Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2024 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 15/CT-UBND
Ngày ban hành 30/08/2024
Ngày có hiệu lực 30/08/2024
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Minh Tuấn
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2024

 

CHỈ THỊ

VỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2026-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư công năm 2019 và thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 08/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 6555/BKHĐT-TH ngày 16/8/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2026 - 2030 với các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025[1]; các Nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện, cấp xã quản lý, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2021 - 2023, ước thực hiện năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan (gọi tắt là cơ quan, đơn vị) đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cơ quan, đơn vị, trong đó cần tập trung các nội dung sau:

1. Báo cáo về công tác quản lý, điều hành và chấp hành các quy định của pháp luật, chỉ đạo, điều hành của Trung ương, địa phương về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đánh giá việc ban hành văn bản, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn trong quản lý đầu tư công của Sở, ngành, địa phương (nêu cụ thể số lượng văn bản đã ban hành và các nội dung chủ yếu của các văn bản).

2. Tình hình phân bổ, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực, chương trình, nhiệm vụ, dự án theo từng nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư (nếu có)).

3. Tình hình phân bổ, giao, điều chỉnh, giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công các năm 2021, 2022, 2023, ước thực hiện năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 theo từng nguồn vốn cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án, cụ thể:

a) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước và từ ngày 01/01/2015 nhưng chưa được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để hoàn trả (nếu còn).

b) Thu hồi vốn ứng trước đến hết giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định; xác định số dư vốn ứng trước còn lại phải bố trí vốn thu hồi trong giai đoạn 2026 - 2030 (nếu còn).

c) Triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, đường ven biển, dự án kết nối, có tác động lan tỏa, liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh.

d) Tình hình thực hiện các dự án từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021, 2022, 2023, dự phòng ngân sách hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương (nếu có), trong đó phải báo cáo cụ thể tổng số vốn đã phân bổ, giao kế hoạch, số dự án, đánh giá kết quả thực hiện và hiệu quả đầu tư.

đ) Xác định danh mục dự án và kế hoạch đầu tư công chi tiết theo từng nguồn vốn tương ứng, cụ thể: Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa bố trí đủ vốn kế hoạch hằng năm (chi tiết số vốn giao và giải ngân hàng năm); Danh mục dự án chuyển tiếp, hoàn thành sau năm 2025 theo tiến độ; Danh mục dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa được giao kế hoạch đầu tư công hàng năm (không bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư); Danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài đã ký Hiệp định, đã được gia hạn Hiệp định vay nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài có Hiệp định vay hết thời hạn trước 31/12/2025 nhưng vẫn còn thời hạn báo cáo chi tiêu hoàn chứng từ theo quy định của nhà tài trợ.

e) Tình hình thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công cho nhiệm vụ cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý (nếu có); cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

g) Đối với nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư: báo cáo cụ thể nguồn thu được để lại theo quy định của pháp luật bố trí cho đầu tư; tình hình phân bổ, điều chỉnh, thực hiện, giải ngân vốn cho các nhiệm vụ, dự án.

h) Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã quản lý), đề nghị báo cáo rõ số vốn được cấp trên giao, số vốn về địa phương giao. Đánh giá nguồn và mức độ thu từ đất, xổ số kiến thiết so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đánh giá tình hình thực hiện cam kết bố trí vốn đối ứng của địa phương đối với những dự án có sử dụng vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ. Đánh giá nguồn dư nợ ngân sách địa phương được áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, HĐND tỉnh.

4. Tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển; tình hình thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong giai đoạn 2021 - 2025 (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn của nhà đầu tư).

5. Các kết quả đầu tư công đạt được, hiệu quả đầu tư dự án, báo cáo cụ thể năng lực mới tăng thêm của từng ngành, lĩnh vực. Đánh giá tính khả thi và dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo từng nguồn vốn.

6. Các hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện kế hoạch; phân tích cụ thể các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân; đề xuất, kiến nghị (kể cả các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong thời gian còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra).

7. Đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG);

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đánh giá:

- Tình hình ban hành văn bản quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG theo thẩm quyền, phân cấp. Đối với các địa phương, đánh giá tình hình tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý (đề nghị kiến nghị rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý).

- Tình hình phân bổ, sử dụng, giải ngân vốn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương (gồm vốn đầu tư, kinh phí chi thường xuyên), vốn đối ứng của địa phương phải bố trí và đã bố trí chi tiết đến dự án/tiểu dự án/nội dung thành phần của từng Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025. Đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng, giải ngân vốn ngân sách địa phương bao gồm: vốn đầu tư, kinh phí thường xuyên, chi tiết đến dự án/tiểu dự án/nội dung thành phần của từng Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.

- Các kết quả đạt được; các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân (khách quan, chủ quan), bài học kinh nghiệm và trách nhiệm của các cấp, các ngành; đề xuất giải pháp, chính sách (nếu có).

- Kết luận của Kiểm toán nhà nước và kết quả thực hiện kết luận của Kiểm toán nhà nước liên quan đến tổ chức thực hiện, sử dụng nguồn lực trong thực hiện các Chương trình MTQG (nếu có).

b) Các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng, giải ngân vốn ngân sách nhà nước, bao gồm: ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương (gồm vốn đầu tư, kinh phí chi thường xuyên), chi tiết đến dự án/tiểu dự án/nội dung thành phần của từng Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; kết luận của Kiểm toán nhà nước và kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, các cơ quan thanh tra liên quan (nếu có).

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

[...]