Chỉ thị 09/CT-TTg về giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 09/CT-TTg
Ngày ban hành 01/04/2019
Ngày có hiệu lực 01/04/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/CT-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC GIẢI PHÁP TẬP TRUNG THÁO GỠ CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, BẢO ĐẢM MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 6 THÁNG VÀ CẢ NĂM 2019

Năm 2019 được xác định là năm bứt phá đhoàn thành thắng lợi các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Với phương châm hành động "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", ngay từ đầu năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Mặc dù vậy, tăng trưởng GDP Quý I năm 2019 thấp hơn kịch bản tăng trưởng đã được xây dựng từ đầu năm. Mặt khác, đã xuất hiện những khó khăn tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có dấu hiệu tăng trưng chậm lại, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm, giải ngân vốn đầu tư công nhất là đối với các dự án lớn chưa đạt yêu cầu, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn Châu Phi...

Do đó, để có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2019 là 6,8%, nhiệm vụ của những tháng cuối năm, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu của tất cả các ngành, các cấp trong tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành và địa phương) tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

Các bộ, ngành và địa phương:

1. Không được chủ quan trong chỉ đạo điều hành; theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 để xây dựng các nhiệm vụ cụ thể trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm thúc đẩy, giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách quyết liệt, hiệu quả hơn, củng cố niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

2. Căn cứ nhiệm vụ mục tiêu tăng trưng của từng khu vực và các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho từng ngành để tạo động lực phát triển không chỉ cho năm 2019 mà còn cho các năm tiếp theo.

3. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa; phấn đu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2019.

4. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 320/TTg-KSTT ngày 15 tháng 3 năm 2019.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THÁO GỠ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG ĐẠT MỤC TIÊU ĐỀ RA TRONG NĂM 2019

1. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế

a) Bộ Tư pháp:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi, thi hành pháp luật, khc phục hạn chế về cơ chế phối hợp thi hành pháp luật, phản ứng chính sách chậm ở một số bộ, ngành, địa phương, trình Chính phủ trong tháng 9 năm 2019

- Tăng cường kiểm soát chất lượng điều kiện kinh doanh thông qua quá trình thm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Thực hiện nghiêm thời hạn thẩm định và cho ý kiến phối hợp trong xây dựng thể chế.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm khắc phục những bất cập hiện nay; cắt giảm, bãi bcác ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không còn cần thiết, huy động hiệu quả các nguồn lực và tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi tại Việt Nam.

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch và các văn bản liên quan; Nghị quyết của Chính phủ về Danh mục quy hoạch tích hp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy định chuyển tiếp quy hoạch theo Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, slượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 4 năm 2019; rà soát, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chuyển tiếp quy hoạch.

- Hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 năm 2019.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát tổng thể hệ thống pháp luật liên quan, đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ hội nhập và phát triển của Việt Nam, nht là triển khai các cam kết FTA thế hệ mới, trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi cho doanh nghiệp.

- Triển khai rà soát, xây dựng và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là về thủ tục hành chính, quy định pháp lý trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, các dự án đầu tư có quy mô lớn, các dự án BT, BOT, dự án FDI.

c) Bộ Tài chính:

- Rà soát, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 năm 2019 để xử lý các vướng mắc bất cập tại các Nghị đnh s 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017, số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 và số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018, bảo đảm hoàn thành cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Khẩn trương ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhvà vừa (DNNVV) (gồm Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý rủi ro và Thông tư hướng dẫn cơ chế xử lý tài chính; Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ tư vấn cho DNNVV; Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV).

- Rà soát, đánh giá sự phù hợp của quy định về hạn mức lãi vay được khấu trừ với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thông lệ quốc tế, thực tế công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước, mô hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp của Việt Nam; đề xuất nội dung và thời điểm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 và các giải pháp để quản lý thuế hiệu quđối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 năm 2019.

- Khẩn trương hoàn thiện Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, báo cáo Chính phủ trong tháng 4 năm 2019

[...]