Quyết định 985/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác pháp chế năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 985/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 06/03/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Tất Thành Cang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 985/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 3 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Chỉ thị số 09/2013/CT-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân;
Xét ý kiến của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 861/STP-TC ngày 14 tháng 02 năm 2015;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác pháp chế năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
CÔNG
TÁC PHÁP CHẾ NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Chỉ thị số 09/2013/CT-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố vê kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Góp phần đảm bảo an toàn pháp lý trong công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; từng bước củng cố, kiện toàn, phát huy tính chủ động tích cực của tổ chức pháp chế tại các đơn vị, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp.
- Việc triển khai các lĩnh vực chuyên môn của công tác pháp chế phải bám sát chương trình công tác của Bộ Tư pháp và Bộ - ngành chủ quản.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, các Sở - ngành Thành phố chủ động triển khai Quyết định số 6550/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tổ chức triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục phổ biến nội dung Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. Theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước, tập trung phổ biến cho các đối tượng có liên quan về các văn bản Luật có hiệu lực năm 2015 và 2016 như: Luật Căn cước công dân, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Xây dựng năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Phá sản năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014, các Luật mới về tổ chức bộ máy nhà nước (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân...), Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản Luật khác thuộc chuyên ngành, lĩnh vực trọng tâm trong lĩnh vực lao động, nhà ở, đất đai, xây dựng, an toàn giao thông.
- Triển khai hoạt động xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên cập nhật, đăng tin, bài có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên các Báo, Đài, trang thông tin điện tử, trong đó chú trọng đến các đối tượng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và một số nhóm đối tượng đặc thù như: người dân tộc thiểu số; người dân ở vùng ngoại ô, ven biển, ngư dân; người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình; người khuyết tật; thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao và tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn đang đô thị hóa, ngoại thành, khu công nghiệp, khu nhà trọ, địa bàn có tỷ lệ vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật cao.
3. Công tác xây dựng pháp luật