Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 05/CT-UBND |
Ngày ban hành | 02/08/2019 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/2019 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Văn Hòa |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Kon Tum, ngày 02 tháng 8 năm 2019 |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Trong những năm qua, biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường, khó lường theo chiều hướng cực đoan hơn; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại tiếp tục diễn ra nhiều hơn; năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4 và áp thấp nhiệt đới đã xảy ra hiện tượng mưa lớn kéo dài, gây lũ, sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề đến đời sống, sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện Tu Mơ Rông, Ia H'Drai, Đăk Glei, Kon Plông, … nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, gây ách tắc giao thông tại một số tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ và các tuyến đường liên xã thuộc các huyện sạt lở, ách tắc giao thông,… Năm 2019, theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất ở khu vực đất dốc hoặc ven sông, suối là rất cao. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và nhà nước trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:
1. Yêu cầu các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tại; Thông báo số 247/TB- VPCP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới; Công điện số 03/CĐ-CT ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về công tác phòng chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2144/KH-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2019 và Thông báo số 1035/TB-VP ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Tháp tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai nhiệm vụ trong năm 2019;
- Rà soát bổ sung Kế hoạch, Phương án Phòng, chống thiên tai năm 2019 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; kiểm tra, nắm chắc số lượng phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai ở từng địa phương, đơn vị và có phương án huy động phương tiện, lực lượng ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có thiên tai xảy ra; xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, quán triệt, triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 theo phương châm " Bốn tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (Chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương có hiệu quả); xây dựng phương án, kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra;
- Cập nhật thường xuyên bản tin dự báo khí tượng thủy văn, các thông tin liên quan đến dự báo; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ trên các phương tiện thông tin; chủ động sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với mưa bão, lũ quét, sạt lở đất và đảm bảo an toàn hệ thống công trình hồ đập và khu vực hạ du nhất là các hồ xung yếu, đồng thời thông báo cho người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phổ biến kiến thức, kỹ năng, các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, ứng phó các dạng thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Thực hành diễn tập triển khai các phương án ứng phó các tình huống thiên tai tại địa bàn, những vùng xung yếu, trọng điểm nguy cơ cao và thường xuyên xảy ra thiên tai;
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát những làng, hộ dân sinh sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, sạt lở đất (vùng ven sông, ven suối, ven sườn đồi dễ bị sạt lở, vùng trũng…) xây dựng phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, an toàn công trình khi mưa, lũ lớn; bố trí lực lượng giám sát, hướng dẫn an toàn cho người dân tại vùng nguy hiểm; chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó, sơ tán, di dời nhân dân trong trường hợp khẩn cấp; đảm bảo an toàn, ổn định đời sống và sản xuất;
- Rà soát, kiện toàn và phân công thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện bám sát địa bàn các xã xung yếu để kịp thời phối hợp với chính quyền cấp xã chỉ đạo công tác phòng, ứng phó với thiên tai, tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực bị ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, các khu vực hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn để các tổ chức, nhân dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó;
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật các trường hợp vi phạm Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai;
- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước mùa mưa bão; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường; các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như bờ sông, bờ suối, lũ ống, lũ quét phải có đánh giá, cảnh báo cho nhân dân và có kế hoạch từng bước sơ tán đến địa điểm có công trình xây dựng an toàn khi cần thiết.
12. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống, ứng phó và các nội dung, hoạt động về công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến cộng đồng và người dân để chủ động phòng tránh;
- Cập nhật và kịp thời đăng tải, phát tin, truyền tin về diễn biến thời tiết và thiên tai, thông tin chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các cấp chính quyền, Nhân dân để biết, thực hiện.