Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2016 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 24/06/2016
Ngày có hiệu lực 24/06/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Thái Bình, ngày 24 tháng 06 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Kế hoạch phát trin kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn.

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, với nội dung chủ yếu sau:

A. YÊU CẦU TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

1. Đánh giá sát thực, đúng thực chất tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, bao gồm: Các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2016; phân tích đánh giá rõ kết quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng,...

2. Căn cứ tình hình thế giới, khu vực, trong nước và của địa phương dự báo kịp thời những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển để có giải pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực có thể xảy ra.

3. Trên cơ sở kết quả đã đạt được và những cơ hội, thách thức dự báo, căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX thông qua, các điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

4. Việc xây dựng kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

5. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 phải được triển khai xây dựng đồng bộ, hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị.

6. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả; tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

I. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hội hóa nguồn lực và đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chủ động các biện pháp ứng phó với biến đi khí hậu, phòng chống thiên tai, nâng cao hiệu qucông tác quản tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

II. Định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

1. Về phát triển kinh tế

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và Đề án tái cơ cấu kinh tế chung của tỉnh đã được phê duyệt, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quvà năng lực cạnh tranh; rà soát điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành, địa phương theo hướng tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu các ngành sản xuất. Tập trung đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và 5 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 9% trở lên.

Nhiệm vụ cụ thể từng ngành, lĩnh vực như sau:

1.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sn và xây dựng nông thôn mới: Đy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh cơ giới hóa, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mối liên kết 3 nhà đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.

Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, nhất là các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh các giải pháp tái đàn gia súc gia cầm phù hợp với yêu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất. Làm tốt công tác giám sát, kiểm tra, kim soát dịch bệnh; phát hiệp kịp thời, xử nghiêm những hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất và chế biến thực phẩm. Phát triển thủy sản cả về nuôi trồng và khai thác. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Chỉ đạo nuôi ngao theo quy hoạch với mật độ phù hợp. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngao ra thị trường trong và ngoài nước; phát triển nuôi cá lồng theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai, bão lụt xy ra.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp chương trình xây dựng nông thôn mới; khai thác và sử dụng hiệu quả; xã hội hóa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên kiểm tra việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí đi với các xã đã đạt chuẩn. Chú trọng đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện thúc đy chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn.

1.2. Công nghiệp và xây dựng: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 29/5/2015. Bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để bảo vệ môi trường và bảo vệ diện tích trồng lúa. Củng cố, mở rộng các làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển nghề và làng nghề mới có giá trị sản xuất cao, tạo việc làm cho nhiều lao động; gắn phát triển sản xuất nghề và làng nghề với phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp ở nông thôn.

Chủ động phối hợp, hỗ trợ hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn, trọng điểm như: Trung tâm điện lực Thái Bình, Khai thác thử nghiệm bể than đồng bng sông Hồng, Xây dựng hạ tầng KCN Tiền Hải,... tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực sản xuất công nghiệp và tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao; đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công; thực hiện quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn, đã có chủ trương đầu tư. Triển khai hiệu quả các giải pháp Đề án xã hội hóa các lĩnh vực nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư để xây dựng các dự án lớn, cấp bách trên địa bàn tỉnh.

1.3. Dịch vụ - thương mại: Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Nâng cao chất lượng hoạt động khuyến thương, xúc tiến thương mại; phát trin thị trường tiêu thụ, nhất là tiêu thụ nông sản, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối. Khai thác tốt thị trường nội địa và các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường nhiều tiềm năng; chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng lợi thế cạnh tranh. Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch; phát triển du lịch gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các bậc học, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo chuẩn quốc gia.

Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường nguồn lực đầu tư vào khoa học và công nghệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện hiệu quả chính sách thu hút, sử dụng, khuyến khích nhân lực khoa học, công nghệ.

[...]