Chỉ thị 115/2000/CT-BNN-TCCB về việc tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của ngành thời kỳ 2001 - 2005 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 115/2000/CT-BNN-TCCB |
Ngày ban hành | 14/11/2000 |
Ngày có hiệu lực | 14/11/2000 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Thiện Luân |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2000/CT-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2000 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA CỦA NGÀNH THỜI KỲ 2001 - 2005.
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/ 9/1999 của Chính phủ quy định về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhiều đơn vị đã làm tốt việc hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, còn một số đơn vị hoạt động chưa đạt hiệu quả, do thiếu chủ động nắm bắt thị trường, chờ đối tác, hoặc mắc sai phạm... làm ảnh hưởng không tốt tới người lao động và công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của ngành.
Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 41-CT/TW của Bộ Chính trị nhằm khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị: “Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của ngành thời kỳ 2001 - 2005 như sau:
1/ Quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động và chuyên gia: Phải coi vấn đề xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong các nhiệm vụ chính trị không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn; không chỉ có ý nghĩa trước mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài.... để từ đó có kế hoạch và giải pháp thiết thực và hiệu quả.
2/ Nắm vững các văn bản đã ban hành :
+ Của Bộ Chính trị và Chính phủ:
- Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22 / 9 / 1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia.
- Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:
- Thông tư số 28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15-11-1999 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP
- Quyếtđịnh số 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/12/1999 ban hành Quy chế đào tạo giáo dục và định hướng cho người lao động.
- Các văn bản liên quan xuất khẩu lao động và chuyên gia...
+ Thông tư Liên tịch:
- Thông tư số 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/02/2000 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam theo Nghị định số 152/1999 NĐ-CP.
3/ Nghiên cứu và nắm vững nội dung báo cáo tổng kết về xuất khẩu lao động và chuyên gia tại Hội nghị về xuất khẩu lao động và chuyên gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24/8/2000.
1/ Các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động cần ý thức rõ đây không phải là hoạt động kinh doanh thuần tuý, chỉ vì lợi nhuận, mà còn là một nhiệm vụ xã hội lớn. Do đó phải tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động, bảo vệ lợi ích của người lao động.
2/ Xây dựng kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện việc tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia thời kỳ 2001-2005 của đơn vị mình, trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản nêu trên, tình hình thị trường và đối tượng đặc thù của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi xuất khẩu lao động
3/ Xây dựng đề án tổ chức hoạt động đào tạo theo quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (ban hành kèm theo quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/ tháng 12 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), Quy chế về cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng (Quyết định số 179/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 / 02/ 2000) và hướng dẫn của Cục Quản lý lao động với nước ngoài (văn bản số 131/QLLĐNN ngày 6/4/2000).
4/ Doanh nghiệp được thực hiện xuất khẩu lao động giúp việc gia đình cần phối hợp với Hội Phụ nữ nơi người lao động cư trú khi tuyển chon để thực hiện tốt các nội dung yêu cầu tại công văn số 1622 LĐTBXH-QLLDNN ngày 25/5/2000 của Bộ Lao động - TBXH.
5/ Định kỳ hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về kết quả thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 152 NĐ-CP của Chính phủ; Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của đơn vị mình, theo các nội dung qui định tại công văn số 2424/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 27/7/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
6/ Các đơn vị có nhu cầu hoạt động hoặc đang làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia phải tuân theo các quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Trong quá trình giải quyết thủ tục, nếu có vướng mắc cần báo cáo Bộ xem xét, xử lý. Sau khi được Bộ Lao động - TBXH cấp giấy phép, đơn vị cần nghiên cứu triển khai thực hiện theo đúng các yêu cầu nội dung trong các chỉ thị, quy định hiện hành.
7/ Các cơ sở đào tạo được cấp chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở các ngành cần có kế hoạch và xác định rõ nội dung chương trình đào tạo nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động, nâng cao chất lượng lao động và thực hiện đúng các qui chế của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
III/- TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA:
1/ Phân công quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý sau:
1.1/ Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ về nghiên cứu tìm đối tác, xúc tiến mở rộng thị trường;