Chỉ thị 06/2013/CT-UBND kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Đắk Lắk quản lý

Số hiệu 06/2013/CT-UBND
Ngày ban hành 25/09/2013
Ngày có hiệu lực 05/10/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Hoàng Trọng Hải
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 25 tháng 09 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH QUẢN LÝ

Thực hiện Nghị định s122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Chthị s02/2006/CT-UBND ngày 06/4/2006 về tăng cường công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh và Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Qua gần 10 năm triển khai, công tác pháp chế của tnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; cán bộ, công chức, viên chức được giao đảm nhiệm làm công tác pháp chế ngày càng tăng về cả số lượng và chất Iượng.

Tuy nhiên, ngày 04/7/2011, Chính ph đã ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy pháp chế để thay thế Nghị định s122/2004/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, ngày 02/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Đán triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1712/QĐ-UBND (sau đây gọi tt là Đán của UBND tnh). Song, việc triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Đán của UBND tnh vẫn còn nhiều hạn chế như: Nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh chưa thành lập Phòng Pháp chế hoặc chưa bố trí cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách (hiện nay, trong s 14 cơ quan được thành lập Phòng Pháp chế theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, có 08 cơ quan đã thành lập Phòng Pháp chế, 03 cơ quan đã xây dựng và trình UBND tnh phê duyệt Quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ và điều chnh cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ quan, 03 cơ quan chưa trình UBND tnh phê duyệt Quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ quan; trong số các cơ quan phải ra quyết định b trí cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách theo Khon 2 Điều 9 Nghị định s55/2011/NĐ-CP và Đim 1.2a Khon 1 Mục III Đề án của tỉnh, mới có 03 cơ quan thực hiện); nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc tnh quản lý chưa thật sự quan tâm bố trí người làm công tác pháp chế; công tác pháp chế chưa được triển khai thực hiện đy đủ, đồng bộ, thống nhất và còn mang tính hình thức; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế (sau đây gọi chung là người làm công tác pháp chế) chưa đồng đều, chưa đúng theo tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định s 55/2011/NĐ-CP...

Để khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định s55/2011/NĐ-CP và Đề án của UBND tỉnh, UBND tnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh, các Doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý (gọi chung là các cơ quan, đơn vị) nghiêm túc quán triệt và thực hiện các nội dung cụ thể sau:

1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Đ án của UBND tỉnh

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình có nhận thức đầy đủ, thống nhất các nội dung của Nghị định s 55/2011/NĐ-CP và Đán của UBND tnh; đồng thời, thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các điều kiện cần thiết đđảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung của Nghị định và Đề án này.

2. y dựng, củng c, kiện toàn tổ chức pháp chế và đội ngũ làm công tác pháp chế

Các cơ quan, đơn vị kim tra, rà soát lại và khẩn trương triển khai việc thành lập Phòng Pháp chế (tổ chức pháp chế) hoặc bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách theo Đề án của UBND tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình để trin khai thực hiện các nhiệm vụ pháp chế theo quy định.

- Đi với các cơ quan, đơn vị đã thành lập Phòng Pháp chế hoặc đã bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách: cần kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ pháp chế theo quy định tại Điều 6 và Điều 7, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

- Đối với các cơ quan, đơn vị chưa thành lập Phòng Pháp chế hoặc chưa bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách: Khẩn tơng thành lập Phòng Pháp chế hoặc btrí người làm công tác pháp chế chuyên trách theo nội dung được xác định trong Đề án của UBND tnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ pháp chế theo quy định; khẩn trương tham mưu cho UBND tnh ban hành Quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ và điều chnh cơ cu tchức bộ máy của cơ quan mình để làm cơ sở thành lập Phòng Pháp chế theo quy định. Thủ trưng các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm hoàn thành việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách và báo cáo UBND tnh về kết quả thực hiện (thông qua Sở Nội vụ và STư pháp) trước ngày 20/12/2013.

3. Hoàn thiện kỹ năng, chuyên môn và nghiệp vụ của người làm công tác pháp chế

- Các cơ quan, đơn vị chú trọng hoàn thiện, nâng cao kiến thức về pháp luật, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế cho người làm công tác pháp chế nhằm đáp ứng yêu cu của công việc trong tình hình mới.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi được tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công, btrí làm công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Đối với người hiện đang làm công tác pháp chế nhưng chưa có trình độ Cử nhân Luật thì phải tham gia các chương trình đào tạo về pháp luật và bi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức. Sau năm năm, kể từ ngày 25/8/2011 (ngày Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có hiệu lực), người làm công tác pháp chế phải có trình độ Cử nhân Luật.

4. Thống nht, tập trung triển khai các nhiệm vụ pháp chế tại đầu mi của cơ quan, đơn vị

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, người quản lý doanh nghiệp nhà nước của tỉnh chịu trách nhiệm chđạo Phòng Pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế chuyên trách của cơ quan, đơn vị nghiên cứu, xác định các nhiệm vụ pháp chế được quy định tại Điều 6, Điu 7, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để xây dựng Kế hoạch trin khai thực hiện hàng năm.

- Phòng Pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế chuyên trách của cơ quan, đơn vị làm đầu mối chủ trì, tham mưu thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ pháp chế của cơ quan, đơn vị mình phù hợp với Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành được áp dụng điều chnh đối với tng nhiệm vụ pháp chế cụ thể.

5. Trách nhiệm triển khai của các cơ quan, đơn vị

a) Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ pháp chế hàng năm, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh có trách nhiệm xác định kinh phí hoạt động của công tác pháp chế để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan; đồng thời định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện cho UBND tnh (thông qua Sở Tư pháp) theo quy định.

- Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan đảm bảo việc thành lập Phòng pháp chế, bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo đúng nội dung được xác định trong Đề án của UBND tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa thành lập Phòng Pháp chế kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của tổ chức pháp chế ở các quan để đm bảo thực hiện thống nhất.

- S Tài chính hàng năm tham mưu cho UBND tnh bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh theo quy định của pháp luật.

- STư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Chthị này, cùng các văn bản pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh;

+ Thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác pháp chế cho người làm công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tnh;

+ Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý;

+ Chủ trì, phi hợp cùng Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan khác có kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị và báo cáo kết quả với UBND tnh;

+ Tổng hợp, báo cáo theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất về công tác pháp chế tn địa bàn tnh với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ