập trung nguồn lực ứng phó. Tham khảo Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro (tra cứu tại địa chỉ https://pcttbinhdinh.gov.vn/tailieukythuat/sotayhuongdan-4845.html).

- Tổ chức kiểm tra các vùng dân cư ven biển để ứng phó với bão mạnh, nước biển dâng; kiểm tra vùng dân cư thường xuyên ngập lụt để ứng phó với lũ lớn và kéo dài; kiểm tra vùng dân cư hạ lưu các hồ xung yếu để ứng phó với tình huống khẩn cấp; xác định các điểm trú tránh bão, trú tránh ngập lụt phải thật cụ thể để chủ động di dời, sơ tán dân khi thiên tai xảy ra.

- Mua sắm phương tiện, trang thiết bị, bảo đảm hậu cần cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, lực lượng quản lý đê nhân dân để thực hiện tốt công tác phòng chống, thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương dự trữ bao cát (theo nội dung văn bản số 6062/UBND-KT ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh), vật tư, vật liệu và phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và huy động nhiều nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân.

- Chỉ đạo UBND cấp xã huy động lực lượng xung kích xã tháo dỡ các vật cản, các mảng bèo lục bình bám tại các bờ sông, bãi sông; chặt cây và cành trên các mái sông, lòng sông để thông thoáng dòng chảy.

3. Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo địa bàn và lĩnh vực được phân công tại Quyết định số 43/QĐ-PCTT ngày 25/02/2020 của UBND tỉnh; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất cho Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn trên địa bàn; triển khai kế hoạch hiệp đồng ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn tỉnh Bình Định; tập trung chỉ đạo triển khai phương án ứng phó khi xảy ra mưa lũ lớn, ngập lụt diện rộng, bão lớn năm 2020; chủ trì, phối hợp UBND các địa phương bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời ứng phó thiên tai.

5. Công an tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.

6. Đài Khí tượng thủy văn Bình Định cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thiên tai, đặc biệt quan tâm đến dự báo bão, dự báo mưa và dòng chảy trên các sông, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó.

7. Sở Công Thương chỉ đạo các chủ hồ thủy điện rà soát, kiểm tra phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; vật tư, trang thiết bị đảm bảo an toàn công trình; lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, thông tin cảnh báo bảo đảm an toàn khi xả lũ. Vận hành xả lũ đúng quy trình phê duyệt. Đối với các hồ chứa thủy điện Vĩnh Sơn, Trà Xom, Vĩnh Sơn 5 xả nước vào hồ Định Bình phải tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Kôn-Hà Thanh.

Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm, nhiên liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tiếp tục chỉ đạo các chủ thể khai thác công trình thủy lợi thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành công trình thủy lợi trong mùa lũ; tổ chức kiểm tra việc thông thoáng các tràn tháo lũ, đập dâng trên sông; kiểm tra việc hạn chế tích nước và phương án ứng phó thiên tai 15 hồ chứa xung yếu.

- Chỉ đạo Tổ tư vấn vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Kôn-Hà Thanh thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm bảo đảm an toàn công trình và giảm ngập cho vùng hạ du.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, UBND địa phương ven biển hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân và tàu thuyền vào các khu neo đậu Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan tránh, trú bão an toàn hoặc gặp sự cố trên biển.

- Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá có chiều dài trên 15m; thường xuyên cập nhật thông tin, giám sát hành trình tàu cá trên biển.

- Đề xuất nội dung chi và mức chi Quỹ Phòng chống thiên tai trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trước mắt, trình UBND tỉnh một số nội dung chi và mức chi thật sự cần thiết trong năm 2020 phục vụ ứng phó và khắc phục ngay sau thiên tai.

9. Sở Giao thông Vận tải tổ chức rà soát, kiểm tra phương án bảo đảm an toàn giao thông trong các tình huống mưa lớn, lũ lụt lớn kéo dài, bão mạnh; kiểm tra việc thông thoáng dòng chảy qua các cầu, cống giao thông. Tổ chức bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm quốc lộ, tỉnh lộ có nguy cơ sạt lở, ngập sâu và sẵn sàng khắc phục sự cố bảo đảm giao thông.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc thông thoáng dòng chảy trên sông; kiểm tra việc tháo dỡ các đường vận chuyển cát trên sông.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ