Chỉ thị 03/CT-BTC năm 2016 về tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện chiến lược tài chính đến năm 2020 và các chiến lược ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 03/CT-BTC
Ngày ban hành 06/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/04/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-BTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Ngày 18/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 (sau đây gọi là Chiến lược Tài chính), trong đó đề ra Mục tiêu tổng quát, 06 nhiệm vụ cụ thể và 08 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020. Các chiến lược theo ngành, lĩnh vực như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, dự trữ quốc gia, quản lý nợ, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán cũng đã được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện các Mục tiêu và giải pháp nêu trên, ngày 30/01/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC về việc phê duyệt Chương trình hành động của Ngành tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính, đồng thời từ năm 2014 đến nay, hàng năm Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Quyết định phê duyệt các Chương trình hành động trung hạn (3 năm) để làm căn cứ cho việc triển khai, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược Tài chính theo hình thức cuốn chiếu.

Việc triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính và các chiến lược ngành, lĩnh vực trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng; tái cơ cấu nền kinh tế; hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới; phát triển đồng bộ các loại thị trường và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chiến lược Tài chính và các chiến lược ngành, lĩnh vực cũng xuất hiện nhiều yếu tố không thuận lợi như kinh tế thế giới biến động phức tạp, khó lường tác động trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, ngân sách; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong khi khả năng nắm bắt, phân tích, dự báo còn hạn chế nên nhiều chính sách, giải pháp đề ra còn chưa kịp thời.

Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng đã thông qua Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, trong đó đã đề ra các Mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn 5 năm tới vi nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XII đã xác định cơ cu lại ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng không chỉ liên quan đến chiến lược phát triển của Ngành tài chính mà còn tác động đến kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của đt nước, vì vậy cn phải có sự chủ động chuẩn bị ngay từ đầu nhiệm kỳ của Kế hoạch 5 năm tới.

Để kịp thời đề ra các định hướng nhằm cụ thể hóa các Mục tiêu, nhiệm vụ về tài chính - ngân sách xác định tại các văn kiện nói trên cũng như các định hướng phát triển dài hạn của Ngành tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị cho các đơn vị thuộc Bộ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược Tài chính và các chiến lược ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tập trung thực hiện có hiệu quả Chiến lược Tài chính và các chiến lược theo ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và đảm bảo thực hiện có kết quả các Mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng, như sau:

1. Mục đích yêu cầu

- Đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính và các chiến lược ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015 một cách khách quan, trung thực; xác định rõ các kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan.

- Phân tích đánh giá tình hình bối cảnh trong nước, quốc tế hiện tại và dự báo xu hưng giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế - tài chính của quốc gia.

- Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và kết quả đánh giá thực hiện Chiến lược Tài chính và các chiến lược ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015, đề xuất việc Điều chỉnh, bổ sung Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho giai đoạn 2016-2020 một cách phù hợp, khả thi.

2. Nội dung tổng kết đánh giá

Nội dung tổng kết đánh giá tập trung vào 06 nhiệm vụ cụ thể và 08 nhóm giải pháp đã nêu trong Chiến lược Tài chính, cụ thể như sau:

2.1. Về 06 nhiệm vụ cụ thể

(1) Tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa Tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

(2) Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011 - 2015 là 22 - 23% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 là 21 - 22% GDP; trong đó thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

(3) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cố hệ thống an sinh xã hội.

(4) Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hoạt động trên thị trường để động viên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước; duy trì dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế.

(6) Tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự Điều Tiết của nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

2.2. Về 08 nhóm giải pháp

(1) Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia.

(2) Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia.

(3) Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công.

(4) Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

(5) Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

(6) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính.

(7) Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ