Chỉ thị 03/CT-UBND tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu | 03/CT-UBND |
Ngày ban hành | 20/01/2017 |
Ngày có hiệu lực | 20/01/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Trần Sơn Hải |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII. Mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn khó khăn thách thức, nhưng kết thúc năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh vẫn tăng 9,31% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó GRDP theo ngành kinh tế tăng 7,48%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5%; giá trị sản xuất dịch vụ - du lịch tăng 7,89%; giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng 2,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15%, doanh thu du lịch tăng 16,43%. Lần đầu tiên thu ngân sách nhà nước đạt mốc 18.096 tỷ đồng, vượt 30,4% so với dự toán và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó thu thuế xuất nhập khẩu 5.837 tỷ đồng, vượt 83,8% so với dự toán, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2015; thu nội địa 12.259 tỷ đồng, vượt 14,6% so với dự toán, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Bước vào năm 2017, trong điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, các yếu tố không thuận lợi của hội nhập kinh tế quốc tế, sự thích ứng của doanh nghiệp còn chậm, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn khó khăn, chi phí lớn. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn chịu sự tác động nặng nề hậu quả của thiên tai, hạn hán, lũ lụt năm 2016, trong đó có việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải tập trung quyết liệt để triển khai thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017.
Triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 3 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 326/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2017 và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mình tổ chức xây dựng các giải pháp cụ thể để triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017, trong đó cần tập trung một số nhiệm vụ như sau:
1. Tổ chức triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
Căn cứ nội dung các Nghị quyết: Số 11/2016/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên giữa các cấp ngân sách ở địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020; số 12/2016/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020; số 13/2016/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017; số 35/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2016 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2017; đề nghị Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, trong đó lưu ý: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được giữ ổn định trong suốt thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020. Trường hợp phát sinh nguồn thu từ dự án mới, đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách tác động tăng thu thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp tỉnh để điều hòa cân đối chung.
2. Về tổ chức, quản lý thu ngân sách
a) Đối với ngành hải quan:
Căn cứ Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ngành hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục quản lý thuế, giảm thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại đầu tư trên địa bàn; triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến với mức độ 4 đối với các thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS và trên Cổng thông tin điện tử hải quan. Triển khai thực hiện kết nối cơ chế một cửa quốc gia theo lộ trình chung của ngành hải quan, đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của quản lý chuyên ngành phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần tạo thuận lợi thương mại.
b) Đối với ngành thuế :
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác chỉ đạo thu hồi nợ thuế; bên cạnh đó tập trung thực hiện một số nội dung như sau:
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể từng nguyên nhân tác động làm tăng giảm nguồn thu.
- Đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ pháp luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế.
- Tăng cường công tác quản lý thu, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các loại thuế còn thất thu, khai thác triệt để các nguồn thu không thường xuyên: Cơ sở kinh doanh lưu động, vãng lai, xây dựng tư nhân, vận tải, kinh doanh mùa vụ, cho thuê nhà, cho thuê tài sản, khai thác tài nguyên khoáng sản, dịch vụ du lịch lữ hành,...; thường xuyên theo dõi, kiểm tra xác định mức doanh thu khoán (và doanh thu trên hóa đơn) đối với cá nhân kinh doanh ở một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn trọng điểm để đảm bảo việc quản lý thuế đúng chính sách, phù hợp, công bằng.
- Chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo triển khai đầy đủ các biện pháp quản lý nợ, phấn đấu đến cuối năm 2017 số nợ thuế giảm sâu so với số nợ thuế năm 2016.
3. Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách địa phương
a) Thực hiện cơ chế cân đối nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó lưu ý sử dụng một phần số thu tiền sử dụng đất để thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đất đai và kết thúc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
b) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm thu từ hoạt động của xổ số điện toán), bố trí tối thiểu 10% để bổ sung vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, số còn lại ưu tiên cho các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, nông nghiệp, nông thôn và công trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, bảo đảm theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; trong đó lưu ý một số nội dung:
- Đối với số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh năm 2016, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát, xác định số thừa, thiếu so với nhiệm vụ chi, thực hiện việc chuyển nguồn hoặc hoàn trả ngân sách cấp tỉnh.
- Căn cứ khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi theo dự toán đã giao, hàng quý xây dựng phương án điều hành ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp. Thông báo rút dự toán hàng tháng cho ngân sách cấp dưới phù hợp với khả năng cân đối và nhiệm vụ chi thực tế của các địa phương; đôn đốc các cơ quan, đơn vị hoàn trả các khoản tạm ứng, ứng trước dự toán đúng thời gian quy định.
- Đối với số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu năm 2017, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu sử dụng đúng mục tiêu theo quy định, không được sử dụng vào mục đích khác.
- Đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, những khoản chi thường xuyên đã có trong dự toán nhưng chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì kiên quyết cắt giảm để bổ sug dự phòng ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau và chi chuyển nguồn sang năm sau.
- Đối với nhu cầu bổ sung ngoài dự toán năm 2017, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổng hợp nhu cầu bổ sung gửi cơ quan tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo 02 đợt: Đợt 01 vào tháng 05 năm 2017 và đợt 02 vào tháng 10 năm 2017 (trừ những trường hợp cấp bách, cấp thiết không thể trì hoãn).
- Đối với nhu cầu bổ sung ngoài dự toán năm 2017 của các huyện, thị xã, thành phố: Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu trên toàn địa bàn trình Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và gửi về Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Đối với tiền lương: